Ý nghĩa tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 1
Người ta thường nói “Ánh nắng là nụ cười vui vẻ của các vị thần trên bầu trời, còn mưa lại chính là những giọt nước mắt của người”. Thần ban cho ta ánh sáng soi sáng vạn vật, phủ lên thế gian một màu vàng tinh tế mà mỹ lệ, là nguồn hy vọng mang trong mình sự trong sáng và thuần khiết nhất. Nhưng người cũng ban cho ta bóng tối cận kề với người bạn ánh sáng của nó, che phủ vạn vật bằng màu đen u ám, chết chóc, che đậy đi tất cả mặt xấu xa nhất, tàn độc nhất của con người bên lớp vỏ bọc u tối đó. Cũng giống như xã hội loài người vậy, đều có hai mặt, bóng tối và ánh sáng, một xã hội tràn ngập ánh đen bất tận, bao trùm bởi nạn tham nhũng, mê tín dị đoan, sự tắc trách của các quan lớn đó, luôn có những tia sáng của sự quả cảm, tinh thần chính ngĩa hiển hiện và chiếu rọi thế gian. Xã hội đó được Nguyễn Dữ phát nét vô cùng chân thật trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên”.
Có câu nói thế này “Yêu quái không đáng sợ, đáng sợ là yêu quái giả dạng thần tiên”. Bối cảnh câu chuyện có lẽ không mấy xa hoa, hào nhoáng, cũng không mấy đẹp đẽ, nhưng lại thể hiện rất rõ câu nói trên. Tại một ngôi làng thuộc huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang có một ngôi đền được bảo là linh ứng lắm, chả là cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, một vị tướng giặc họ Thôi tử trận gần ngôi đền, thế là vị tướng này ban ngày làm thần ban đêm làm ma quấy nhiễu dân làng, cướp ngôi đền từ tay Thổ công, giả mạo họ tên của ngài. Vị Thổ công ấy muốn báo lên Diêm Vương nhưng khổ nỗi những đền miếu gần đây vì tham của đút, đều bên vực cho tướng giặc họ Thôi kia, có thể nói vị tướng giặc này quá khôn ngoan, hay nói vị Thổ công này quá lương thiện chăng? Lại tiếp tục câu chuyện, sau khi bị Ngô Tử Văn – nhân vật chính – đốt mất ngôi đền thì lại đến mắng chửi dọa dẫm chàng, bị chàng phớt lờ thì báo Diêm Vương, mặc dù bản thân chẳng đúng gì cả nhưng vẫn chối cãi và đổ tội cho chàng trai Tử Văn. Thế nhưng, công lí lúc nào cũng chiến thắng, hắn ta không những không được xây lại ngôi đền mà còn bị bỏ vào ngục Cửu U, ngôi mộ của hắn cũng bị bật tung lên. Tác giả đồng thời phê phán cái ác, cái bất lương thông qua hình ảnh tướng giặc họ Thôi kia: khi sống làm giặc ngoại xâm, cướp bóc, giết hại dân làng; khi chết lại làm yêu quấy nhiễu nhân dân, tham lam, dối trá, xảo quyệt. Cùng với đó là phê phán hiện trạng xã hội đen tối, u ám: tham nhũng, đút lót.
Một xã hội đen tối không chỉ bởi sự tác động của một hai việc làm, tham nhũng, đút lót là một mà một yếu tố quan trọng khác là sự tắc trách, xa dân của các quan lớn, quan trên mà ở câu chuyện này là hình ảnh của Diêm Vương, người phán xét công lí. Chẳng những không hay biết gì về chuyện trên nhân gian, về sự hoàn hành của yêu quái, mà còn vội vàng kết luận, tin những lời bịa đặt hàm hồ của tướng giặc họ Thôi kia. Chuyện là sau khi vị tướng giặc họ Thôi kia thông báo việc Tử Văn đốt đền, Diêm Vương liền sai hai tên quỷ sứ lên bắt Tử Văn xuống âm ti hỏi chuyện. Nói là hỏi chuyện nhưng trên thực tế, Tử Văn vừa xuống âm ti đã bị quy vào “Tội sâu ác nặng, không được vào hàng khoan giảm”. Đến khi được mời vào cửa điện âm phủ, Tử Văn lại bị đội thêm cái mũ “Là một kẻ hàn sĩ, dám hỗn láo”, “Mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc”. Ở nhân gian chẳng phải có câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” hay sao? Chẳng lẽ Diêm Vương lại không biết?
