Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con… Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao hay nhất

Cảm nghĩ của em về bài ca dao: Ngày nào em bé cỏn con… Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Như chúng ta đã thấy thì ca dao dân ca giống như giai điệu cuộc sống vậy. Dù bạn ở thời đại nào thì những âm hưởng của nó vẫn in sâu trong tâm trí của người về những đạo lý ở đời, về những lời ru của mẹ, hay về tình yêu đôi lứa…Nhưng tất cả đều nói về cách sống và lí lẽ ở đời để con người ta cư xử về cuộc sống sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Nhắc đến đây có bài ca dao:

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Đây là một bài ca dao rất ý nghĩa nó nói về tình cảm thiêng liêng và công ơn to lớn của cha mẹ và thầy cô những người giáo dục hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Chỉ khi chúng ta được sống trong môi trường có giáo dục thì con người ta mới biết nhìn nhận cuộc sống sao cho phù hợp.

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

Hai câu đầu nói nên quá trình hình thành và phát triển của một con người. Giờ đây người này đã lớn và muốn giãi bày tâm sự về sự trưởng thành của mình “Bây giờ em đã lớn khôn thế này”. Sự đối lập ngôn ngữ và hình ảnh “ trước – giờ”, “bé – lớn”. thể hiện sự trưởng thành của một người và người này muốn nó về cách vượt qua những giai đoạn ấy. “Em bé con con” đây là lúc rất còn bé chưa biết gì bé vẫn vô tư hồn nhiên sống trong vòng tay và sự nâng niu của gia đình. Với những từ ngữ và hình ảnh quen thuộc như này người đọc rất dễ hiểu ra ý nói của câu ca dao. Đồng thời tác giả không sử dụng những từ như bé tí hon,…mà sử dụng bé cỏn con vì tác giả muốn thể hiện rõ sự vô tư của đứa trẻ. Qua đây ta chúng thấy rõ sự tinh tế trong cách lựa chọn từ ngữ mà giàu biểu cảm. Năm tháng cũng trôi đi rồi đứa bé ấy ngày một càng lớn rồi, nó không thể bé mãi mà phải lớn lên để đi học và ra ngoài nhìn nhận cuộc sống mà lớn lên. Đứa bé này được đến trường học tập và sau thời gian rèn luyện trong môi trường giáo dục đứa bé này đã trưởng thành đã biết suy nghĩ hơn. Đại từ em nhấn mạnh hai lần ý chỉ nhân vật trữ tình tuy đã trưởng thành hơn nhưng vẫn còn đang trong độ tuổi học tập và rèn luyện.

Hai câu thơ sau là quá trình đem đến sự trưởng thành đó:

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Câu lục bát đầu được chia làm ba vế mỗi vế hai từ “cơm cha-áo mẹ-nghĩa thầy” hài hòa cân xứng để nhấn mạnh công lao nuôi dưỡng của cha mẹ và ơn thầy đã dạy cho những lẽ sống ở đời. Đây là một đạo lý làm người rất cao cả dù là ai, dù sau này có lớn thế nào đi chăng nữa thì không bao giờ được quên những công lao cao cả này. Cha mẹ là người sinh ra chúng ta, đặc biệt người mẹ phải mang nặng đẻ đau chín tháng mười người mới được một thiên thần bé bỏng như chúng ta rồi sau đó hàng ngày vất vả kiếm cơm áo gạo tiền để nuôi lớn chúng ta cho chúng ta phát triển tốt nhất về thể xác. Còn người thầy là người mà sẽ dạy cho chúng ta không chỉ biết những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn dạy chúng ta cách làm người, cách ứng xử lễ nghi trong cuộc sống. Để chúng ta có thể phát triển phù hợp với xã hội.

Nhịp thơ ngắt quãng như những nốt nhấn về công lao trời bể của cha mẹ và thầy cô nó khắc sâu vào tâm hồn để mỗi không không bao giờ quên. Nói về những tình cảm thiêng liêng ấy kho tàng văn học nước ta rất là phong phú:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Và:

Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai.

Như vậy qua bài ca dao này muốn gửi gắm đến người đọc đạo lý ở đời “Uống nước nhớ nguồn”. Dù trưởng thành đến mấy thành công đến mấy cũng không được quên công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ và thầy công những con người soi lối mở đường đưa chúng ta vững bước trên con đường thành công.