Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Amin + HCl → Muối
Bảo toàn khối lượng ta có: mmuối = mamin + mHCl = 2 + 0,05.36,5 = 3,825 (g)
Trung hòa 11,8 g một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là
nHCl = 0,2 mol
Gọi CTHH của amin đơn chức là RNH2 : RNH2 + HCl → RNH3Cl
Có namin = nHCl = 0,2 mol nên MRNH2 = → MR = 43 ( C3H7)
=> CTPT của amin: C3H7NH2
Metylamin (CH3NH2) không phản ứng được với dung dịch
Metylamin là bazơ nên không phản ứng được với dung dịch NaOH
CH3NH2 phản ứng với dung dịch nào sau đây cho kết tủa
CH3NH2 phản ứng với dung dịch AlCl3 thu được kết tủa hiđroxit
3CH3NH2 + AlCl3+ 3H2O → Al(OH)3 + 3CH3NH3Cl
Cho các đồng phân của amin bậc 1 của C3H9N tác dụng với dung dịch HCl thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu muối?
C3H9N có các đồng phân amin bậc I là
CH3-CH2-CH2NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
Mỗi đồng phân tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1 muối → có thể tạo ra tối đa 2 muối
Có 2 lọ đựng CH3NH2 đặc và NaOH. Dùng dung dịch nào sau đây có thể nhận biết 2 lọ trên
Ta có thể nhận biết CH3NH2 đặc bằng HCl đặc vì hơi HCl gặp hơi CH3NH2 tạo thành khói trắng
Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 số phương trình hóa học xảy ra là
Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2
Phương trình phản ứng :
CH3NH2 + HBr → CH3NH3Br
2CH3NH2 + FeCl2 +2H2O →Fe(OH)2 + 2CH3NH3Cl
Anilin chỉ tác dụng với HBr, không tác dụng với FeCl2
C6H5NH2 + HBr → C6H5NH3Br
Ống nghiệm nào sau đây có sự tách lớp các chất lỏng?
Phenol tan tốt trong benzen nên không có sự tách lớp
Anilin tác dụng với HCl tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Anilin tác dụng với H2SO4 tạo thành muối tan nên không có sự tách lớp
C6H5NH2 + H2SO4 → C6H5NH3HSO4
Anilin không tan trong nước → có sự tách lớp
Cho dung dịch metylamin cho đến dư vào ống nghiệm đựng chứa các dung dịchsau. Dung dịch thu được kết tủa là :
Metylamin không tạo kết tủa với HCl loại B
Metylamin tạo phức tan với Zn(OH)2, Cu(OH)2 => loại A và D
Trimetyl amin là nguyên nhân chính gây ra?
Trimetyl amin là nguyên nhân chính gây ra mùi tanh của cá.
Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá, trước khi nấu nên
Trong chanh có axit citric mà amin có tính bazơ nên phản ứng với axit. RNH2 + H+ -> RNH3+ (muối, dễ rửa trôi)
Cho 6,2 gam metylamin (CH3NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1 => nHCl = nCH3NH2 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mC2H5NH2+ mHCl= 6,2 + 0,1.36,5 = 13,5gam
Cho etyl amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 16,3 gam muối. Khối lượng etyl amin đã phản ứng là
nC2H5NH2 = nC2H5NH3Cl = 16,3/81,5 = 0,2 mol
→ mC6H5NH2 = 0,2.45 = 9 gam
Amin bậc nhất, đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 100ml dung dịch HCl 1M thu được 9,55 gam muối. X là
RNH2 + HCl → RNH3Cl
0,1 0,1
Mmuối = 9,55 / 0,1 = 95,5 => Mamin = 95,5 – 36,5 = 59
=> amin là C3H7NH2
Cho 5,8 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,3M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
Sử dụng bảo toàn khối lượng: mmuối = mamin + mHCl = 5,8 + 0,03.36,5 = 6,895 gam
Trung hòa hoàn toàn 9 gam một amin (bậc một, mạch C không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 19,95 gam muối. Amin có công thức là
Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{19,95 - 9}}{{36,5}} = 0,3\,\,mol\)
TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl = 0,3 mol
=> Mamin = 9 / 0,3 = 30 => loại
TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2 = 0,15 mol
=> Mamin = 9 / 0,15 = 60 => amin là H2NCH2CH2NH2
Cho 13,5 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 24,45 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 13,5 gam X là
Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là \(\bar RN{H_2}\)
Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối amin => mHCl = 24,45– 13,5 = 10,95 gam
=> nHCl = 0,3 mol
Vì amin đơn chức nên namin = nHCl = 0,3 mol
\( \to {\bar M_{\bar RN{H_2}}} = \dfrac{{13,5}}{{0,3}} = 45 \to \overline R = 29\) → có 1 amin là CH3NH2
Vì số mol 2 amin bằng nhau => nCH3NH2 = 0,15 mol => m = 0,15.31= 4,65 gam
Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vửa đủ thu được m + 3,65 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,4 lít khí O2 (đktc). X có thể là
Sử dụng tăng giảm khối lượng : nHCl = \(\dfrac{{m + 3,65 - m}}{{36,5}} = 0,1\,\,mol\)
Vì amin đơn chức => namin = 0,1 mol
Dựa vào 4 đáp án => amin no, mạch hở, đơn chức
Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol
Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức : nH2O - nCO2 = 1,5.namin
=> y – x = 0,1 (1)
Bảo toàn nguyên tử O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 0,75 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,2; y = 0,35
→ số C trong X = nCO2 / nX = 0,2 / 0,1 = 2
=> X là C2H7N
Sục V lít khí CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư thu được 1,605 gam kết tủa. Giá trị của V là
PTHH: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
0,045 ← 0,015
=> nCH3NH2 = 0,045 mol => V = 0,045.22,4 = 1,008 lít
Hỗn hợp X gồm AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 100 ml dung dịch A. Sục khí metylamin tới dư vào trong dung dịch A thu được 7,8 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 19,6 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là
Cho metylamin dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Al(OH)3 (vì Cu(OH)2 tạo phức tan với CH3NH2)
→ nAl(OH)3 = 7,8 / 78 = 0,1 mol => nAlCl3 = 0,1 mol
Cho NaOH dư vào dung dịch A => kết tủa thu được là Cu(OH)2 (vì Al(OH)3 tan khi NaOH dư)
→ nCu(OH)2 = 19,6 / 98 = 0,2 mol => nCuCl2 = 0,2 mol
Vậy \({C_{M\,\,AlC{l_3}}} = \dfrac{{0,1}}{{0,1}} = 1M;\,\,{C_{M\,\,CuC{l_2}}} = \dfrac{{0,2}}{{0,1}} = 2M\)