Lập dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo (12 mẫu)

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

- Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

- Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung bài Đại cáo bình Ngô

+ Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi:

- Bài cáo mở đầu bằng nguyên lí chính nghĩa dựa trên nền tảng là tư tưởng thần dân mà Nguyễn Trãi rất coi trọng:

                     Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

                     Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

- Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên nền tảng tình thương và đạo lí. Theo Nguyễn Trãi, trước hết muốn yên dân thì phải lo trừ bạo để cho dân được sống thanh bình, hạnh phúc. Cứu nước tức cứu dân bởi nước với dân là một.

- Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với sự nghiệp chống xâm lược. Phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc là phi nghĩa. Chiến đấu chống xâm lược là phù hợp với đạo lí nhân nghĩa.

- Bằng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào, tự tôn về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Quốc gia Đại Việt có cương vực, ranh giới rõ ràng, có phong tục tập quán riêng, từ lâu đời đã tồn tại song song với các quốc gia phương Bắc. Các triều đại vua nước Nam xưng đế, hùng cứ một phương, chứ không phải là chư hầu. Tư cách độc lập, chủ quyền quốc gia của dân tộc Đại Việt là một chân lí tất nhiên, không có bạo lực nào xâm phạm nổi.

- Tác giả đã chứng minh cho đạo lí nhân nghĩa bằng chính những thất bại thảm hại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã Nhi (các tướng giặc). Đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh bảo vệ chính nghĩa.

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

- Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.

- Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

                 Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

                 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

   Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

+ Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn vả những khó khăn trong buổi đầu chống giặc:

- Hình tượng lãnh tụ Lê Lợi chủ yếu được khắc hoạ trong những ngày đấu dấy nghiệp đầy gian khổ. Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất, hòa hợp giữa con người bình thường và thủ lĩnh nghĩa quân, ông xứng đáng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua hình tượng Lê Lợi, Nguyễn Trãi nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.

- Những ngày đầu khởi nghiệp đầy gian nan, vất vả bởi sự chênh lệch quá lớn trong mối tương quan giữa ta và địch. Cuộc khởi nghĩa đã vượt qua những khó khăn, thử thách và ngày càng lớn mạnh, đủ sức tổng phản công giành thắng lợi.

- Lê Lợi thể hiện rất rõ vai trò của một bậc minh chủ. Trong tâm trí ông luôn canh cánh mối lo đánh đuổi giặc thù để cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than. Lê Lợi tự tin, tự nguyện đặt vận mệnh của quốc gia, dân tộc lên vai mình. Nhiệt huyết cứu nước đã trở thành hoài bão cao đẹp của ông. Tài năng của Lê Lợi thể hiện qua ý chí, quyết tâm kháng chiến và ông đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn.

+ Nguyên nhân dẫn tới thành công của sự nghiệp cứu nước:

- Trước hết, nghĩa quân có sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của ý thức dân tộc, của mục đích chiến đấu là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ nền độc lập và truyền thống văn hiến lâu đời của quốc gia Đại Việt. Sau đó, yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tài trí mưu lược, phẩm chất anh hùng của chủ tướng Lê Lợi.

- Là truyền thống đoàn kết trên dưới một lòng; là chiến lược đánh giặc vô cùng linh hoạt và hiệu quả của nghĩa quân.

- Tài năng của Lê Lợi thể hiện qua ý chí, quyết tâm đánh giặc cứu nước, qua thái độ trân trọng và sử dụng người tài, khả năng thu phục nhân tâm và tài thao lược xuất sắc, đưa ra đường lối kháng chiến sáng suốt và đúng đắn. Lê Lợi đã dùng chiến lược trường kì kháng chiến, lấy thời gian ủng hộ mình. Trong quân sự, lúc đầu ông dùng chiến thuật lấy "đoản binh” chống "trường trận". Đánh mai phục, đánh bất ngờ, dựa vào địa thế núi sống hiểm trở, dựa vào lòng dân tận tình giúp đỡ.

+ Quá trình kháng chiến gian khổ và thắng lợi vẻ vang:

- Nguyễn Trãi đã vẽ nên toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc Đại Việt sống trong không khí chiến đấu sôi sục, khẩn trương. Khi tái hiện giai đoạn hai của cuộc kháng chiến, tác giả hào hứng miêu tả khí thế đạp trên đầu thú của nghĩa quân và sự thất bại thảm hại của giặc Minh xâm lược. Thông qua đó khẳng định tính chất chính nghĩa và truyền thống nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trong đoạn văn này, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc tới âm thanh, nhịp điệu đều mang đậm tính chất anh hùng ca. Độ dài ngắn khác nhau của các câu văn và hàng loạt hình ảnh so sánh được tác giả vận dụng rất linh hoạt nhằm đặc tả khí thế tấn công như vũ bão của quân ta.

- Thất bại không thể tránh khỏi của giặc cũng được tác giả khắc hoạ tài tình bằng thủ pháp liệt kê chính xác.

- Truyền thống nhân nghĩa và tư tưởng hoà bình của dân tộc Đại Việt được thể hiện rất rõ trong đoạn này. Giặc đại bại, thể lòng trời ta mở đường hiểu sinh, cấp thuyền, cấp ngựa cho chúng về nước. Thế của ta là thế của người chiến thắng:

             Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng;

             Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

- Đây cũng là tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Lê Lợi, tạo cơ sở cho một nền hoà bình lâu dài giữa hai nước. Nguyễn Trãi khẳng định:

             Chẳng những mưu kế kì diệu,

             Cũng là chưa thấy xưa nay.

+ Ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến và lời tuyên bố hòa bình:

- Trong đoạn kết của bài cáo, Nguyễn Trãi thay mặt chủ tướng Lê Lợi trịnh trọng tuyên bố: Chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt đã được lập lại, một thời kì mới của lịch sử đã được mở ra:

             Xã tắc từ đây vững bền,

             Giang sơn từ đây đổi mới.

- Niềm vui to lớn này là kết quả tất yếu của bao nhiêu gian khổ, hi sinh xương máu, của bao nhiêu chiến thắng của quân dân Đại Việt:

              Kiền khôn bĩ rồi lại thái,

              Nhật nguyệt hối rồi lại minh.

              Muôn thuở nền thái bình vững chắc,

              Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.

              ....

              Xa gần bá cáo,

              Ai nấy đều hay.

- Trong lời tuyên bố kết thúc chiến tranh, cảm hứng của Nguyễn Trãi về nền độc lập dân tộc và tương lai tươi sáng của đất nước đã hòa quyện với niềm tin vào quy luật vận động tất yếu của lịch sử. Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện quyết tâm xây dựng nền thái bình muôn thuở của nhân dân Đại Việt.

3. Kết bài:

- Bài Đại cáo bình Ngô có sự thống nhất hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật, nhằm tổng kết cuộc kháng chiến vô cùng gian lao và tuyệt vời anh dũng của quân dân Đại Việt chống giặc Minh xâm lược.

