Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05 g cao su đó có thể tác dụng hết với 0,80 g brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên là
Cao su buna-S:
\(-CH_2-CH=CH-CH_2-\): mắt xích butađien
\(-CH(C_6H_5)-CH_2-\): mắt xích stiren
Giả sử cứ n mắt xích butađien thì có m mắt xích stiren.
Như vậy : \( (54n + 104m) \) g cao su kết hợp với \(160n\) g brom. Mặt khác, theo đầu bài : 1,05 g cao su kết hợp với 0,80 g brom.
\(\to \dfrac{{54n+104m}}{{1,05}}=\dfrac{{160n}}{{0,8}} \to \dfrac {{n}}{{m}}=\dfrac{{2}}{{3}}\)
Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là \(2\;: 3.\)
Khi clo hoá PVC, tính trung bình cứ k mắt xích trong mạch PVC phản ứng với một phân tử clo. Sau khi clo hoá, thu được một polime chứa 63,96% clo (về khối lượng). Giá trị của k là
Cứ k mắt xích PVC tác dụng một phân tử Clo ta có
\(C_{2k}H_{3k}Cl_k+Cl_2\to C_{2k}H_{3k-1}Cl_{k+1}+HCl\)
%\( Cl=\dfrac{{35,5\times(k+1)}}{{62,5k+35,5-1}}=0,6396\)
=> \(k=3\)
Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu ?
Cao su buna-S:
\(-CH_2-CH=CH-CH_2-\): mắt xích butađien
\(-CH(C_6H_5)-CH_2-\): mắt xích stiren
Giả sử cứ n mắt xích butađien thì có m mắt xích stiren.
Như vậy : \( (54n + 104m) \) g cao su kết hợp với \(160n\) g brom. Mặt khác, theo đầu bài : 5,668 g cao su kết hợp với 3,462 g brom.
\(\to \dfrac{{54n+104m}}{{5,668}}=\dfrac{{160n}}{{3,462}} \to \dfrac {{n}}{{m}}=\dfrac{{1}}{{2}}\)
Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là \(1\;: 2.\)
Một loại tơ nilon 6,6 có phân tử khối là: 362956 đvC. Số mắt xích có trong loại tơ trên là:
CTCT 1 mắt xích của tơ nilon 6,6 là -(NH-(CH2)6NHCO-(CH2)4-CO)-
=> Số mắt xích có trong chuỗi nilon đang xét là: 362956/226 = 1606 (mắt xích)
Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Số mắt xích gần đúng của loại cao su trên là
Số mắt xích là 105000 : 68 =1544 (mắt xích)
Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Giả sử cứ k mắt xích poli(vinyl clorua) phản ứng với 1 phân tử Cl2.
C2kH3kClk + Cl2 → C2kH3k-1Clk+1 + HCl
%mCl (X) = \(\frac{{35,5.(k + 1)}}{{12.2k + 3k - 1 + 35,5.(k + 1)}}.100\% \) = 66,18% → k = 2,16
Vậy, trung bình 2 mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo.
Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
CTCT 1 mắt xích của tơ capron là: -NH-(CH2)5-CO-
=> Số mắt xích có trong tơ capron = 16950 :113 = 150 (mắt xích)
CTCT 1 mắt xích của tơ enang là: -NH-(CH2)6-CO-
=> Số mắt xích có trong tơ enang = 21590 : 127 = 170 (mắt xích)
Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
Theo đề bài, hai lưu huỳnh thay thế cho hai hiđro ở nhóm metylen:
(C5H8)n + S2 → C5nH8n-2S2
%S = 32.2 / (68n + 62) = 0,01714
=> n = 54
Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là
Cao su buna-S:
\(-CH_2-CH=CH-CH_2-\): mắt xích butađien
\(-CH(C_6H_5)-CH_2-\): mắt xích stiren
Giả sử cứ n mắt xích butađien thì có m mắt xích stiren.
Như vậy : \( (54n + 104m) \) g cao su kết hợp với \(160n\) g brom. Mặt khác, theo đầu bài : 2,834 g cao su kết hợp với 1,731 g brom.
