Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X (C3H10O2N2) và Y (C4H12O4N2) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được amin Z có tỉ khối so với H2 bằng 15,5 và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm 2 muối có số nguyên tử C bằng nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
MZ = 15,5.2 = 31 => Z là CH3NH2
=> X là H2N-CH2-COONH3CH3 => Muối có chứa 2 nguyên tử C
=> Y là CH3NH3OOC-COONH3CH3
Giả sử số mol của X, Y lần lượt là x và y (mol)
Giải hệ: n hh = x + y = 0,2 và nNaOH = x + 2y = 0,3 được x = y = 0,1 mol
Muối gồm: H2N-CH2-COONa (0,1 mol) và (COONa)2 (0,1 mol)
=> %m(COONa)2 = 0,1.134/(0,1.97 + 0,1.134) = 0,58 = 58%
Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có 3 loại nhóm chức
(b) Chất X làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ
(c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoặc Na đều thu được 1 mol khí
(e) 1 mol chất Y tác dụng với vừa đủ 2 mol HCl
(g) Khối lượng chất Y thu được là 364g
Số phát biểu đúng là:
%mO > 29% => => 12n + 10 + 16.5 < 275,86 => n < 15,5
Do 1 mol X phản ứng với NaOH thu được 2 mol Y => Y có chứa 1 vòng benzen => X có chứa 2 vòng benzen
Mặt khác số C của X nhỏ hơn 15,5 nên suy ra CTCT của X và Y là:
X: HO-C6H4-COO-C6H4-COOH
Y: NaO-C6H4-COONa
Xét các phát biểu:
(a) đúng vì X có các nhóm chức của phenol, este, axit
(b) đúng vì X có chứa nhóm chức COOH nên làm quỳ tím ẩm chuyển đỏ
(c) đúng vì 1 mol X phản ứng được với tối đa 4 mol NaOH
HO-C6H4-COO-C6H4-COOH (X) + 4NaOH → 2NaO-C6H4-COONa + 3H2O
(d) đúng vì: HO-C6H4-COO-C6H4-COOH (X) + NaHCO3 → HO-C6H4-COO-C6H4-COONa + H2O + CO2
(e) đúng, vì: NaO-C6H4-COONa (Y) + 2HCl → HO-C6H4-COOH + 2NaCl
(g) đúng, mY = 2.182 = 364 gam
Vậy có 6 phát biểu đúng
Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
X tác dụng NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm nên ta suy ra cấu tạo phù hợp của X là:
(CH3NH3)2SO4
PTHH: (CH3NH3)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2CH3NH2 + 2H2O
ĐB: 0,1 mol 0,35 mol
PƯ: 0,1 mol → 0,2 mol → 0,1 mol
Sau: 0 0,15 mol 0,1 mol
Vậy chất rắn thu được gồm NaOH dư (0,15 mol) và Na2SO4 (0,1 mol)
=> m = 0,15.40 + 0,1.142 = 20,2 gam
Hợp chất A là một muối có công thức phân tử C2H8N2O3. A tác dụng được với KOH tạo ra một amin và các chất vô cơ. Số công thức cấu tạo có thể có của A là
Các công thức cấu tạo có thể có của A là: C2H5NH3+NO3-; (CH3)2NH+NO3-
PTHH:
C2H5NH3+NO3- + KOH → C2H5NH2 + KNO3 + H2O
(CH3)2NH+NO3- + KOH → CH3-NH-CH3 + KNO3 + H2O
Trong số các chất đã được học, số chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là
Trong số các chất đã được học, chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là:
(1) CH3-CH(NH2)-COOH (axit α-aminopropionic)
(2) CH2(NH2)-CH2-COOH (axit ε-aminopropionic)
(3) CH2(NH2)-COO-CH3 (metyl aminoaxetat)
(4) CH2=CH-COO-NH4 (amoni acrylat)
Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất A (C2H7O3N) và B (C3H9O3N). Cho m gam X vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) khí Z duy nhất. Khí Z có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn Y thu được 25,3 gam chất rắn T. Cho T vào dung dịch HCl thấy có thoát ra khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nZ = 0,25 mol
CTCT của A là: CH3NH3HCO3 => Khí Z là CH3NH2
Do sau phản ứng chỉ thu được CH3NH2 => B có CTCT là: HOCH2COONH3CH3
Đặt số mol của A và B lần lượt là a, b (mol)
PTHH:
CH3NH3HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + 2H2O
a a a
HOCH2COONH3CH3 + NaOH → HOCH2COONa + CH3NH2 + H2O
b b b b
Theo đề bài ta có hệ phương trình:
+ nZ = nCH3NH2 => a + b = 0,25 (1)
+ m chất rắn = mNa2CO3 + mHOCH2COONa => 106a + 98b = 25,3 (2)
Giải hệ (1) và (2) được x = 0,1 và y = 0,15
=> m = 0,1.93 + 0,15.107 = 25,35 gam gần nhất với 25,6 gam
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C3H9O2N). Cho 15,55g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí đều làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt. Cô cạn dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
X + NaOH thu được muối Natri và 3 khí làm xanh quì tím ẩm
=> T gồm 3 khí chứa Nito (NH3, amin)
=> X chỉ có thể chứa 2 muối là Y: NH4OCOONH3CH3 và Z: HCOONH3C2H5
Vậy T gồm NH3 , CH3NH2 và C2H5NH2
nT = 5,6: 22,4 = 0,25 mol
Gọi số mol Y và Z lần lượt là a và b
NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH → NH3 + CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O
Mol a → a → a → a
HCOONH3C2H5 + NaOH → C2H5NH2 + HCOONa + H2O
Mol b → b → b
=> mX = 110a + 91b = 15,55
Và nkhí = 2a + b = 0,25
=> a = 0,1 ; b = 0,05 mol
M gồm muối: HCOONa (0,05 mol) và Na2CO3 (0,1 mol)
=> mM = 0,05.68 + 106.0,1 = 14g
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α-amino axit Z (mạch hở và không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của X phù hợp là
Dựa vào dữ kiện đề bài suy ra X là este hai chức của α-amino axit.