- Kiệt tác này là niềm tự hào vô biên của dân tộc bởi nó truyền lại cho muôn đời con cháu về tình yêu nước, thương dân, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình...

- Bài cáo tuy lấy lời Lê Lợi nhưng đó là tư tưởng, tình cảm, cuộc sống, máu xương của chính bản thân Nguyễn Trãi. Trên cơ sở chân lí chính nghĩa tất thắng. Nguyễn Trãi đã viết nên áng "thiên cổ hùng văn", giống như một tượng đài chiến thắng hoành tráng, cao vút giữa bầu trời nước Việt.

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo hay nhất 2

 1. Mở bài

- Sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi.
- Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh sáng tác (Sách giáo khoa):

b. Luận đề chính nghĩa:
- Tư tưởng nhân nghĩa: quan điểm mới mẻ, tiến bộ vượt thời đại của Nguyễn Trãi: Nhân nghĩa tức là gắn với việc yêu dân, chuộng hòa bình, và gắn với lòng yêu nước sâu sắc.
-  Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay, được tác giả khẳng định như một chân lý khách quan thông qua năm yếu tố cơ bản: Nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm, chủ quyền riêng xưng “đế’ không xưng vương.

c. Tội ác của giặc Minh trên đất nước ta: 
* Trên lập trường dân tộc, ông đã tố cáo, nhận diện rõ ràng âm mưu cướp nước của giặc Minh:
- Dùng các từ ngữ “nhân”, “thừa cơ” để vạch trần luận điệu bịp bợm của nhà Minh kéo quân sang nước ta với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, nhưng thực tế là thừa dịp xâm lược Đại Việt.
* Đứng trên lập trường nhân bản, nhân nghĩa, đứng về phía quyền sống của nhân dân để tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo của kẻ thù.
- Hủy hoại cuộc sống của nhân dân bằng hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo, man rợ “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” .
- Hủy hoại môi trường sống của nhân dân Đại Việt “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”
- Sử dụng người dân như là một công cụ biết nói để vơ vét sản vật, là công cụ để phục dịch cho lòng tham vô đáy của mình, vô cùng độc ác và tàn bạo.
- Cuộc sống vốn yên ấm bấy lâu nay cũng vỡ nát khi “tan tác cả nghề canh cửi”, gia đình hạnh phúc bỗng chốc mất đi người chồng người cha “Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng”.
- “Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?” chính là sự giận dữ trước chính sách cai trị tàn bạo của kẻ thù, đồng thời cũng là tấm lòng đau xót vạn phần cho những nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng suốt mấy mươi năm qua. 

d. Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
* Giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn:
- Thiếu người tài phụ giúp, thiếu quân lực, thiếu lương thực, nghĩa quân chưa ổn định trong khi đó quân địch lớn mạnh, phô trương thanh thế khắp nơi.
- Sự lãnh đạo tài ba của lãnh tụ Lê Lợi, yếu tố quyết định trong sự thành công của cuộc khởi nghĩa ở ông hội tụ đầy đủ các yếu tố lý tưởng của một vị lãnh tụ kiệt xuất:
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm cao độ trong việc thực hiện lý tưởng cao đẹp khôi phục giang sơn, nền độc lập của dân tộc.
+ Biết coi trọng nhân tài, biết coi trọng vai trò của nhân dân, biết tập hợp sức mạnh của nhân dân vốn là yếu tố tiên quyết để quyết định chiến thắng của khởi nghĩa.
+ Khả năng thu phục lòng người tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh trong toàn quân, quân sĩ trên dưới một lòng chống giặc.
+ Sự tài trí mưu lược, giỏi bày binh bố trận.

* Giai đoạn phản công giành chiến thắng vang dội:
- Ở chặng thứ nhất, quân ta đã tiến đánh các vị trí đóng quân khác nhau của  địch làm cho chúng sức cùng lực kiệt, phải cầu cứu quân tiếp viện, trái ngược với giai đoạn đầu thì ở đây nghĩa quân đã liên tiếp giành được những chiến thắng vang dội, còn kẻ thù thì phải nhận hàng loạt các chiến bại, vô cùng nhục nhã. (Tìm dẫn chứng trong sách giáo khoa).
- Sang chặng đường thứ hai, sau khi kẻ thù rơi vào thất bại thảm hại, nhưng chúng vẫn ngoan cố không chịu rút về nước, trái lại còn đưa thêm quân tiếp viện do hai tướng Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy chia làm hai đạo quân tiến vào nước ta hòng tiêu diệt nghĩa quân, lấy lại thế chủ động. Lúc này đây nghĩa quân ta tiếp tục quá trình kháng chiến, tiếp nối sĩ khí của chặng đường thứ nhất để chặn đánh quân địch ở vùng biên giới, phá tan âm mưu hiểm độc của chúng.
=> Quân giặc tiếp tục chịu thất bại thảm hại.
- Nhưng với tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt, ta không những không đuổi cùng diệt tận mà cấp cho chúng ngựa, thuyền để chúng rút lui về nước trong sự tâm phục khẩu phục, vừa để quân dân nghỉ ngơi lấy sức khôi phục đất nước sau chiến tranh. 

* Nghệ thuật:
+ Bút pháp đậm chất anh hùng ca được miêu tả bằng các hình ảnh rộng lớn, thể hiện sự kỳ vĩ của thiên nhiên, dùng ngôn ngữ đặc sắc, với các động từ liên tiếp để diễn tả sự chuyển rung liên tiếp của trận chiến, dùng những tính từ ở mức độ tối đa để tạo ra sự tương phản sâu sắc giữa ta và địch.
+ Câu văn linh hoạt, chiến thắng của ta thì dùng câu văn ngắn thể hiện sự dồn dập, quyết đoán mạnh mẽ, oai hùng, còn thất bại của địch thì được diễn tả bằng những câu văn dài thể hiện tính chất khôn cùng, không sao kể hết được. 

e. Tuyên bố kết quả, khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền của dân tộc:

- Tuyên bố chiến thắng, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập cho dân tộc, xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng dưới triều vua mới.
- Rút ra những bài học lịch sử sâu sắc, từ quy luật của trời đất và tự nhiên, thể hiện sự tin tưởng vào vận mệnh mới của dân tộc, sau khi đã trải qua cơn bĩ cực của lịch sử. Thứ hai là chiến thắng của chúng ta được tạo nên nhờ sự kết hợp của sức mạnh thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.
 

3. Kết bài

Nêu tổng kết nội dung và nghệ thuật

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 3

 1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác phẩm Bình Ngô đại cáo: "Áng thiên cổ hùng văn", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
- Nêu khái quát về nội dung tư tưởng tác phẩm.
 