Thường nói, đền là nơi thờ cúng thần bà, ở đây là chỉ Thổ công, người người cúng bái khẩn cầu, mong được bình yên, an ổn. Mà những thứ như thần, Thổ công, Ngọc Hoàng,… chẳng qua cũng chỉ là do trí tượng tưởng của con người mà thành, họ mong muốn sẽ luôn có một vị đấng tối cao nào đó luôn cầu phúc cho họ, để họ được sống vui vẻ, tai qua nạn khỏi, tất cả đều gọi là tín ngưỡng. Xong quá tin vào đó mà phát sinh ra cảm giác dựa dẫm, sợ hãi đối với tầng lớp linh thiên đó còn được gọi là “mê tín dị đoan”. Lại nói đến việc Ngô Tử Văn đốt đền, “Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ”, không một ai ủng hộ. Tại sao lại vậy? Qua câu chuyện, tác giả còn phê phán tệ nạn mê tín dị đoan của con người: đều sợ đốt đền là bất kính với thần linh, sợ thần trừng phạt, trong khi bị chính chủ ở đó quấy nhiễu, tàn hại.
Thế nhưng, hiện lên trên tất cả những thói hư, những điều chẳng mấy tốt đẹp đó là lòng dũng cảm, cương trực của chàng Ngô Tử Văn. Ngay từ chữ đầu tiên bắt đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu về Ngô Tử Văn là một người khảng khái nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, là một người cương trực, được nhiều người khen ngợi. Và tất nhiên, không chỉ bằng những câu nói suông đó mà đã có thể bộc lộ hết được tính cách và tâm hồn cao đẹp của Tử Văn, mà nguồn sáng đó được tác giả hé mở từng chút một trong những hành động và thái độ của chàng. Bởi lẽ tức giận trước cảnh yêu quái tác oai tác oái, Tử Văn đã quyết định đốt đền – nơi tướng giặc họ Thôi trú ngụ. Trước khi thực hiện, chàng tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền. Không những dũng cảm có lòng trừ hại cho dân, chàng còn là người có hiểu biết và tôn kính thần linh, trời đất, biết phân biệt được cái ác và cái thiện, không tin một cách mù quán thần linh; hành động dứt khoát, tự tin cho thấy chàng tin tưởng vào việc làm của mình, việc làm chính nghĩa. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt nóng, tối đó có một vị khách tự xưng cư sĩ tới hăm dọa, chửi mắng, thế nhưng chàng vẫn ngồi ngất ngưỡng tự nhiên, phớt lờ gã cư sĩ kia. Hành động đó lại càng thêm khẳng định vào việc chàng rất tin tưởng vào bản thân của mình, thái độ điềm nhiên cứ như chàng không phải là người bị đe dọa, hoàn toàn không bị khuất phục trước thần quyền. Sau, chàng gặp được người tự xưng là Thổ công thì vô cùng kinh ngạc, cứ ngỡ người ban nãy là Thổ công, biết được sự tình từ người mới đến, chàng hỏi: “Hắn có thật là tay hung hãn”, không có ý hỏi, nhưng lại có ý châm biếm, bởi lẽ có câu thế này “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không phải sao? Tử Văn lắng nghe lời dặn dò của Thổ công, đêm đến bệnh càng thêm nặng, rồi bị hai tên quỷ sứ bắt đi. Chàng bị dẫn xuống nơi “có quỷ Dạ xoa nanh ác, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương” – âm ti – liền bị chụp rằng “Tội sâu ác nặng”, chàng vẫn không sợ hãi mà dõng dạc kêu oan. Khi được mời vào cửa điện âm phủ, bị sự bắt tội của Diêm Vương, sự vu cáo bởi hồn ma tướng giặc họ Thôi, chàng không những run sợ mà yếu thế, ngược lại còn không chịu nhún nhường, kiên quyết định tội tên tướng giặc, đưa ra bằng chứng tố cáo được Thổ công kể cho. Hành động này của chàng lại một lần nữa cho thấy chàng luôn tin vào việc làm chính nghĩa của mình, dũng cảm và tin vào công lý. Suốt cả câu chuyện, mỗi hành động của Tử Văn đều thống nhất với tính cách mà tác giả đã phát nét cho chàng ở đầu chuyện. Qua hình ảnh chàng dũng sĩ Ngô Tử Văn, tác giả đã đề cao tính cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân, là một bài học đáng quý cho thanh thiếu niên bây giờ và cả mai sau.
