Cho 2,1 gam hh X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dd HCl (dư), thu được 3,925 gam hh muối. Công thức của 2 amin trong hh X là
Gọi CT của X là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}$
${C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2} + HCl\xrightarrow{{}}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có : nHCl = namin $ = \dfrac{{3,925 - 2,1}}{{36,5}} = 0,05\,\,mol$
→ Mamin $ = \dfrac{{2,1}}{{0,05}} = 42 \to 14\overline n + 17 = 42 \to \overline n = 1,786$ mà 2 amin đồng đẳng kế tiếp → CH3NH2 và C2H5NH2
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là
Gọi CTPT chung của amin là CnH2n+3N
${\overline M _{amin }} = 35,666 = 14n + 17 \to n = \dfrac{4}{3}$
$\% {O_2} = \dfrac{{48 - 44}}{{48 - 32}} = 0,25$
$\to {n_{{O_2}}} = x(mol)\,;\,\,{n_{{O_3}}} = 3{\text{x}}\,(mol)$
$ \to \left\{ \begin{gathered}{n_O} = 2.x + 3.3{\text{x}} = 11{\text{x}}(mol) \hfill \\{n_{({O_2} + {O_3})}} = 4{\text{x}}(mol) \hfill \\ \end{gathered} \right.$
${C_{\dfrac{4}{3}}}{H_{\dfrac{{17}}{3}}}N + \dfrac{{11}}{2}O\xrightarrow{{}}\dfrac{4}{3}C{O_2} + \dfrac{{17}}{6}{H_2}O + \dfrac{1}{2}{N_2}$
$ \to {V_O} = \dfrac{{11}}{2}{V_1} \to {V_{({O_2} + {O_3})}} = {V_2} = \dfrac{4}{{11}}.\dfrac{{11}}{2}{V_1} = 2{V_1}$
$\to {V_1}:{V_2} = 1:2$
Có 3 chất hữu cơ: H2N-CH2-COOH, CH3CH2-COOH, CH3[CH2]3-NH2. Để nhận ra dd của các hợp chất trên, chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây?
- Dùng quỳ tím để nhận biết: H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ, CH3CH2-COOH làm quỳ hóa đỏ, CH3[CH2]3-NH2 làm quỳ hóa xanh.
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH3COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
(1)H2NCH3COOH : môi trường trung tính
(2) CH3COOH : môi trường axit
(3) CH3CH2NH2 : môi trường bazơ
→ Sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần : (2) < (1) < (3)
Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh có pH > 7:
+ Amin : CH3–CH2–NH2
+ Amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn nhóm –COOH: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
→ Có 2 chất thỏa mãn
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon) phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
$\% N = \dfrac{{14}}{{{M_X}}}.100\% = 15,73\% \to {M_X} = 89 \to este\,X:{H_2}NC{H_2}COOC{H_3}$
${H_2}NC{H_2}COOC{H_3} + NaOH\xrightarrow{{}}{H_2}NC{H_2}COONa + C{H_3}OH$
$C{H_3}OH + CuO\,\,\xrightarrow{{{t^ \circ }}}\,\,\,Cu + HCHO + {H_2}O$
$HCHO + 4AgN{O_3} + 6N{H_3} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}4Ag \downarrow + {(N{H_4})_2}C{O_3} + 4N{H_4}N{O_3}$
${n_{Ag}} = \dfrac{{12,96}}{{108}} = 0,12 \to {n_X} = {n_{C{H_3}OH}} = {n_{HCHO}} = \dfrac{1}{4}.{n_{Ag}} = \dfrac{{0,12}}{4} = 0,03\,\,mol$
$ \to {m_X} = 0,03.89 = 2,67\,gam$
α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
${(H{\text{OO}}C)_a} - R - N{H_2} + HCl \to {(H{\text{OO}}C)_a} - R - N{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có:
${n_{HCl}} = {n_X} = \dfrac{{13,95 - 10,3}}{{36,5}} = 0,1\,mol \to {M_X} = \dfrac{{10,3}}{{0,1}} = 103 \to R + 16 + 45a = 103$
$ \Rightarrow R + 45a = 87$
$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 1 \hfill \\R = 42 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 1 \hfill \\R:{C_3}{H_6} \hfill \\ \end{gathered} \right.$
X là α-aminoaxit → CH3CH2CH(NH2)COOH
Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
Ta có: $\left\{ \begin{gathered}\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,04}}{{0,02}} = 2 \hfill \\\dfrac{{{n_{HCl}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,02}}{{0,02}} = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => X có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử
Gọi CT của X là (H2N)R(COOH)2
(H2N)R(COOH)2 + 2NaOH $\xrightarrow{{}}$ (H2N)R(COONa)2 + 2H2O
Khối lượng muối:
${m_{Cl{H_3}NR{{(C{\text{OOH)}}}_2}}} = 3,67\,gam = 0,02.(52,5 + R + 45.2) \to R = 41 \to R:{C_3}{H_5}$
$ \to X:{H_2}N{C_3}{H_5}{(C{\text{OOH)}}_2}$
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
Ta có:
H2NC3H5(COOH)2 + HCl $\xrightarrow{{}}$ ddX
X + NaOH $\xrightarrow{{}}$ H2NC3H5(COONa)2 + NaCl + H2O
Coi hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và HCl => NaOH thêm vào sẽ phản ứng với 2 chất theo số mol ban đầu
