Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp gồm hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử, không phải đồng phân của nhau) và dung dịch B chỉ chứa hai muối (A và D). Cho các phát biểu sau:
(1) Chất X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(2) Thủy phân X thu được etylamin.
(3) Dung dịch B có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Các A và D có cùng số nguyên tử cacbon.
Số nhận định đúng là
chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit, tác dụng với NaOH cho amin trong CTPT có 2 nguyên tử
=> CTCT của Y là NH2-CH2-CONH-CH2-COONH3C2H5.
=> Amin do Y tạo ra có CTCT là C2H5NH2 hoặc CH3NHCH3
Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, tác dụng với NaOH cho amin có 2 nguyên tử C trong CTCT tuy nhiên không phải là đồng phân của C2H7N
=> CTCT của X là (CH3COONH3)2C2H4
Vậy, từ kết quả trên ta nhận thấy: (1), (4) đúng và (2); (3) sai
Cho các phát biểu
(1) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím hóa xanh.
(3) Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ protein.
(4) Trong phân tử peptit (mạch hở) có chứa nhóm NH2 và COOH.
(5) Tơ nilon-6,6 và tơ lapsan đều có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là
(1) đúng
(2) đúng do lysin có 2NH2 > 1COOH nên có MT bazơ
(3) đúng vì riêu cua bản chất là protein nên khi đun nóng bị đông tụ
(4) đúng vì peptit sẽ chứa nhóm NH2 của aminoaxit mở đầu và nhóm COOH của aminoaxit cuối
(5) sai vì:
+ Nilon-6,6 là (-OC-[CH2]4-CONH-[CH2]6-NH-)n có C, H, O, N
+ Lapsan là (-OC-C6H4-COO-CH2CH2O-)n chỉ có C, H, O
⟹ 4 phát biểu đúng
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\({\mathbf{X}}\left( {{C_4}{H_9}{O_2}N} \right)\xrightarrow{{NaOH,{t^0}}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{1}}}\xrightarrow{{HCl(du)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{2}}}\xrightarrow{{C{H_3}OH,HCl(khan)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{3}}}\xrightarrow{{KOH}}{H_2}NC{H_2}COOK.\)
Vậy X2 là:
Từ sơ đồ trên ta xác định được:
X3 là ClH3N-CH2-COOCH3
X2 là ClH3N-CH2-COOH
X1 là H2N-CH2-COONa
X là H2N-CH2-COOC2H5
Các PTHH:
(1) H2N-CH2-COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2N-CH2-COONa + C2H5OH
(2) H2N-CH2-COONa + 2HCl → ClH3N-CH2-COOH + NaCl
(3) ClH3N-CH2-COOH + CH3OH \(\xrightarrow{{HCl(khan)}}\) ClH3N-CH2-COOCH3 + H2O
(4) ClH3N-CH2-COOCH3 + KOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2N-CH2-COOK + KCl + CH3OH + H2O
Kết quả thí nghiệm các dung dich X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
X + dung dịch I2 → màu xanh tím nên X là hồ tinh bột ⇒ loại C
Y + Cu(OH)2/OH- tạo màu tím nên Y là peptit có từ 3 aminoaxit trở lên ⇒ Y là lòng trắng trứng ⇒ loại B
Z + AgNO3/NH3 dư, đun nóng → ↓ Ag nên Z không thể là phenyl amoni clorua được, Z là fructozơ ⇒ loại D
T + NaOH → tách lớp ⇒ thỏa mãn T là phenol amoni clorua vì C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O thì aninlin tạo thành không tan trong nước nên tách lớp khỏi dung dịch
Cho dãy các chất sau: (1) CH3CH2NH2, (2) (CH3)2NH, (3) CH3COOH, (4) HCOOCH3. Tính chất của các chất được mô tả như sau:
Chất X là
Dựa vào pH có:
+ T có pH < 7 nên T là axit CH3COOH
+ Z có pH = 7 nên Z là este HCOOCH3
+ X, Y có pH > 7 nên X và Y là amin
Vì X có pH lớn hơn Y nên X có tính bazơ mạnh hơn Y
⇒ X là amin bậc 2 (CH3)2NH và Y là CH3CH2NH2
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Bước 1: Xác định thành phần hợp chất trong Y
- Dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ ⟹ 2 chất ban đầu là muối của các axit vô cơ (H2CO3 và HNO3).
- Sau phản ứng thu được 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) ⟹ 2 chất hữu cơ này là amin.
Bước 2: Tính số mol C3H12N2O3 và C2H8N2O3
X gồm (CH3NH3)2CO3 (a mol) và C2H5NH3NO3 (b mol)
⟹ mX = 124a + 108b = 3,4 (1)
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 ↑ + 2H2O
a → a → 2a (mol)
C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 ↑ + H2O
b → b → b (mol)
⟹ namin = 2a + b = 0,04 (2)
Từ (1)(2) ⟹ a = 0,01; b = 0,02.
Bước 3: Tính m muối khan
- Muối khan thu được sau phản ứng gồm: Na2CO3 (0,01 mol); NaNO3 (0,02 mol)
⟹ m = 0,01.106 + 0,02.85 = 2,76 gam.
Cho các nhận định sau:
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
⟹ Đúng. Ghi nhớ: Bậc của amin là số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
⟹ Đúng. Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên có phản ứng màu biure tạo phức màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
⟹ Sai. Vì C6H5NH2 không phản ứng với NaOH.
Để làm sạch ống nghiệm dính C6H5NH2 ta có thể dùng dung dịch HCl vì có phản ứng:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Phản ứng tạo thành C6H5NH3Cl là chất tan tốt trong nước nên dễ bị rửa trôi.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
⟹ Sai, vì peptit được tạo nên từ các α-amino axit. Ta thấy H2N-CH2-CH2-COOH không phải là α-amino axit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
⟹ Đúng
Vậy có 3 nhận định đúng.
Cho các chất sau:
(1) ClH3NCH2COOH; (2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;
(3) CH3-NH3NO3; (4) (HOOCCH2NH3)2SO4;
(5) ClH3NCH2-CONH-CH2-COOH; (6) CH3COOC6H5.
Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là
(1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH2COONa, NaCl.
(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH(CH3)-COONa, H2N-CH2COONa.
(3) CH3-NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + CH3-NH2 + H2O
⟹ Thu được 1 muối là NaNO3.
(4) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, Na2SO4.
(5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH + 3NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaCl + 2H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, NaCl.
(6) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là CH3COONa, C6H5ONa.
Vậy có 5 chất tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa 2 muối.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước.
(b) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(c) Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) Dung dịch anilin trong nước làm xanh quỳ tím.
Số nhận định đúng là
(a) sai, điều kiện thường, trimetylamin là chất khí.
(b) đúng.
(c) sai, vì oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) sai, vì tính bazo của anilin rất yếu nên không làm đổi màu giấy quỳ tím.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Phương án A: Phân tử Gly-Ala-Ala có bốn nguyên tử oxi.
⟹ Đúng, peptit tạo bởi n phân tử amino axit có 1 nhóm COOH có số O là n + 1.
- Phương án B: Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
⟹ Đúng.
- Phương án C: Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
⟹ Sai, phân tử Lys có 2 nguyên tử N.
- Phương án D: Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.
⟹ Đúng.