Các CTCT phù hợp của X là:
C2H5OOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOCH3
CH3OOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOC2H5
Vậy có 2 CTCT của X phù hợp với đề bài.
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
Từ dữ kiện bài toán → X: H2NCH2CH2COOCH3 hoặc CH3CH(NH2)COOCH3.
Vậy CTCT của Z tương ứng: Z: H3NClCH2CH2COOH hoặc CH3CH(NH3Cl)COOH
Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
Các công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư NaOH thu được (m +1) gam muối aminoaxit và hỗn hợp Y gồm hai ancol. Tính giá trị của m
X là este 2 chức của aminoaxit và 2 ancol
Đặt công thức của X có dạng R1OOCR(NH2)COOR2 ( giả sử R1 < R2)
R1OOCR(NH2)COOR2 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + R1OH + R2OH
Vì khối lượng muối thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng của X nên tổng trung bình gốc ancol R1 và R2 phải nhỏ hơn phân tử khối của Na
→ chắc chắn phải chứa 1 gốc R1 là CH3
Ta có: phân tử khối của 2 gốc ancol: \({{15 + {R_2}} \over 2} < 23 \to {R_2} < 31\) vậy R2 chỉ có thể là C2H5- (29) là thỏa mãn
→ este có dạng: CH3OOCR(NH2)COOC2H5: a (mol)
CH3OOCR(NH2)COOC2H5 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + CH3OH + C2H5OH
a → a (mol)
áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:
mmuối - mX = mNa - mCH3 - mC2H5
→ (m+1) - m = (23.2 - 15 - 29)a
→ 1 = 2a
→ a =0,5 (mol)
→ m = mC8H15O4N = 0,5. 189 = 94,5 (g)
Đun hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) với dung dịch NaOH, thu được C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO/to, thu được chất hữu cơ Z có khả năng cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là
Y là ancol bậc 1, Z là anđehit
X (C5H11O2N) + NaOH → C2H4O2NNa + Y (ancol bậc 1)
=> X là este của aminoaxit với ancol
=> CTCT của X là: NH2CH2COOCH2-CH2-CH3
NH2CH2COOCH2-CH2-CH3 + NaOH → NH2CH2COONa + CH3CH2CH2OH(Y)
CH3CH2CH2OH + 2CuO CH3CH2CH=O(Z) + Cu2O + H2O
CH3CH2CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3CH2COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
Do thu được 2 amin no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên suy ra Y là C2H5NH3OOC-COONH3CH3
=> Muối có 2C => ancol có 1C
=> X là CH3COONH3-CH2-COOCH3
Vậy muối G gồm:
KOOC-COOK (0,15 mol)
H2N-CH2-COOK (0,1 mol)
CH3-COOK (0,1 mol)
%m KOOC-COOK = \(\frac{{0,15.166}}{{0,15.166 + 0,1.113 + 0,1.98}}.100\% \) = 54,13%
Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là
C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → là amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH là
NH2 – CH2 – CH2 – COOH
CH3 – CH(NH2) - COOH
C3H7NO2 có bao nhiêu đồng phân?
C3H7NO2 có CTTQ là CnH2n+1NO2 → có thể là các chất sau
+ Amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
NH2 – CH2 – CH2 – COOH
CH3 – CH(NH2) - COOH
+ Este của amino axit no, đơn, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
NH2 – CH2 COOCH3
+ Muối amoni hoặc muối amin của axit không no có 1 nối đôi
C2H3COONH4 (CH2 = CH – COOH )
HCOONH3CH = CH2
+ Hợp chất nitro R-NO2
CH3 – CH2 – CH2 – NO2
(CH3)2CH – NO2
→ có tất cả 7 đồng phân
Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?
Chất vừa phản ứng với NaOH và HCl ; lại có số H = 2C + 3 (loại amino axit và este của amino axit)
=> chất này là muối của amoni hoặc amin
=> CTCT thỏa mãn là : CH3COONH4 ; HCOONH3CH3
=> Có 2 CTCT thỏa mãn
Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí, chất Y tham gia phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là
CTPT có dạng CnH2n+1O2N
X + NaOH tạo khí => X là muối hữu cơ của amin khí hoặc amoni
=>X là CH2=CH-COONH4.
Y phản ứng trùng ngưng => Y phải có 2 nhóm chức phản ứng => Y là amino axit
=> Chỉ có cặp amoni acrylat và axit 2-aminopropionic thỏa mãn
Hợp chất hữu cơ CxHyO2N2 là muối amoni của amino axit phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng theo tỉ lệ mol tương ứng là bao nhiêu
Giả sử là muối amoni của NH3
2NH2RCOONH4 + 2H2SO4 (NH3RCOOH)2SO4 + (NH4)2SO4
Tỉ lệ mol 1:1
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là
X (C2H8O3N2) tác dụng vói dung dịch NaOH thu được Y và chất vô cơ
→ X là muối của amin với axit vô cơ → CTCT của X là: CH3CH2NH3NO3
CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O
(X) (Y)
Vậy MY = 45 g/mol
Hợp chất hữu cơ A mạch thẳng, CTPT là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí. A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là
A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí → khí đó là NH3
→ A là muối của amoniac → loại A và D
A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I → trong A có nhóm NH2