2. Thân bài

a) Vài nét cơ bản về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", công bố vào tháng Chạp năm 1428 với mục đích: Tổng kết quá trình chiến đấu chống ngoại xâm; tuyên bố nền độc lập của dân tộc ta
- Thể loại: Cáo là thể loại thuộc văn học chức năng, là loại thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc thường được vua, chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn về sự kiện nào đó để mọi người cùng biết.
- Nhan đề bài cáo: "Ngô" là từ chỉ nhà Ngô thời Tam Quốc, triều đại phương Bắc sang xâm lược nước ta; "Bình Ngô đại cáo" mang ý nghĩa tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của toàn dân tộc ta trước kẻ thù tàn ác. 

- Bố cục bài Bình Ngô đại cáo:
+ Phần một: Nêu luận đề chính nghĩa
+ Phần hai: Tội ác không thể dung tha của giặc Minh
+ Phần ba: Công cuộc chiến đấu và kết quả của cuộc chiến
+ Phần tư: Tuyên bố chiến thắng, lời khẳng định chủ quyền, vị thế của dân tộc.

b) Phân tích cụ thể tác phẩm Bình Ngô đại cáo

* Phần một: Luận đề chính nghĩa
- "Việc nhân nghĩa... lo trừ bạo":
+ "nhân nghĩa": Tư tưởng, hành động vì con người, đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ cho đời sống nhân dân bởi nhân dân có ấm no, hạnh phúc thì đất nước mới phát triển bền vững được. 
+ Những người đứng đầu nhà nước cần lo việc "yên dân", "trừ bạo", dẹp yên bọn xâm lược và bè lũ tay sai của chúng ở trong nước để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. 

- "Như nước Đại Việt ta... thời nào cũng có":
+ Nguyễn Trãi chỉ ra các yếu tố tạo nên nước Đại Việt: Nền văn hiến lâu đời, ranh giới riêng, phong tục tập quán đặc sắc, bề dày lịch sử sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc.
+ "từ trước", "vốn xưng", "đã chia": Sự tồn tại và phát triển của nước ta trong lịch sử như một điều hiển nhiên không thể chối cãi 
+ Lời khẳng định của tác giả: Tuy các triều đại có lúc mạnh, lúc yếu nhưng nhân tài nước Việt thời nào cũng có.
- "Lưu Cung... còn  ghi":
+ Các tướng giặc đều bị anh hùng hào kiệt nước ta "giết tươi", "bắt sống", chuốc lấy kết cục bi thảm
+ Sức mạnh của quân dân đã tiêu diệt được bọn xâm lược gian tà, hung ác 
- Giọng điệu hào hùng, vế đối hài hòa => Thể hiện niềm tự tôn, tự hào dân tộc, niềm tin vào sức mạnh của dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường.

* Phần hai: Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh
- "Nhân họ Hồ... cầu vinh":
+ Luận điệu xảo trá, bịp bợm của chúng: "phù Trần diệt Hồ", thừa nước đục thả câu.
+ Nhân dân ta một cổ hai tròng: Giặc ngoại (giặc xâm lược bên ngoài) và giặc nội (bọn bán nước cầu vinh).
- "Nướng dân đen... nghề canh cửi":
+ Giặc Minh hung tàn, vô nhân tính, dùng muôn ngàn kế để thôn tính nước ta
+ Hành động diệt chủng dã man: "nướng... hung tàn", "vùi... tai họa"
+ Dùng tính mạng người dân làm trò tiêu khiển
+ Bóc lột của cải, tính mạng của nhân dân: Các loại thuế khóa, vơ vét sản vật quý hiếm, bắt nhân dân xuống biển mò ngọc, vào núi tìm vàng, "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ",...
=> Hậu quả: "tan tác cả nghề canh cửi", làm li tán các gia đình "nheo nhóc", vợ mất chồng, con mất cha...
=> Tội ác của chúng khiến trời đất không thể dung tha: "Trúc... tội", "nước... mùi", "Lẽ nào... chịu được"
+ Nghệ thuật: Liệt kê, phóng đại, câu hỏi tu từ, các hình ảnh vừa mang tính khái quát vừa cụ thế nhằm tố cáo tội ác của giặc. 

* Phần ba: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và kết quả của cuộc chiến
- Giai đoạn đầu của cuộc chiến:
+ "Ngẫm thù lớn... cùng sống": Không thể chung sống dưới một bầu trời cùng kẻ thù, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa
+ "Tuấn kiệt... người bàn bạc": Buổi đầu, quân ta gặp không ít khó khăn khi kẻ thù đang trong lúc mạnh; người tài không nhiều, sách lược chiến đấu thiếu người bàn bạc, đỡ đần; binh lính thì ít; lương thực cũng cạn kiệt.
=> Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng vị chủ tướng vẫn "gắng chí khắc phục gian nan".
- Những chiến thắng vang dội ban đầu: "Trận Bồ Đằng... càng hăng" 
+ Các trận đánh ở Chi Lăng, Mã An, Cần Trạm,... khiến các tướng Minh phải tự vẫn, tử vong,...; bốn viên tướng Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính của nhà Minh: "mất vía", "nín thở cầu thoát thân", các tướng lĩnh khác bỏ mạng, đầu hàng; "Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng", đô đốc Thôi Tụ "dâng tờ tạ tội",...
+ Quân ta chiến đấu với sức mạnh và khí thế quyết liệt khiến quân giặc tan tác: "Đánh một trận... tan tác chim muông".
+ Nghệ thuật: Động từ mạnh "hồn bay phách lạc", "tim đập chân run"; các tính từ chỉ mức độ "thây chất đầy đường", "máu trôi đỏ nước", "đầm đìa máu đen",... => Sự thảm hại của giặc Minh và sự mỉa mai, châm biếm kẻ thù của tác giả.

* Phần kết: Lời tuyên bố, khẳng định nền độc lập của dân tộc "Xã tắc... đều hay"
- Dẹp yên giặc rồi xây dựng đất nước, bế tắc rồi thông suốt, nhật nguyệt tối rồi sáng: Quy luật vận động tất yếu của lịch sử
- Nhờ"trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ" cùng sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn đã đánh đuổi được giặc Minh làm cho đất nước sạch bóng kẻ thù.
 3. Kết bài

- Khẳng định lại những đặc sắc của nghệ thuật và giá trị nội dung của Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. 