\(\to \dfrac{{54n+104m}}{{2,834}}=\dfrac{{160n}}{{1,731}} \to \dfrac {{n}}{{m}}=\dfrac{{1}}{{2}}\)
Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là \(1\;: 2.\)
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
CTCT 1 mắt xích của tơ nilon 6,6 là: -NH-(CH2)6NHCO-(CH2)4-CO-
Số mắt xích có trong đoạn mạch tơ nilon 6,6 là: 27346 : 226 = 121 (mắt xích)
CTCT 1 mắt xích của tơ capron là: -NH-(CH2)5-CO-
Số mắt xích có trong đoạn mạch tơ capron là: 17176 : 113 = 152 (mắt xích)
Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là :
100 gam A => 33,998 gam alanin
50000 gam A => a gam alanin
=> a = 50000 * 33,998 : 100 = 16999 (g)
Số mắt xích alanin có trong 1 phân tử A là: 16999 :89 = 191 (mắt xích)
Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này trong oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 59,091% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
Sử dụng bảo toàn nguyên tố, từ CH2=CH–CH=CH2 tức C4H6 và CH2=CH–CN tức C3H3N ta có sơ đồ đốt polime :
xC4H6 + yC3H3N $\xrightarrow{{ + {O_2}}}$ (4x+3y)CO2 + $\dfrac{{6x + 3y}}{2}$H2O + $\dfrac{y}{2}$N2
Vì CO2 chiếm 59,091% thể tích nên : $\dfrac{{4x + 3y}}{{(4x + 3y) + \dfrac{{6x + 3y}}{2} + \dfrac{y}{2}}} = \dfrac{{59,091}}{{100}}$ $ \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{3}$
Tơ nilon 6,6 hay polycaprolactam là loại polime đóng góp một phần quan trọng trong công nghiệp sợi tổng hợp. Với khả năng chịu tải tốt ở nhiệt độ cao, có tính dai, ít thấm nước và độ chịu mài mòn tốt. Tơ nilon 6,6 được ứng dụng nhiều trong dệt may, vải lót săm lốp xe hay dây dù, đan lưới…
Khi tiến hành trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là:
Tơ có dạng (-NH-C6H12-NH-)(-CO-C4H8-CO-)x
⟹ %N = 28112x + 114.100% = 12,39%
⟹ x = 1
⟹ Tỷ lệ axit ađipic : hexametylenđiamin = x:1 = 1:1
Một loại cao su buna-N sử dụng trong sản xuất găng tay y tế có chứa 10,45% N về khối lượng, được tổng hợp bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-dien với acrilonitrin có xúc tác Na. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-dien và acrilonitrin trong cao su này là:
- Gọi công thức chung của cao su buna-N là ($C{H_2} = CH - CH = C{H_2}$)x.($C{H_2} = CH - C \equiv N$)y
⟹ ${n_{{C_4}{H_6}}}$= x mol ; ${n_{{C_3}{H_2}N}}$= y mol
- Ta có: %mN = 10,45% = $\frac{{14y}}{{54x + 53y}}.100\% = 10,45$
⟹ 14y.100 = 10,45.(54x + 53y)
⟹ x : y = 3 : 2
- Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và acrilonnitrin là 3 : 2
Đáp án: A
Khối lượng phân tử của một đoạn mạch polietilen là 420 đvC. Số mắt xích của đoạn mạch này là
CT của đoạn mạch polime là (-CH2-CH2-)n
=> Mpolime = 28n = 420 → n = 15
Polisaccarit (-C6H10O5-)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là bao nhiêu?
MPolisaccarit = 162n = 162000 → n = 1000
Số lượng mắt xích của 1 đoạn mạch tơ nilon-6 là 120. Khối lượng phân tử của đoạn mạch này là
Tơ nilon-6 có công thức là (-NH-[CH2]5-CO-)n
Mnilon-6 = 113n
Số lượng mắt xích của đoạn mạch này là 120 → n = 120
→ Mnilon-6 = 113n = 113.120 = 13560
Khối lượng 1 phân tử xenlulozơ là 48600000 đvC. Số gốc glucozơ có trong phân tử xenlulozơ trên là
Phân tử xenlulozơ có công thức : (-C6H10O5-)n
M = 162n = 48600000 => n = 300000
Một loại cao su Buna-S có tỉ lệ kết hợp của 2 loại monome là 1 : 1. Phân tử khối trung bình của loại cao su này là 12640000 đvC. Hệ số polime hóa trung bình của loại cao su này bằng
Cao su Buna-S có tỉ lệ kết hợp của 2 loại monome là 1 : 1 có CT là (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n
=> Mbuna-S = 158n = 12640000 => n = 80000
Một phân tử cao su buna-S gồm 4000 mắt xích và có phân tử khối bằng 1048000 đvC. Tỉ lệ số phân tử buta-1,3-đien và stiren trong loại cao su trên là
Gọi công thức của cao su có dạng (-(C4H6)x-(C8H8)y-)n
Mcao su = n.Mmắt xích => 1048000 = 4000.Mmắt xích => Mmắt xích = 262
=> 54x + 104y = 262
+ với y = 1 => x = 2,9259 (loại)
+ với y = 2 => x = 1
→ Tỉ lệ số phân tử buta-1,3-đien và stiren trong loại cao su trên là 1 : 2