Hoà tan hoàn toàn 3,3 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 100 ml dung dịch HCl 5M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
Gọi A và B là kí hiệu của 2 kim loại
X là kí hiệu chung của 2 kim loại
Do dung dịch sau phản ứng có nồng độ mol bằng nhau nên : nACl2 = nBCl2 = a
TH1: Nếu dung dịch chỉ chứa 2 muối
A + 2HCl → ACl2 + H2
a → 2a → a
B + 2HCl → BCl2 + H2
a → 2a → a
nHCl = 0,1.5 = 0,5 mol
=> 4a = 0,5 => a = 0,125 mol
\({\bar M_{(A,B)}} = \frac{{3,3}}{{2a}} = 13,2\) => MBe = 9 < 13,2 < MMg
=> m kim loại = 0,125. 9 + 0,125. 24 = 4,125 > 3,3 loại
TH2: Dung dịch sau phản ứng chứa HCl dư
nHCl = nACl2 = nBCl2 = a
=> nHCl (ban đầu) = 0,5 = 4a + a = 5a => a = 0,1
\({\bar M_{(A,B)}} = \frac{{3,3}}{{2a}} = 16,5\,\,\,\)
=> A hoặc B là Be => MA = 9
Ta có: \(16,5 = \frac{{9a + a.{M_B}}}{{2a}}\,\, \to \,\,{M_B} = 24\,\,(Mg)\)
Vậy 2 kim loại là Be và Mg
Hòa tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
Sơ đồ: KL + H2SO4 → Muối + H2
Bảo toàn H → nH2SO4 = nH2 = 1,344/22,4 = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng → mmuối = mKL + mH2SO4 - mH2 = 1,9 + 0,06.98 - 0,06.2 = 7,66 gam
Cho 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn phản ứng vừa đủ với V1 lít dung dịch HCl 2M, thu được 23,1 gam muối clorua và V2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của V1 và V2 lần lượt là
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Đặt số mol H2 là x mol
Theo PTHH ta có: nHCl = 2.nH2 = 2x (mol)
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mkim loại + mHCl = mmuối clorua + mH2
→ 8,9 + 2x.36,5 = 23,1 + 2x → x = 0,2
Vậy:
nHCl = 2x = 0,4 (mol) ⟹ V1 = nHCl/CM = 0,4/2 = 0,2 (lít)
nH2 = x = 0,2 mol ⟹ V2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl thu được 2,352 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
\({n_{{H_2}}} = \frac{{2,352}}{{22,4}} = 0,105(mol)\)
Tổng quát: Kim loại + HCl → Muối + H2
Bảo toàn nguyên tố H → \({n_{HCl}} = 2{n_{{H_2}}} = 2.0,105 = 0,21(mol)\)
Bảo toàn khối lượng → \({m_{muoi}} = {m_X} + {m_{HCl}} - {m_{{H_2}}} = 3,53 + 0,21.36,5 - 0,105.2 = 10,985(g)\)
Cho 12,5 gam hỗn hợp kim loại kiềm M và oxit của nó vào dung dịch HCl dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 22,35 gam muối khan. Kim loại kiềm M là
Nếu hỗn hợp chỉ có M2O: n hh = 12,5/(2M+16) (mol) => nMCl = 2nM2O = 25/(2M+16) (mol)
Nếu hỗn hợp chỉ có M: n hh = 12,5/M (mol) => nMCl = nM = 12,5/M (mol)
Mặt khác theo đề bài: nMCl = 22,35/(M+35,5) (mol)
=> \(\dfrac{25}{2M+16}<\dfrac{22,35}{M+35,5}<\dfrac{12,5}{M}\to 26,9<M<45,05\)
Vậy chỉ có K có M = 39 thỏa mãn
Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là
nAl = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố :\({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = {1 \over 2}{n_{Al}}\) = 0,1 mol
=> \({m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}}\)= 0,1.342 = 34,2 gam
Hoà tan hoàn toàn 8,48 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy có 4,928 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan ?