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo hay nhất 4

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (tiểu sử, đặc điểm con người, quan điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, thể loại, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)
 

2. Thân bài

a. Nêu luận đề chính nghĩa
-  Nêu lên luận đề chính nghĩa làm nền tảng tư tưởng cho toàn bộ bài cáo của mình.
+  Tác giả đã nêu lên tư tưởng xuyên suốt bài cáo đó chính là nhân nghĩa - một phạm trù tư tưởng có nguồn gốc từ Nho giáo.
+ Với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa đó bắt nguồn từ  tư tưởng “yên dân”, “trừ bạo"
- Những chân lí độc lập khách quan, làm cơ sở lí luận vững chắc để khẳng định độc lập dân tộc:
+ Nước ta có một nền văn hiến, phong tục, bờ cõi, lãnh thổ riêng, được mọi người thừa nhận.
+ Qua việc so sánh các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phong kiến phương Bắc, tác giả đã đặt các triều đại của ta, dân tộc ta ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ là cơ sở cho nền độc lập mà còn thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả Nguyễn Trãi.
+ Tái hiện lại những trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiếc thắng vang dội khắp non sông của quân và dân ta trong suốt chặng đường lịch sử trước đó.

b. Bản cáo trạng vạch rõ tội ác của kẻ thù
- Tác giả đã vạch rõ cho người đọc âm mưu xâm lược của giặc Minh
- Tàn sát, giết hại những người dân vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”,...
- Chính sách thuế khóa nặng nề và hết sức vô lí cùng với những chính sách hủy hoại môi trường sống, cảnh quan tự nhiên, tiêu diệt sự sống của vạn vật trên đất nước ta: “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng”, “Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”.

c. Quá trình kháng chiến và chiến thắng của quân và dân ta
- Hình ảnh vị chủ tướng Lê Lợi:
+ Đại từ “ta” đặt ở đầu đoạn văn như một lời khẳng định, thể hiện rõ lai lịch, nguồn gốc, lai lịch, xuất thân của người anh hùng Lê Lợi.
+ Lê Lợi hiểu được những nhọc nhằn và cả sự căm phẫn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta - “căm thù giặc thề không cùng chung sống”.
+ Luôn mang trong mình bao nỗi niềm suy tư, trăn trở, đến nỗi “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận” để suy tính con đường đánh đuổi quân xâm lược
- Những khó khăn của ta trong buổi đầu khởi nghĩa: Những ngày quân giặc còn rất mạnh, nhân tài của ta còn nhiều hạn chế, “nhân tài như lá mùa thu”, “việc bôn tẩu lại thiếu kẻ đỡ đần”,...
- Những chiến thắng vang dội của quân và dân ta: với một giọng văn đầy từ hào khi tái hiện lại những thắng lợi vẻ vang, liên tiếp của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược...

d. Lời tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc
- Lời tuyên ngôn của Nguyễn Trãi được tuyên bố rộng rãi tới tất cả mọi người, đó là lời khẳng định về nền độc lập, hòa bình, thống nhất của dân tộc
- Qua đó, thể hiện thái độ ngợi ca và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn của đất nước, của dân tộc.

3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo hay nhất 5

a. Mở bài

·        Giới thiệu tác phẩm Bình Ngô đại cáo và tác giả Nguyễn Trãi

·        Dẫn dắt vào vấn đề: Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

b. Thân bài

·        Khái quát chung

o   Hoàn cảnh sáng tác

o   Sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để tuyên bố với nhân dân cả nước về quyền độc lập của đất nước

o   Bài cáo được công bố vào đầu năm 1428

o   Thể loại

o   Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

o   Cáo có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi nhưng chủ yếu là văn biền ngẫu

o   Lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc là đặc điểm quan trọng của bài cáo.

o   Bố cục

o   Phần 1 ("Việc nhân nghĩa... chứng cứ còn ghi"): Tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến

o   Phần 2 ("vừa rồi ... Ai bảo thần dân chịu được"): Bản cáo trạng tội ác giặc Minh

o   Phần 3 ("Ta đây ... chưa thấy xưa nay"): Lược thuật quá trình kháng chiến

o   Phần 4: Còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước.

o   Chủ đề: Tác phẩm là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, thể hiện niềm tự hào vô biên, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi to lớn của chính nghĩa cứu nước, tài năng lãnh đạo của bộ phận tham mưu nghĩa quân, của khí phách anh hùng toàn dân tộc ta.

·         Phân tích

o   Nêu luận đề chính nghĩa: Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Nhân nghĩa, dân và nước:

o   Nhân nghĩa: điếu dân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân.

o   Dân: Dân trong tác phẩm là những người thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm đa số trong xã hộinông nghiệp thời đó. Ðó là những dân đen, con đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những người có vai trò lịch sử quan trọng, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

o   Nước: Khái niệm nước bao gồm mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố

o   Văn hiến

o   Ðịa lý

o   Phong tục tập quán

o   Các triều đại chính trị

o   Hào kiệt

o   Truyền thống lịch sử vẻ vang

o   Những quan niệm của Nguyễn Trãi trong bài Cáo về Nhân nghĩa, Dân, Nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa phát triển của truyền thống yêu nước, phù hợp với đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời. Những quan niệm này, so với trước, đã có nhiều biến đổi, phát triển do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.

o   Vạch trần tội ác giặc:

o   Các nhà nghiên cứu xem đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Ðại Việt.

o   Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.

o   Tổng kết quá trình kháng chiến:

o   Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến

o   Tập trung miêu tả hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã khái quát toàn vẹn nưng phẩm chất tiêu biểu nhất của con người yêu nước ở thế kỷ XV. Những đặc điểm của con người yêu nước trong văn học thời kỳ nàythường có đặc điểm sau:

o   Xuất thân bình thường: Ta đây Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình

o   Có tấm lòng căn thù giặc sâu sắc:

o   Ngẫm thù lớn há đội trời Căm giặc nước thề không cùng sống - Khởi đầu gặp nhiều khó khăn nhưng luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì:

o   Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan

o   Biết tập hợp, đoàn kết toàn dân: Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

o   Biết sử dụng chiến lược, chiến thuật tài tình:

o   Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều - Biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động:

o   Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo Có thể nói, Lê Lợi chính là hình ảnh tiêu biểu của những con người yêu nước dám hy sinh quên mình đứng dậy chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.

o   Miêu tả quá trình kháng chiến

o   Ở đây, ta không tìm thấy những anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trong các tác phẩm anh hùng ca của Hy Lạp cổ đại. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng, những người mà trước kia văn học bác học chưa quan tâm đi sâu, khai thác

o   Tuy nhiên, đối với tướng giặc, tác giả lại miêu tả đầy đủ, cụ thể từng gương mặt, họ tên, chức tước và tư thế thất bại của từng tên một.

o   Cách sử dụng liệt kê ngày tháng thể hiện rõ nhịp độ dồn dập của những trận chiến thắng.

o   Tuyên bố hòa bình, xây dựng vương triều mới:

o   Nhịp thơ dàn trải, trang trọng

o   Khẳng định thế thịnh suy tất yếu

c. Kết bài

·        Những nhận xét, đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật

·        Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 6

1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. THÂN BÀI
Phần 1: Việc nhân nghĩa...chứng cứ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa
Tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo
Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam:
Nền văn hiến, phong tục, lịch sử, chế độ riêng
So sánh với Nam quốc sơn hà: tiến bộ, sâu sắc, toàn diện hơn

