Cho các chất sau: Ba(OH)2; AgCl; HCl; C2H5OH; MgCO3.
Số chất có khả năng tác dụng được với glyxin là ?
3 chất có khả năng tác dụng được với glyxin là: Ba(OH)2; HCl; C2H5OH
Cho 14,6 gam Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?
nGly-Ala = 14,6 : (75 + 89 - 18) = 0,1 mol
Gly-Ala + H2O + 2HCl → Muối
0,1 mol 0,1 mol 0,2 mol
BTKL: m muối = mGly-Ala + mH2O + mHCl = 14,6 + 0,1.18 + 0,2.36,5 = 23,7 gam
Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu đựơc dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
X là các amino axit
X + 0,4 mol HCl rồi thu sản phầm tác dụng với 0,8 mol NaOH thì ta coi như hỗn hợp X và HCl tác dụng với NaOH. PTHH :
H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O
a mol 2a a
H2CH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
b b b
HCl + NaOH → H2O + NaCl
0,4 0,4 0,4
Ta có hệ phương trình sau \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,3 \hfill \\2a + b + 0,4 = 0,8 \hfill \\\end{gathered} \right. \to \left\{\begin{gathered}a = 0,1 \hfill \\b = 0,2 \hfill \\\end{gathered} \right.\)
Nên mmuối = mH2NC3H5(COONa)2 + mH2NCH2COONa + mNaCl = 0,1.191+0,2.97+0,4.58.5=61,9 g
Cho 21,9 gam lysin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
nLys = 21,9 : 146 = 0,15 (mol)
nNaOH = nH2O = nLys = 0,15 (mol)
BTKL: mmuối = mlys + mNaOH - mH2O = 21,9 + 0,15.40 - 18.0,15 = 25,2 (g)
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Sau phản ứng, thu được 12,24 gam muối. Giá trị của m là
Oxi chiếm 40% khối lượng X => mO = 0,4m
\({n_O} = {{0,4m} \over {16}} \to {n_{{H_2}O}} = {n_{COO}} = {n_{NaOH}} = {{0,4m} \over {32}}\,\,mol\)
Bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mNaOH = mMuối + mH2O
\(\eqalign{
& m + {{0,4m} \over {32}}.40\% = 12,24 + {{0,4m} \over {32}}.18 \cr
& \to m = 9,6\,(g) \cr} \)
Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nito và oxi là 7:15). Cho 7,42 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 0,08 mol NaOH và 0,075 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
Đặt nN = x và nO = y (mol) => nNH2 = x mol và nCOOH = 0,5y mol
mN : mO = 7:15 => \(\frac{{14x}}{{16y}} = \frac{7}{{15}}\) (1)
X tác dụng vừa đủ với HCl => nHCl = nNH2 = nN = x mol
Đơn giản hóa quá trình ta coi như:
{X, HCl} + {NaOH, KOH} → Muối + H2O
Khi đó: nCOOH + nHCl = nNaOH + nKOH => 0,5y + x = 0,08 + 0,075 (2)
Giải hệ (1) và (2) thu được x = 0,08 và y = 0,15
nH2O = nNaOH + nKOH = 0,155 mol
BTKL: m muối = mX + mHCl + mNaOH + mKOH - mH2O = 7,42 + 0,08.36,5 + 0,08.40 + 0,075.56 - 0,155.18 = 14,95 (g)
Hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
\(\eqalign{
& {m_O} = 0,412m \Rightarrow {n_O} = {{0,412m} \over {16}} \Rightarrow {n_{ - COOH}} = {1 \over 2}{n_O} = {{0,412m} \over {32}} \cr
& - COOH\,\,\, + \,\,NaOH\buildrel {} \over
\longrightarrow - COONa + \,\,{H_2}O \cr
& {{0,412m} \over {32}} \to {{0,412m} \over {32}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}} \cr
& \left\{ \matrix{
{H_2}N - C{H_2} - COOH \hfill \cr
{H_2}NCH(C{H_3}) - COOH \hfill \cr
{H_2}N{C_3}{H_5}{(COOH)_2} \hfill \cr} \right.\,\,\, + NaOH\,\,\,\,\,\,\,\buildrel {} \over
\longrightarrow \,\,\,\,\,\,\left\{ \matrix{
{H_2}N - C{H_2} - COONa \hfill \cr
{H_2}NCH(C{H_3}) - COONa \hfill \cr
{H_2}N{C_3}{H_5}{(COONa)_2} \hfill \cr} \right. + {H_2}O \cr
& \,\,\,\,\,\,\,m(gam)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}}(mol)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,20,532(gam)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}}(mol) \cr} \)
Bảo toàn khối lượng ta có:
\(\eqalign{
& m + {{0,412m} \over {32}}.40 = 20,532 + {{0,412m} \over {32}}.18 \cr
& \Rightarrow 1,28325m = 20,532 \cr
& \Rightarrow m = 16 \cr} \)
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là
Đặt số mol của Glu và Lys lần lượt là x và y (mol)
nX = x + y = 0,3 (1)
nNaOH = nHCl + 2nGlu + nLys => 0,8 = 0,4 + 2x + y (2)
Giải (1) và (2) thu được x = 0,1 và y = 0,2
Vậy số mol của Lys trong hỗn hợp là 0,2 mol
Cho m gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là
Bước 1: Xác định tỉ lệ lượng aminoaxit tác dụng với HCl
Coi dung dịch Y gồm các amino axit và NaOH.