nH2 = 0,22 mol
Bảo toàn nguyên tố: nCl =nHCl = 2nH2 = 2.0,22 = 0,44 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mkim loại + mgốc Cl = 8,48 + 0,44.35,5 = 24,1 gam
Cho 11,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
nH2 = 0,25 mol
Bảo toàn nguyên tố: nSO4 = nH2SO4 = nH2 = 0,25 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mkim loại + mgốc SO4 = 11,5 + 0,25.96 = 35,5 gam
Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 10,2 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
mdung dịch tăng= mkim loại – mH2 = 10,2
=> mH2 = mkim loại – 15,2 = 10,8 – 10,2 = 0,6 gam
=> nH2 = 0,3 mol => nSO4 = nH2SO4 = nH2 = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mkim loại + mSO4 = 10,8 + 0,3.96 = 39,6 gam
Hòa tan m gam hỗn hợp X (gồm Al, Fe, Zn và Mg) bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm (m – 0,8) gam. Khối lượng (gam) của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là
mdung dịch tăng = mkim loại – mH2 = m – 0,8
→ mH2 = 0,8 gam → nH2 = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố: nCl = nHCl = 2nH2 = 0,8 mol
=> khối lượng muối thu được là: mmuối = mkim loại + mgốc Cl = m + 0,8.35,5 = m + 28,4 gam
Cho 28,4 gam hỗn hợp bột mịn X (gồm Al, Cr, Fe, Cu và Ag) vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn có 17,2 gam chất rắn tách ra, đồng thời thu được 4,48 lít khí (đktc). Độ tăng khối lượng của dung dịch sau phản ứng so với khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là
Chất rắn tách ra gồm Cu và Ag không phản ứng
=> mkim loại phản ứng = 28,4 – 17,2 = 11,2 gam
nH2 = 0,2 mol
=> độ tăng khối lượng dung dịch là: mdung dịch tăng = mkim loại – mH2 = 11,2 – 0,2.2 = 10,8 gam
Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 50%, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
nH2 = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH2 = nH2SO4 = 0,4 mol
→ mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2 gam → mdung dịch H2SO4 = 39,2 / 50% = 78,4 gam
=> mdung dịch sau phản ứng = mkim loại + mdung dịch H2SO4 – mH2 = 11,9 + 78,4 – 0,4.2 = 89,5 gam
Hoà tan hết 17,7 gam hỗn hợp bột Fe, Zn bằng 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 3 M và H2SO4 1,5 M thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
nH2 = 0,3 mol; nHCl = 0,3 mol; nH2SO4 = 0,15 mol
=>\({n_{{H^ + }}}\)= 0,3 + 0,15.2 = 0,6 = 2nH2 => axit phản ứng vừa đủ
Bảo toàn khối lượng: mkim loại + mHCl + mH2SO4 = mmuối khan + mH2
=> mmuối khan = 17,7 + 0,3.36,5 + 0,15.98 – 0,3.2 = 42,75 gam
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 100 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 2M và axit H2SO4 1M, thu được 3,36 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
nH2 = 0,15 mol; nHCl = 0,2 mol; nH2SO4 = 0,1 mol
=>\({n_{{H^ + }}}\)= 0,2 + 0,1.2 = 0,4 > 2nH2 = 0,3 => axit dư, dung dịch Y chứa H+
\({n_{{H^ + }}}\)dư = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
=> [H+dư] = 0,1 / 0,1 = 1 M => pH = 0
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 100 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 2M và axit H2SO4 1M, thu được 3,36 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