Phần 2: Vừa rồi...ai bảo thần nhân chịu được: Bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân thù
Những âm mưu và tội ác của kẻ thù: âm mưu xâm lược, chính sách cai trị vô nhân đạo, tàn sát người vô tội, bóc lột dã man, hủy diệt môi trường sống
Hình ảnh nhân dân: khốn khổ, tội nghiệp, đáng thương
Hình ảnh kẻ thù: tàn bạo, vô nhân tính
Nghệ thuật: phóng đại, câu hỏi tu từ, giọng điệu uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết

Phần 3: Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa...Cũng là chưa thấy xưa nay: Kể lại quá trình chiến đấu gian khổ và kết cục toàn thắng của khởi nghĩa Lam Sơn
Hình tượng người chủ tướng Lê Lợi và những năm tháng gian khổ ban đầu của cuộc khởi nghĩa
Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình
Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí, hoài bão cao cả
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn: quân thù đang mạnh, tàn bạo; quân ta lực lượng mỏng, lương thực khan hiếm
Sức mạnh giúp ta chiến thắng: ý chí khắc phục gian nan, sức mạnh đoàn kết, chiến lược, chiến thuật linh hoạt, tư tưởng chính nghĩa
Quá trình phản công và chiến thắng
Khí thế của quân ta hào hùng, chiến thắng dồn dập, liên tiếp
Hình ảnh kẻ thù tham sống sợ chết, hèn nhát, thảm bại

Phần 4: Tuyên bố chiến thắng và nêu lên bài học lịch sử
Tuyên bố, khẳng định với toàn dân nền độc lập chủ quyền của dân tộc đã được lập lại
Tư tưởng canh tân đất nước, tin tưởng vào tương lai

Đánh giá: nội dung và nghệ thuật

3. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và giá trị của tác phẩm

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 7

I/Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu tác giả tác phẩm.

Sau khi cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi vào cuối năm 1972, Lê Lợi đã sai Nguyễn Trãi soạn “Đại cáo bình Ngô” nhằm tổng kết lại một chặng đường lịch sử, ôn lại những tháng năm gian khổ, những chiến công hiển hách, có ý nghĩa như một áng thiên cổ hùng văn. Đây là một tác phẩm hay gợi cho ta nhiều suy nghĩ.

II/ Thân bài

1. Nêu luận đề chính nghĩa

  • Nhân nghĩa vốn là một phạm trù tư tưởng của Nho giáo có ý nghĩa về chính trị và đạo đức chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lý.
  • Nhân nghĩa trong Nho giáo là một học thuyết có ý nghĩa tích cực nhưng chỉ giới hạn trong những mối quan hệ cụ thể và hạn chế ở những tầng lớp trên, không có chỗ cho dân đen, con đỏ.
  • Nguyễn Trãi đã kế thừa những điều tốt đẹp của nho giáo đồng thời phát huy truyền thống nhân hậu của người Việt, trở thành một tư tưởng toàn diện, tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, là sợi chỉ đỏ xuyên xuất tư tưởng trong thơ văn. Đó là đường lối lấy dân làm gốc, nhân nghĩa là an dân, nhân nghĩa là biết yêu thương bảo vệ hạnh phúc của nhân dân.
  • Nội dung cơ bản nhất của nhân nghĩa chính là “yếu tại an dân”, muốn nhân dân yên ổn thì khi có kẻ đe dọa cuộc sống hòa bình, có kẻ gieo rắc tai họa cho nhân dân thì điều lo lắng trước nhất của quân đội nhân nghĩa là làm thế nào để có thể trừ khử được những kẻ bạo ngược kia.
  • Từ đó đề ra mục đích: vì thương dân nên phải trừ bạo ngược. Đó là cả một sự phát triển về tư tưởng, có ý nghĩa vượt tầm thời đại, trong chiến tranh cũng như thời bình đều lấy dân làm gốc
  • Nguyễn Trãi nói về nền độc lập của nước ta rất cụ thể, có tên tuổi từ lâu đời “như nước Đại Việt ta từ trước” tức là nước ta là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có văn tự, có hiền tài.
  • Nước ta còn có phong tục riêng, phong tục của một dân tộc nói lên lối sống của dân tộc đó. Sức mạnh của một dân tộc nằm ở sự bền vững của phong tục tập quán. Sự thật mà giặc Minh luôn muốn xóa bỏ, nô dịch, đồng hóa văn hóa của chúng ta.
  • Tự hào về giống nòi vẻ vang đời nào cũng có. Trong một đất nước, yếu tố cơ bản nhất là con người mà phần tinh hoa là người hào kiệt. Dòng dõi Đại Việt luôn sinh ra những người hào kiệt trái với luận điệu xảo trá của kẻ thù là dân ta là kẻ mọi rợ, man di cần chúng giáo hóa, dạy dỗ.
  • Như vậy tư tưởng độc lập vừa toàn diện, tiến bộ, vừa sâu sắc mang khả năng thuyết phục lớn là một chân lý tất yếu bất khả xâm phạm.

2.Vạch rõ tội ác của kẻ thù

  • Tác giả vạch trần sự giả dối của kẻ thù “phù Trần diệt Hồ” chỉ là bức bình phong, là cái cớ để chúng xâm lược nước ta.
  • Nguyễn Trãi đã phác lên bức tranh khổ cực của nhân dân ta khi giặc Minh xâm chiếm: người lên núi đào vàng, kẻ xuống biển mò ngọc, tình cảnh chia lìa, nheo nhóc khốn cùng của vợ mất chồng, con mất cha, nặng nề những nỗi cơ cực của người bị đẩy vào tình cảnh phu phen, ngành nghề bị tiêu diệt, lực lượng lao động thành công cụ để kẻ thù ra sức vơ vét, bóc lột. Hơn thế nữa còn hủy diệt môi trường sống và sự sống con người.
  • Tộc ác giặc Minh là thầm thía nhất: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ...”. Ngòi bút hiện thực của tác giả đã tái hiện chi tiết về những tội ác man rợ, tàn bạo vô nhân tính của kẻ thù. Cảnh chết chóc là trò giải trí, là thú mua vui, là kỉ niệm cầm lưu lại trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Hình ảnh người dân thảm thương đối lập với kẻ thù thằng há miệng, đứa nhe răng tàn ác ghê sợ như con quỷ hút máu người. Để viết được những câu văn như vậy chắc hẳn Nguyễn Trãi phải kìm nén đau thương để có thể nhìn thẳng vào sự thật.

3.Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

  • Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa gắn với hình tượng lãnh tụ Lê Lợi với lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm xây dựng sự nghiếp cứu nước.
  • Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong tình trạng vô cùng thiếu thốn: thế và lực giữa ta và giặc không hề cân sức. Tuy nhiên dưới sự dẫn dắt của Lê Lợi, ý chí chiến đấu kiên cường, quân dân ta vẫn vượt qua thử thách, tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Nhân dân vừa là nạn nhân, vừa là sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, Lê Lợi hay người viết cáo đã nhận ra sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến đấu.
  • Cảnh kết thúc chiến tranh: khi giặc bị đẩy vào thế cùng lực kiệt, những người lãnh đạo đã sáng suốt khi kết thúc cảnh binh đao trong hòa bình để mở đường hiếu sinh. Hành động đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, hòa hiếu bang giao giữa hai dân tộc, vì tương lai lâu dài độc lập và sâu sa hơn là vì dân “ Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.