Tác giả thật tài tình phác họa bức chân dung đối lập của hai nhân vật Ngô Tử Văn và tướng giặc họ Thôi về tính cách, con người và cả kết cục. Tướng giặc họ Thôi bị giam ở ngục Cửu U còn Tử Văn lại được phong cho chức phán xự ở đền Tản Viên, một chức vị xứng đáng cho chàng – phán xự – chức vị phán xét công lí. Từ đó, thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.
Ánh sáng và bóng tối luôn đối lập với nhau, nhìn thì có vẻ ánh sáng luôn bị bao trùm bởi bóng tối, nhưng sự thực cho thấy rằng, cho dù không gian bóng tối đó có lớn bao nhiêu đi chăng nữa nhưng chỉ cần một tia sáng, tất cả bóng tối sẽ bị tan biến, thanh trừ tất cả những thứ xấu xa, ôm trọn lấy nó là ánh sáng ấm áp và thuần khiết. Cũng như câu chuyện trên, rồi ánh sáng cũng sẽ chiến thắng bóng tối.
Ý nghĩa tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” 2
Người ta thường nói “Ánh nắng là nụ cười vui vẻ của các vị thần trên bầu trời, còn mưa lại chính là những giọt nước mắt của người”. Thần ban cho ta ánh sáng soi sáng vạn vật, phủ lên thế gian một màu vàng tinh tế mà mỹ lệ, là nguồn hy vọng mang trong mình sự trong sáng và thuần khiết nhất. Nhưng người cũng ban cho ta bóng tối cận kề với người bạn ánh sáng của nó, che phủ vạn vật bằng màu đen u ám, chết chóc, che đậy đi tất cả mặt xấu xa nhất, tàn độc nhất của con người bên lớp vỏ bọc u tối đó. Cũng giống như xã hội loài người vậy, đều có hai mặt, bóng tối và ánh sáng, một xã hội tràn ngập ánh đen bất tận, bao trùm bởi nạn tham nhũng, mê tín dị đoan, sự tắc trách của các quan lớn đó, luôn có những tia sáng của sự quả cảm, tinh thần chính ngĩa hiển hiện và chiếu rọi thế gian. Xã hội đó được Nguyễn Dữ phát nét vô cùng chân thật trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên”.