nH2 = 0,15 mol; nHCl = 0,2 mol; nH2SO4 = 0,1 mol
=>\({n_{{H^ + }}}\)= 0,2 + 0,1.2 = 0,4 > 2nH2 = 0,3 => axit dư, dung dịch Y chứa H+
\({n_{{H^ + }}}\)dư = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
=> [H+dư] = 0,1 / 0,1 = 1 M => pH = 0
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 36,5%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 14,08%. Nồng độ phần trăm của AlCl3 trong dung dịch Y là
Giả sử nAl = a mol và nFe = 1 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1 → 2 → 1 → 1
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2
a → 3a →1a → 1,5a
=>mHCl = (3a+ 2).36,5 => mdung dịch HCl = (3a + 2).36,5 / 36,5% = 300a + 200
=> mdung dịch Y = mX + mdung dịch HCl – mH2 = 56 + 27a + 300a + 200 – (1 + 1,5a).2 = 254+324a
\(\eqalign{
& \to \,\,C{\% _{FeC{l_2}}} = {{127} \over {254 + 324a}}.100\% = 14,08\% \,\,\, \to \,\,a\, = 2 \cr
& \to \,\,C{\% _{AlC{l_3}}} = {{133,5 . 2} \over {254 + 324 . 2}}.100\% = 29,6\% \cr} \)
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 36,5%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 14,08%. Nồng độ phần trăm của AlCl3 trong dung dịch Y là
Giả sử nMg = a mol và nFe = 1 mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1 → 2 → 1 → 1
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2
a → 3a →1a → 1,5a
=>mHCl = (3a+ 2).36,5 => mdung dịch HCl = (3a + 2).36,5 / 36,5% = 300a + 200
=> mdung dịch Y = mX + mdung dịch HCl – mH2 = 56 + 27a + 300a + 200 – (1 + 1,5a).2 = 254+324a
\(\eqalign{
& \to \,\,C{\% _{FeC{l_2}}} = {{127} \over {254 + 324a}}.100\% = 14,08\% \,\,\, \to \,\,a\, = 2 \cr
& \to \,\,C{\% _{AlC{l_3}}} = {{133,5.2} \over {254 + 324a}}.100\% = 29,6\% \cr} \)
Cho m gam K tan hết vào 100 ml dung dịch gồm (H2SO4 1M và HCl 2M) thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là
nH2SO4 = 0,1 mol; nHCl = 0,2 mol=> nH+ = 0,1.2 + 0,2 = 0,4
nH2 = 0,25 mol >\({1 \over 2}{n_{{H^ + }}}\)=>sau khi phản ứng với axit, K phản ứng với nước sinh ra H2
2K+ 2H+ → 2K+ + H2
0,4 ← 0,4 → 0,4 → 0,2
2K+ H2O → 2KOH + H2
0,1 ←0,1 ← 0,05
=> mcrắn khan = \({m_{{K^ + }}}\)trong muối +\({m_{C{l^ - }}} + {m_{SO_4^{2 - }}} + {m_{KOH}}\)= 0,4.39 + 0,1.96 + 0,2.35,5 + 0,1.56 = 37,9 gam
Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
Y có H2SO4 : 0,05 mol ; HCl : 0,1 mol
nH2 = 0,3 mol
Ta có Na → Na+1 + 1e và 2H+ + 2e → H2
0,6 ← 0,6 0,6 ← 0,3
BT e: ne(Na nhường) = ne (H2 nhận) = 0,3.2 = 0,6 (mol)
→nNa =0,6 mol
Bảo toàn điện tích có nNa+ = 0,6 > 2nSO42- + nCl- = 2.0,05 + 0,1 = 0,2 → dd còn OH- : 0,4 mol
Khối lượng chất rắn trong dd là m = mNa+ + mSO42- + mCl- + mOH- = 0,6.23 + 0,05.96 +0,1.35,5 + 0,4.17 = 28,95
Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụnghết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
Kim loại nhóm IIA có mức oxi hóa +2 trong hợp chất
nH2 = 0,35 mol
gọi X là kim loại chung cho 2 kim loại trên
X + 2HCl → XCl2 + H2
0,35 ← 0,35
\( \to \bar M = {{7,8} \over {0,35}} = 22,29\)
Ta thấy MBe = 9 < 22,29 < MMg = 24