4.Tuyên bố kết quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

  • Nguyễn Trãi vui mừng tuyên bố niềm tự do dân tộc đã được mở ra, khẳng định viễn cảnh tương lai tươi sáng huy hoàng của đất nước, tràn đầy tinh thần lạc quan là kết quả tất yếu của quá trình lịch sử, cũng là sự phù hợp với quy luật tất yếu của tụ nhiên.
  • Những câu văn nói về sự thay đổi, đổi mới ngay trong giờ khắc thiêng liêng của dân tộc đã nhìn ra đường lối đúng đắn cho dân tộc: muốn bền vững thì phải đổi mới. Bản thân cuộc khởi nghĩa đã là kiến thiết, đổi mới để phát triển tư tưởng tiến bộ vượt thời đại.
  • Trong lời bàn luận về chiến thắng, có được thành quả là sự kết hợp sức mạnh truyền thống, sức mạnh thời đại, nền tảng truyền thống trong quá khứ được phát triển.
  • Từ đó đặt ra bài học lấy dân làm gốc.

III/ Kết bài

“Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca vang dội trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đó là bản tuyên ngôn độc lập, đánh dấu sự phát triển của nhận thức không chỉ của người lãnh đạo mà còn của toàn dân tộc. Áng văn chính luận xuất sắc này sẽ còn có giá trị đến muôn vàn

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 8

1. Mở bài

Mùa xuân năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân thù, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết “ Bình Ngô đại cáo” tổng kết mười năm cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc. Có thể nhận nói “ Bình Ngô đại cáo” là bản hùng ca về lòng yêu nước gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.

2. Thân bài

Khái quát tác giả, tác phẩm

– tác giả: giàu tình yêu nước, thương dân, theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần làm nên chiến thắng hào hùng cho dân tộc.

– Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và tình yêu nước cháy bỏng của ông đã được kết tinh trong áng văn bất hủ “ Bình Ngô đại cáo”.

Phân tích:

– Tư tưởng nhân nghĩa:

+ Nhân nghĩa là quan niệm Nho gia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người và xã hội

+ trong thời phong kiến, nhân nghĩa là yêu nước, là trung quân ái quốc.

+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là thương dân, yêu dân, lấy dân làm gốc, “ cốt ở yên dân” và đâú tranh đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược “ quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

– Khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt ta như một chân lý lịch sử:

+ khẳng định về lãnh thổ và ý thức về chủ quyền qua: văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán.

+ Khẳng định đanh thép về đất nước hoàn toàn độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc.

+ Khẳng định nhân tài, là con người đã góp phần khẳng định nền độc lập chủ quyền ấy.

+ Sự thất bại, tiêu vong của kẻ thù.

Cảnh đất nước bị dày xéo, nhân dân bị áp bức:

+ nướng dân ta trên ngọn lửa hung tàn.

+ đặt ra những thứ thuế khoá nặng nề bắt dân ta phục dịch.

+ ép dân ta lên rừng xuống biển đãi vàng mò ngọc.

+ vơ vét sản vật, nhiễu dân.

=> Gia đình tan tác, con cái nheo nhóc, muôn loài bị phá hủy…

=> Tội ác dã man của kẻ thù

=> Tấm lòng xót xa, yêu thương của Nguyễn Trãi.

Trừ bạo để yên dân:

+ Tư tưởng nhân nghĩa đã thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc là chim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Thắng lợi.

Sau khi chiến thắng kẻ thù:

+ mưu phạt công tâm, mở ra cho đường hiếu sinh, tha bổng cho về nước.

=> Thu phục lòng người, xoa dịu hận thù để không gây ra hậu quả về sau chính là đại nghĩa với nhân dân “ Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.”

Tuyên bố đồng thời khẳng định một lần nữa quyền độc lập tự chủ lâu dài của đất nước. Lịch sử sang trang, đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của hoà bình, độc lập, tự do.

3. Kết bài

Tình cảm thương dân, tinh thần trọng dân, ý chí chiến đấu vì dân là nội dụng xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc và nảy sinh từ thực tiễn, nhận ra sức dân như nước làm lật thuyền, Nguyễn Trãi đã phản ánh lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử: nói đến nước là nói đến dân, nói đến dân lại cần phải có nước. Do đó, nó đã vượt qua bao thế kỷ, bao thời đại để vang danh trên thế giới, trở thành một tư tưởng vĩ đại của loài người.

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 9

1. Mở bài dàn ý phân tích Bình Ngô Đại Cáo

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (đặc điểm chính về cuộc đời, con người, sự nghiệp sáng tác của ông,…)

– Giới thiệu chung về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo’ (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,…)

2. Thân bài

a. Nêu tiền đề chính nghĩa và chân lí độc lập

– Tiền đề chính nghĩa:

+ “Nhân nghĩa”: một phạm trù tư tưởng i của Nho giáo, chỉ mối quan hệ giữa con người với con người trên cơ sở tình thương và đạo đức

+ Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” phải gắn liền với “yên dân” và muốn “yên dân” thì phải “trừ bạo”

– Chân lí độc lập khách quan:

+ Đại Việt là một dân tộc có truyền thống văn hiến, phong tục từ lâu đời, có bờ cõi, lãnh thổ riêng

+ Lối so sánh các triều đại phong kiến cho thấy tác giả Nguyễn Trãi đã đặt nước ta ngang hàng với Trung Quốc, điều đó khẳng định nền độc lập của dân tộc và thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc

+ Kể lại những chiến thắng hào hùng, tất thắng của quân ta trong các cuộc chiến đấu ở trước đó

b. Vạch rõ tội ác của kẻ thù

– Làm sáng rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh

– Tàn sát những người dân vô tội một cách tàn độc và dã man.

– Chính sách thuế khóa nặng nề, vô lí

– Hủy hoại cả môi trường sống, môi trường tự nhiên trên đất nước ta.

c. Quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân ta

– Hình tượng vị chủ tướng Lê Lợi:

+ Đại từ “ta” tự xưng gần gũi cùng cách sử dụng từ “nơi”, “chốn” đã cho thấy Lê Lợi cũng xuất thân từ nhân dân

+ Người anh hùng ấy mang trọn trong mình lòng căm thù giặc cùng bao nỗi niềm nghĩ suy, trăn trở để đứng lên dấy binh khởi nghĩa

+ Dẫu trong hoàn cảnh khó khăn, ông vẫn tìm ra con đường để tranh đấu, để đưa cuộc chiến của ta đi đến thắng lợi.

