Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?
Ta có Mcao su = n.Mmắt xích => 39062,5 = 625.Mmắt xích => Mmắt xích = 62,5
→ Polime X là (-CH2-CHCl-)n (PVC)
Cứ 25,2 gam cao su buna-S phản ứng hết với 300 gam dung dịch Br2 6,4%. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
${n_{B{{\text{r}}_2}}} = \dfrac{{300.6,4}}{{100.160}} = 0,12\,\,mol$
Căn cứ vào cấu tạo ta thấy chỉ có mắt xích –C4H6– phản ứng được với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1.
=> trong 25,2 gam cao su buna-S có chứa 0,12 mol mắt xích butađien
=> mmắt xích stiren = 25,2 – 0,12.54 = 18,72
=> nmắt xích stiren = 18,72 / 104 = 0,18 mol
=> tỉ lệ mắt xích butađien : stiren = 0,12 : 0,18 = 2 : 3
Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,67% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ?
- Phản ứng: (C2H3Cl)n + Cl2 → C2nH3n-1Cln+1 + HCl
%Cl = $\dfrac{{35,5.(n + 1)}}{{12.2n + 3n - 1 + 35,5.(n + 1)}} = 0,6667$
→ n = 2
Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su buna-N chứa 15,73% N về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3-đien trong cao su buna-N là :
nxCH2=CH-CH=CH2 + nyCH2=CHCN → [(-CH2-CH=CH-CH2-)x-(-CH2-CHCN-)y]n
%N = $\dfrac{{14y.100\% }}{{54x + 53y}} = 15,73\% \to \dfrac{y}{x} = \dfrac{3}{2}$
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết nguyên tử S thay thế cho nguyên tử H ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Trung bình khoảng bao nhiêu mắt xích cao su isopren có 1 cầu nối đisunfua -S-S- ?
Theo đề bài, hai lưu huỳnh thay thế cho hai hiđro ở nhóm metylen:
(C5H8)n + S2 → C5nH8n-2S2
%S = 32.2 / (68n + 62) = 0,02
=> n = 46
Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?
Sử dụng bảo toàn nguyên tố, từ CH2=C(CH3)–C(CH3)=CH2 tức C6H10 và CH2=CH–CN tức C3H3N ta có sơ đồ đốt polime :
xC6H10 + yC3H3N $\xrightarrow{{ + {O_2}}}$ (6x+3y)CO2 + $\dfrac{{10x + 3y}}{2}$H2O + $\dfrac{y}{2}$N2
Vì CO2 chiếm 57,69% thể tích nên : $\dfrac{{6x + 3y}}{{(6x + 3y) + \dfrac{{10x + 3y}}{2} + \dfrac{y}{2}}} = \dfrac{{57,69}}{{100}}$ $ \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{3}$
Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là
Tơ có dạng (-NH-C6H12-NH-)(-CO-C4H8-CO-)x
\( \to \% N = \frac{{28}}{{112x + 114}}.100\% = 12,39\% \)
→ x = 1
→ Tỷ lệ axit ađipic : hexametylenđiamin = x:1 = 1:1
Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là ?
Khối lượng mol 1 mắt xích của polime X là: 35000/560 = 62,5 (g/mol)
=> CTCT của X là -CH2-CHCl-
Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 g/mol thì số mắt xích alanin có trong X là :
1250 gam X => 425 gam Alanin
100000 gam X => a gam alanin
=> a= 100000 * 425 : 1250 = 34000 (gam)
=> Số mắt xích alanin có trong 1 phân tử protein = 34000 : 89 = 382 (mắt xích)