$ \to {n_{NaOH}} = 2.{n_{{H_2}N{C_3}{H_5}{{(C{\text{OOH)}}}_2}}} + {n_{HCl}} = 2.0,15 + 0,175.2 = 0,65\,mol$
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
$k = \pi + v = \dfrac{{2.2 + 2 - 8 + 2}}{2} = 0$
X + NaOH → chất hữu cơ Y + các chất vô cơ
→ X là muối nitrat
X là: CH3CH2NH3NO3 (M = 45)
CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hh Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
$k = \pi + v = \dfrac{{2.2 + 2 - 7 + 1}}{2} = 0$
${n_Z} = \dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,mol;$ dZ/H2 = 13,75 → $ \to {\overline M _z} = 27,5$
→ Z có NH3
→ X gồm CH3COONH4 và HCOONH3CH3
→ Z gồm NH3 và CH3NH2
$\% {n_{N{H_3}}} = \dfrac{{31 - 27,5}}{{31 - 17}}.100\% = 25\% \to \left\{ \begin{gathered}{n_{N{H_3}}} = 0,05\,mol \hfill \\{n_{C{H_3}N{H_2}}} = 0,15\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$
${n_{HCOONa}} = {n_{HCOON{H_3}C{H_3}}} = {n_{C{H_3}N{H_2}}} = 0,15\,mol$
${n_{C{H_3}COONa}} = {n_{C{H_3}COON{H_4}}} = {n_{N{H_3}}} = 0,05\,mol$
=> mmuối $= \,{m_{HCOONa}} + {m_{C{H_3}COONa}} = \,0,15.68 + 0,05.82 = 14,3\,gam$
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
$k = \pi + v = \frac{{2.3 + 2 - 7 + 1}}{2} = 1$
${n_X} = \dfrac{{8,9}}{{89}} = 0,1\,mol\,;\,{n_{NaOH}} = 1,5.0,1 = 0,15\,mol$
nNaOH dư = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
mmuối = 11,7 - 0,05.40 = 9,7 gam
nmuối = nX = 0,1 mol
Mmuối = $\dfrac{{9,7}}{{0,1}} = 97$ → Muối là H2NCH2COONa
→ X là H2NCH2COOCH3
Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
Số liên kết peptit = số amino axit tạo thành nó - 1
→ số liên kết peptit = 5 – 1 = 4
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
Đipeptit Gly-Ala không có phản ứng màu biure, tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure nên dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
Số n peptit có thể tạo thành từ x phân tử α- amino axit là ${x^n}$
→ Số đipeptit có thể tạo thành từ alanin và glyxin là ${2^2} = 4$
Ala – Ala ; Gly – Gly ; Ala – Gly ; Gly – Ala .
Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
$N{H_2}C{H_2}CONHCH(C{H_3})CONHC{H_2}COOH + 2{H_2}O\xrightarrow{{{H^ + }}}2N{H_2}C{H_2}COOH + N{H_2}CH(C{H_3})COOH$
$N{H_2}C{H_2}COOH + HCl\xrightarrow{{}}{}^ + N{H_3}C{H_2}COOHC{l^ - }$
$N{H_2}CH(C{H_3})COOH + HCl\xrightarrow{{}}{}^ + N{H_3}CH(C{H_3})COOHC{l^ - }$
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
- Sản phẩm thủy phân bao gồm
$\begin{gathered}
{n_{Ala}} = \frac{{28,48}}{{89}} = 0,32{\mkern 1mu} mol,{\mkern 1mu} \hfill \\
{n_{Ala - Ala}} = \frac{{32}}{{89.2 - 18}} = 0,2{\mkern 1mu} mol,{\mkern 1mu} \hfill \\
{n_{Ala - Ala - Ala}} = \frac{{27,72}}{{89.3 - 18.2}} = 0,12{\mkern 1mu} mol \hfill \\
\end{gathered} $
- Bảo toàn gốc ala ta có:
4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08
=> nAla-Ala-Ala-Ala = 0,27
=> mAla-Ala-Ala-Ala = 0,27.(89.4 - 18.3) = 81,54
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
Thuỷ phân không hoàn toàn được đipeptit Val-Phe nên A sai
Thủy phân hoàn toàn được 2 mol Gly nên B sai
Thuỷ phân không hoàn toàn được tripeptit Gly-Ala-Val nên D sai.
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
Đipeptit + 2H2O $\xrightarrow{{}}$ 2 aminoaxit
Bảo toàn khối lượng ta có: ${m_{peptit}} + {m_{{H_2}O}} = {m_{a\operatorname{mino axit} }}$
$ \to {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{63,6 - 60}}{{18}} = 0,2\,mol \to {n_{amino axit}} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.0,2 = 0,4\,mol$
1/10 hỗn hợp X tác dụng với ${n_{HCl}} = \dfrac{{0,4}}{{10}} = 0,04\,mol$
Khối lượng muối khan là: ${m_{amino axit}} + {m_{HCl}} = \dfrac{{63,6}}{{10}} + 0,04.36,5 = 7,82\,(g)$
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Vì công thức của amino axit là H2NCnH2nCOOH = Cn+1H2n+3O2N
Tripeptit X là 3(Cn+1H2n+3O2N)-2H2O = ${C_{3n + 3}}{H_{6n + 5}}{N_3}{O_4}$
Tetrapeptit Y là 4(Cn+1H2n+3O2N)-3H2O = ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$
=> Đốt cháy 0,05 mol ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$ thu được:
${n_{C{O_2}}} = 0,05.(4n + 4)$ mol và ${n_{{H_2}O}} = 0,05.(4n + 3)$ mol
$ \to 0,05.(4n + 4).44 + 0,05.(4n + 3).18 = 36,3 \to n = 2$
→ X là ${C_9}{H_{17}}{N_3}{O_4}$: 0,01 mol
Bảo toàn C: nCO2 = 9.nX = 0,09 mol
=> nBaCO3 = 0,09 mol => mkết tủa = 0,09.197 = 17,73 gam