– Quá trình chiến đấu của quân ta:

+ Thời kì đầu:

Nghĩa quân của ta gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về nhân lực, thiếu thốn lương thực,…

Nghĩa quân vẫn luôn tràn đầy lòng quyết tâm và ý chí, cả nghĩa quân vẫn sát cánh bên nhau và cùng cố gắng

+ Giai đoạn phản công và giành thắng lợi:

Mở đầu là các chiến thắng ở trận Bồ Đằng, trận Trà Lân rồi tiếp đó là chiến thắng Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều,…

Tiếp đó là hàng loạt các chiến công liên tiếp và cuối cùng nghĩa quân của ta đã dành thắng lợi, khiến bọn giặc phải khiếp sợ.

Khi quân giặc thua trận, nghĩa quân của ta vẫn cho chúng đường lui, không những tha chết cho bọn chúng mà còn cấp ngựa, cấp lương thực và cấp thuyền cho chúng trở về nước. Điều đó cho thấy tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần nhân văn của quân và dân ta.

d. Lời tuyên bố độc lập

– Giọng văn hào hùng, trịnh trọng xen lẫn niềm vui và tự hào dân tộc

– Lời tuyên bố ấy vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc vừa cho thấy niềm tin vào một tương lai đất nước thái bình và thịnh vượng.

3. Kết bài

Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” và nêu cảm nhận của bản thân.

Phân tích tội ác của giặc Minh trong Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi- dàn ý số 14

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 10

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi: Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

– Khái quát về tác phẩm: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.

I.. Thân bài

1. Tiền đề lí luận

a. Tư tưởng nhân nghĩa

– “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi

    + Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc

    + Cụ thể hóa với nội dung mới đó là trừ bạo – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

Vi nét nghĩa tiến b, mi m Nguyn Trãi đã bóc trn lun điu xo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

To cơ s vng chc cho cuc khi nghĩa Lam Sơn là cuc khi nghĩa nhân nghĩa, vì cuc sng ca nhân dân mà dit tr bo tàn.

b. Chân lí về độc lập dân tộc

– Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

Bng cách lit kê tác gi đưa ra các chng c hùng hn, thuyết phc khng định dân tc Đại Vit là quc gia độc lp, đó là chân lí không th chi cãi.

– Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

– Thái độ của tác giả:

    + So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.

    + Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương.

Th hin ý thc v ch quyn độc lập cao độ của tác giả.

– Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,…

Là li cnh cáo đanh thép, đồng thi cũng th hin nim t hào bi nhng chiến công ca nhân dân Đại Vit.

2. Soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

a. Tội ác của giặc Minh.

– Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.

Vch trn lun đip bp bm, cướp nước ca gic Minh.

– Tội ác với nhân dân:

    + Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ

    + Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta

    + Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống

    + Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất.

S dụng biện pháp kiệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.

Gi hình nh đáng thương, ti nghip, kh đau ca nhân dân

Ni xót xa, đau đớn, thương cm đối vi nhân dân, s căm phm đối vi k thù ca tác gi.

b. Lòng căm thù giặc của nhân dân.

– Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

– Câu hỏi tu từ “lẽ nào…chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.

Thái độ căm phn, ut nghn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta

Đon văn là bn cáo trng đanh thép v ti ác ca gic Minh

3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

a. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi

– Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

– Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

– Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống…”

– Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước…dành phía tả”.

– Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc…nếm mật nằm gai…suy xét đã tinh”.

Hình tượng Lê li va là con người bình d đời thường, va là người anh hùng khi nghĩa. Hình tượng Lê Li cũng là linh hn ca cuc khi nghĩa Lam Sơn, Nguyn Trãi cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

b. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:

    + Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một đội

    + Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

Giai đon đầu đầy khó khăn, th thách, nh s lc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết da vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mi khó khăn.

– Giai đoạn phản công và dành thắng lợi

    + Những chiến thắng ban đầu: Trận Bạch Đằng, miền Trà Lân tạo thanh thanh thế cho nghĩa quân và trở thành nỗi khiếp đảm cho kẻ thù “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay”.

    + Nghĩa quân liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn, tiêu diệt giặc ở những thành mà chúng chiếm đóng “Trấn Trí, Sơn Thọ…thoát thân” và tiêu diệt quân chi viện của giặc “Đinh Mùi…tự vẫn”.

Bin pháp lit kê tái hin không khí chiến trn máu la, sc sôi vi nhng chiến thng giòn giã liên tiếp ca quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.

    + Sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh:

      • Nghệ thuật cường điệu, phóng đại cực tả sự thiệt hai, tổn thất to lớn của quân thù. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng,..”.

      • Thất bại thảm hại, khốn đốn, cửi áo giáp xin hàng “Thượng thư Hoàng Phúc…xin cứu mạng”

      • Tướng giặc tham sống sợ chết xin hàng.

    + Khí thế vang dội và cách ứng xử của quân dân ta:

      • Cách nói cường điệu, phóng đại: “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận….”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta.

      • Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại…nghỉ sức”. Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, nó vừa khiến ta thấy được tính chất chính nghĩa của nghĩa quân vừa là sự chuẩn bị cần thiết cho chính sánh ngoại giao sau này.

Ngh thut đối lp đã th hin rõ nhng nét đối cc trong cuc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử

Nim t hào, t tôn dân tc sâu sc ca tác gi.

4. Niềm tin, ý chí.

– Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả

– Sử dụng những hình ảnh về tương lại đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”

Đất nước, vũ tr đang vn động theo hướng tươi sáng, tt đẹp hơn.

Đây không ch là li tuyên b kết thúc còn là nim tin tưởng, lc quan v s nghip xây dng đất nước.

5. Nghệ thuật

– Sử dụng sáng tạo và thành công thể cáo

– Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố văn chương.

– Sử dụng các biện pháp liệt kê, phóng đại, đối lập,..

I.I. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Liên hệ với “Nam quốc sơn hà”, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 11

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại

- Giới thiệu khái quát về thể cáo: Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

- Khái quát về Đại cáo bình Ngô: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô. Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập.

II. Thân bài

    1. Luận đề chính nghĩa

        a) Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến

- Nhân nghĩa có nghĩa thương người mà làm theo lẽ phải. (nhân là lòng thương người, nghĩa là lẽ phải)

- Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi:

    + Yên dân: nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc trong một đất nước độc lập

    + Trừ bạo: diệt kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước

Ct lõi ca tư tưởng nhân nghĩa là ly dân làm gc, vì dân mà dit tr bn tàn bo.

        b) Chân lí về độc lập dân tộc

- Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt

Các dân tc có quyn bình đẳng như nhau. Li văn khng định quyn độc lp, t ch ca dân tc.