Có câu nói thế này “Yêu quái không đáng sợ, đáng sợ là yêu quái giả dạng thần tiên”. Bối cảnh câu chuyện có lẽ không mấy xa hoa, hào nhoáng, cũng không mấy đẹp đẽ, nhưng lại thể hiện rất rõ câu nói trên. Tại một ngôi làng thuộc huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang có một ngôi đền được bảo là linh ứng lắm, chả là cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, một vị tướng giặc họ Thôi tử trận gần ngôi đền, thế là vị tướng này ban ngày làm thần ban đêm làm ma quấy nhiễu dân làng, cướp ngôi đền từ tay Thổ công, giả mạo họ tên của ngài. Vị Thổ công ấy muốn báo lên Diêm Vương nhưng khổ nỗi những đền miếu gần đây vì tham của đút, đều bên vực cho tướng giặc họ Thôi kia, có thể nói vị tướng giặc này quá khôn ngoan, hay nói vị Thổ công này quá lương thiện chăng? Lại tiếp tục câu chuyện, sau khi bị Ngô Tử Văn – nhân vật chính – đốt mất ngôi đền thì lại đến mắng chửi dọa dẫm chàng, bị chàng phớt lờ thì báo Diêm Vương, mặc dù bản thân chẳng đúng gì cả nhưng vẫn chối cãi và đổ tội cho chàng trai Tử Văn. Thế nhưng, công lí lúc nào cũng chiến thắng, hắn ta không những không được xây lại ngôi đền mà còn bị bỏ vào ngục Cửu U, ngôi mộ của hắn cũng bị bật tung lên. Tác giả đồng thời phê phán cái ác, cái bất lương thông qua hình ảnh tướng giặc họ Thôi kia: khi sống làm giặc ngoại xâm, cướp bóc, giết hại dân làng; khi chết lại làm yêu quấy nhiễu nhân dân, tham lam, dối trá, xảo quyệt. Cùng với đó là phê phán hiện trạng xã hội đen tối, u ám: tham nhũng, đút lót.
Một xã hội đen tối không chỉ bởi sự tác động của một hai việc làm, tham nhũng, đút lót là một mà một yếu tố quan trọng khác là sự tắc trách, xa dân của các quan lớn, quan trên mà ở câu chuyện này là hình ảnh của Diêm Vương, người phán xét công lí. Chẳng những không hay biết gì về chuyện trên nhân gian, về sự hoàn hành của yêu quái, mà còn vội vàng kết luận, tin những lời bịa đặt hàm hồ của tướng giặc họ Thôi kia. Chuyện là sau khi vị tướng giặc họ Thôi kia thông báo việc Tử Văn đốt đền, Diêm Vương liền sai hai tên quỷ sứ lên bắt Tử Văn xuống âm ti hỏi chuyện. Nói là hỏi chuyện nhưng trên thực tế, Tử Văn vừa xuống âm ti đã bị quy vào “Tội sâu ác nặng, không được vào hàng khoan giảm”. Đến khi được mời vào cửa điện âm phủ, Tử Văn lại bị đội thêm cái mũ “Là một kẻ hàn sĩ, dám hỗn láo”, “Mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc”. Ở nhân gian chẳng phải có câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy” hay sao? Chẳng lẽ Diêm Vương lại không biết?
Thường nói, đền là nơi thờ cúng thần bà, ở đây là chỉ Thổ công, người người cúng bái khẩn cầu, mong được bình yên, an ổn. Mà những thứ như thần, Thổ công, Ngọc Hoàng,… chẳng qua cũng chỉ là do trí tượng tưởng của con người mà thành, họ mong muốn sẽ luôn có một vị đấng tối cao nào đó luôn cầu phúc cho họ, để họ được sống vui vẻ, tai qua nạn khỏi, tất cả đều gọi là tín ngưỡng. Xong quá tin vào đó mà phát sinh ra cảm giác dựa dẫm, sợ hãi đối với tầng lớp linh thiên đó còn được gọi là “mê tín dị đoan”. Lại nói đến việc Ngô Tử Văn đốt đền, “Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ”, không một ai ủng hộ. Tại sao lại vậy? Qua câu chuyện, tác giả còn phê phán tệ nạn mê tín dị đoan của con người: đều sợ đốt đền là bất kính với thần linh, sợ thần trừng phạt, trong khi bị chính chủ ở đó quấy nhiễu, tàn hại.