Các amino axit chỉ có 1 nhóm -NH2 ⟹ Tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:1.
Bước 2: Tính nHCl, nNaOH
nNaOH = 0,2 mol; nHCl = 0,5 mol.
Bước 3: Tính m hỗn hợp X
nHCl = na.a + nNaOH ⟹ nX = nHCl - nNaOH = 0,5 - 0,2 = 0,3 mol.
⟹ mX = 0,3.89 = 26,7 gam
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
nlysin = 0,05 mol
nglyxin = 0,2 mol
Khi cho lysin và glyxin phản ứng với KOH rồi đem sản phẩm tác dụng với HCl ta coi như hỗn hợp lysin, glyxin và KOH tác dụng với HCl
H2N – [CH2]4 – CH(NH2) – COOH + 2HCl → ClNH3 – [CH2]4 – CH (NH3Cl)–COOH
0,05 0,05
H2N – CH2 – COOH + HCl → H3NCl – CH2 – COOH
0,2 0,2
KOH + HCl → KCl + H2O
0,3 0,3
→ mmuối = 0,05.219 + 0,2.111,5 + 0,3.74,5 = 10,95 + 22,3 + 22,35 = 55,6g
Cho các chất: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH, (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Số chất làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
Xét amino axit có dạng: (NH2)xR(COOH)y
x = y => quỳ không đổi màu
x > y => quỳ hóa xanh => Chất làm quỳ tím chuyển xanh là H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH và H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
Cho các chất sau: NH2CH2CH2CH(NH2)COOH, HCOOH, CH3NH2 và NH2CH2COOH. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu là?
Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y
x > y– amin làm quỳ xanh
x = y – không đổi màu quỳ
x < y → quỳ chuyển đỏ
=> NH2CH2CH2CH(NH2)COOH làm quỳ hóa xanh, HCOOH làm quỳ hóa đỏ, CH3NH2 làm quỳ hóa xanh, NH2CH2COOH không làm quỳ chuyển màu.
Có thể phân biệt dung dịch chứa Glyxin, lysin, axit glutamic bằng ?
Dùng quỳ tím để phân biệt chúng vì
Gly có x = y quỳ không đổi màu
Lys có x > y quỳ chuyển xanh
Glu x < y quỳ chuyển đỏ
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
Các chất tác dụng với dung dịch NaOH là C6H5OH, H2NCH2COOH, CH3CH2COOH.
Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH dư thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,5M và HCl 1M, thu được dung dịch Z chứa 38,4 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Bước 1: Tính số mol của axit glutamic, NaOH và H2SO4
- Dung dịch X chứa Glu - Na2: x mol và NaOH: y mol
=> mchất tan= 191x + 40y = 23,1 (1)
- Đặt nH2SO4 = z mol thì nHCl = 2z mol
Khi dd X + dung dịch Y, phản ứng vừa đủ nên:
3nGlu-Na2 + nNaOH = nHCl + 2nH2SO4 ⇒ 3x + y = 2z + 2z = 4z (2)
- Ta thấy nH2O = nNaOH = y
BTKL có mmuối = mNaOH + mNH2C3H5(COONa)2 + mHCl + mH2SO4 - mH2O
= 40y + 191x + 36,5.2z + 98z - y.18 = 38,4 (3)
Giải (1)(2)(3) có x = y = z = 0,1 mol
Bước 2: Tính m gam axit glutamic
⇒ m = 147x = 14,7 gam.
Cho các chất: NaOH, NaNO3, Na2SO4, NaCl. Số chất không tác dụng với axit aminoaxetic H2NCH2COOH?
NaNO3, NaCl, Na2SO4 là những muối của axit mạnh và bazơ mạnh→ không tác dụng với H2NCH2COOH
H2NCH2COOHtác dụng được với dung dịch NaOH
H2NCH2COOH + NaOH →H2NCH2COONa + H2O
Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2 – CH2 –COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
Coi dd Y chứa C3H7O2N : 0,15 mol và NaOH : x mol
Y + HCl thì nHCl = nnhóm –NH2 + nOH- = 0,15 + x = 0,25 → X = 0,1 → V = 100 ml
Cho các chất: NaOH, CaCO3, HCl, CH3OH. Số chất tác dụng với alanin là?
Alanin có tính lưỡng lưỡng tính nên tác dụng được với HCl, NaOH, CaCO3
Glyxin có nhóm COOH → tác dụng được với CH3OH
Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả HCl và NaOH vì?
Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả HCl và NaOH vì amino axit là chất có tính lưỡng tính.
Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C6H6, H2N-CH2-COOH. Số chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là
C2H5OH không tác dụng được với NaOH
CH3COOH tác dụng được với NaOH
C6H6 không tác dụng với dung dịch nào
H2N-CH2-COOH tác dụng được với cả 2 dung dịch