Thế nhưng, hiện lên trên tất cả những thói hư, những điều chẳng mấy tốt đẹp đó là lòng dũng cảm, cương trực của chàng Ngô Tử Văn. Ngay từ chữ đầu tiên bắt đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu về Ngô Tử Văn là một người khảng khái nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được, là một người cương trực, được nhiều người khen ngợi. Và tất nhiên, không chỉ bằng những câu nói suông đó mà đã có thể bộc lộ hết được tính cách và tâm hồn cao đẹp của Tử Văn, mà nguồn sáng đó được tác giả hé mở từng chút một trong những hành động và thái độ của chàng. Bởi lẽ tức giận trước cảnh yêu quái tác oai tác oái, Tử Văn đã quyết định đốt đền – nơi tướng giặc họ Thôi trú ngụ. Trước khi thực hiện, chàng tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền. Không những dũng cảm có lòng trừ hại cho dân, chàng còn là người có hiểu biết và tôn kính thần linh, trời đất, biết phân biệt được cái ác và cái thiện, không tin một cách mù quán thần linh; hành động dứt khoát, tự tin cho thấy chàng tin tưởng vào việc làm của mình, việc làm chính nghĩa. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt nóng, tối đó có một vị khách tự xưng cư sĩ tới hăm dọa, chửi mắng, thế nhưng chàng vẫn ngồi ngất ngưỡng tự nhiên, phớt lờ gã cư sĩ kia. Hành động đó lại càng thêm khẳng định vào việc chàng rất tin tưởng vào bản thân của mình, thái độ điềm nhiên cứ như chàng không phải là người bị đe dọa, hoàn toàn không bị khuất phục trước thần quyền. Sau, chàng gặp được người tự xưng là Thổ công thì vô cùng kinh ngạc, cứ ngỡ người ban nãy là Thổ công, biết được sự tình từ người mới đến, chàng hỏi: “Hắn có thật là tay hung hãn”, không có ý hỏi, nhưng lại có ý châm biếm, bởi lẽ có câu thế này “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không phải sao? Tử Văn lắng nghe lời dặn dò của Thổ công, đêm đến bệnh càng thêm nặng, rồi bị hai tên quỷ sứ bắt đi. Chàng bị dẫn xuống nơi “có quỷ Dạ xoa nanh ác, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương” – âm ti – liền bị chụp rằng “Tội sâu ác nặng”, chàng vẫn không sợ hãi mà dõng dạc kêu oan. Khi được mời vào cửa điện âm phủ, bị sự bắt tội của Diêm Vương, sự vu cáo bởi hồn ma tướng giặc họ Thôi, chàng không những run sợ mà yếu thế, ngược lại còn không chịu nhún nhường, kiên quyết định tội tên tướng giặc, đưa ra bằng chứng tố cáo được Thổ công kể cho. Hành động này của chàng lại một lần nữa cho thấy chàng luôn tin vào việc làm chính nghĩa của mình, dũng cảm và tin vào công lý. Suốt cả câu chuyện, mỗi hành động của Tử Văn đều thống nhất với tính cách mà tác giả đã phát nét cho chàng ở đầu chuyện. Qua hình ảnh chàng dũng sĩ Ngô Tử Văn, tác giả đã đề cao tính cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân, là một bài học đáng quý cho thanh thiếu niên bây giờ và cả mai sau.
Tác giả thật tài tình phác họa bức chân dung đối lập của hai nhân vật Ngô Tử Văn và tướng giặc họ Thôi về tính cách, con người và cả kết cục. Tướng giặc họ Thôi bị giam ở ngục Cửu U còn Tử Văn lại được phong cho chức phán xự ở đền Tản Viên, một chức vị xứng đáng cho chàng – phán xự – chức vị phán xét công lí. Từ đó, thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.
Ánh sáng và bóng tối luôn đối lập với nhau, nhìn thì có vẻ ánh sáng luôn bị bao trùm bởi bóng tối, nhưng sự thực cho thấy rằng, cho dù không gian bóng tối đó có lớn bao nhiêu đi chăng nữa nhưng chỉ cần một tia sáng, tất cả bóng tối sẽ bị tan biến, thanh trừ tất cả những thứ xấu xa, ôm trọn lấy nó là ánh sáng ấm áp và thuần khiết. Cũng như câu chuyện trên, rồi ánh sáng cũng sẽ chiến thắng bóng tối.