- Thái độ của tác giả:

    + So sáng các triều đại của Việt Nam với các triều đại của Trung Hoa

    + Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”

Th hin ý thc cao độ v độc lp ch quyn ca tác gi

    2. Tội ác của kẻ thù

- Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác:

    + Lừa dối nhân dân ta

    + Tàn sát dã man những người vô tội

    + Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề

    + Bắt phu phen, phục dịch

    + Vơ vét của cải

    + Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt

- Thái độ căm phẫn của nhân dân:

    + Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

    + Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc

Bn cáo trng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng của nhân dân ta

    3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

        a) Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi

- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

- Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

- Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

- Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

- Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.

Lê Li va là người bình d va là anh hùng khi nghĩa

        b) Cuộc khởi nghãi Lam Sơn

- Buổi đầu gian khổ:

    + Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít

    + Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

Giai đon đầu đầy khó khăn, th thách, nh s lc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết da vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mi khó khăn.

- Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:

    + Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

    + Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

Bin pháp lit kê tái hin không khí chiến trn máu la, sc sôi vi nhng chiến thng giòn giã liên tiếp ca quân ta cũng như s tht bi nhc nhã, ê tr ca địch.

- Thất bại của giặc Minh:

    + Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.

    + Binh lính cởi áo giáp xin hàng

    + Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng

- Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:

    + Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn….

    + Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại … nghỉ sức”

Ngh thut đối lp đã th hin rõ nhng nét đối cc trong cuc chiến gia ta và địch, t tính cht cuc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử

    4. Lời tuyên bố độc lập:

- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả

- Sử dụng những hình ảnh về tương lại đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”

III. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo

Dàn ý phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo 12

* Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta sau Nam quốc sơn hà. Nhưng nó là bản Tuyên ngôn độc lập hùng tráng nhất thời kì trung đại. Nguyễn Trãi viết Bình ngô đại cáo vào giữa lúc niềm vui của cá nhân hoà chung niềm vui lớn của dân tộc. Vì thế mà tác phẩm oai hùng đậm chất sử thi.
* Luận đề chính nghĩa của bài cáo:

Mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu cao luận đề chính nghĩa của dân tộc, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn.
- Nguyễn Trãi mở đầu bài cáo bằng một nguyên lí chính nghĩa được các dân tộc thời kì trung đại mặc nhiên thừa nhận :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là mối quan hệ giữa con người với con người được xây dựng trên cơ sở của tình thương yêu và đạo lí làm người. \"Nhân nghĩa\" với Nguyễn Trãi là \"yên dân\" và \"trừ bạo\". Có xuất xứ từ một quan niệm của Nho gia, song đến Việt Nam, Nguyễn Trãi đã biến nó thành một khái niệm đậm tính dân tộc. Từ quyền lợi của giai cấp quí tộc, Nguyễn Trãi đã biến thành quyền sống của dân tộc, của con người.
=> Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn; tạo cơ sở cho lập luận kiểu tam đoạn luận; dùng kế “Gậy ông đập lưng ông”.
- Sau khi nêu nguyên lí \"nhân nghĩa\", Nguyễn Trãi viết những câu văn thật hào hùng, sang sảng, chất chứa lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đoạn văn nêu ra hàng loạt những chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của một lãnh thổ, một quốc gia. Đó là một đất nước được xây dựng lên từ lịch sử dân tộc có một nền văn hoá lâu đời :
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tất cả đều mặc nhiên \"vốn có\" : từ núi sông vốn đã phân định rạch ròi đến \"phong tục Bắc Nam cũng khác\". Rõ ràng ta có đủ chủ quyền đất nước bởi từ cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán đến nền văn hoá, rồi lịch sử, rồi chế độ ta đều độc lập đứng trên một cái thế đối vững vàng cùng với nền văn minh phương Bắc. So với Nam quốc sơn hà thì Bình Ngô đại cáo thực sự là một bước tiến dài của Nguyễn Trãi trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc gia, về dân tộc. Không có minh chứng nào thuyết phục hơn cho nguyên lí nhân nghĩa bằng chính \"chứng cứ còn ghi\" trong lịch sử. Sự thất bại của Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã làm tiêu vong những thế lực phi nghĩa. Cũng đồng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về những người đấu tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của Nguyễn Trãi thật hoàn thiện và cũng đầy sắc sảo.
=> Đặt 2 dt, 2 nền độc lập, tự chủ ngang hàng nhau; xét trên phương diện lịch sử chiến công dt ta luôn là người chiến thắng.
* Phần 2 của bài cáo - bản tuyên ngôn về nhân quyền:
Giặc Minh đã chà đạp lên chủ quyền của dân tộc Đại Việt, gây nhiều tội ác dã man bất chấp nhân nghĩa.
- Cũng như đoạn văn trên, đoạn kể tội quân thù cũng ngắn nhưng sắc sảo. Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sục sôi.
- Bài cáo đã sử dụng lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực để bóc trần bản chất phản nhân nghĩa của giặc Minh, vạch trần những hành động vô nhân, bất nghĩa, phản bội lại cha ông (học thuyết nhân nghĩa) của chúng, đập tan am mưu xảo trá của chúng.
Đoạn văn mở đầu, tác giả chỉ rõ :
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Lợi dụng việc Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã \"thừa cơ gây hoạ\". Núp dưới bóng cờ \"phù Trần diệt Hồ\", giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài \"mượn gió bẻ măng\".
- Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?
Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
* Quá trình khởi nghĩa gian khổ và tất thắng:
Căm thù giặc sâu sắc, để yên dân trừ bạo, bảo vệ nhân nghĩa, ta đã dấy binh ở Lam Sơn chiến đấu và chiến thắng, thu giang sơn về một mối.
- Tác giả tái hiện hình tượng người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khó :
Ta đây :
Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình
Nhưng cái lớn ở Lê Lợi chính là lòng căm thù giặc sâu sắc. Từ đó mà cái chí của người anh hùng là \"tấm lòng cứu nước\" như con thuyền lúc nào cũng \"đăm đăm muốn tiến về Đông\". Cái chí khí ấy lại được rèn đúc qua những tháng ngày \"quên ăn vì giận\" để rồi ngay cả trong cơn mộng mị vẫn băn khoăn một nỗi niềm cứu nước. Hình ảnh Lê Lợi vì thế mà đã trở thành biểu tượng tập trung của lòng yêu nước, căm thù giặc \"thề không cùng sống\".
Viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi chú trọng gợi lại những ngày tháng mà vị chủ tướng phải \"nếm mật nằm gai\", \"đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời\". Trong cảm nhận của người đọc, người chủ tướng Lam Sơn vừa vĩ đại lại vừa rất đời thường, gần gũi, tàng ẩn đằng sau sự miêu tả là một triết lí nhân sinh sâu sắc : mỗi người dân đều có thể hoá những anh hùng.
- Đã có người dựng cờ khởi nghĩa nhưng những ngày đầu, nghĩa quân còn phải đối diện với biết bao gian khổ : thiếu nhân tài, thiếu binh lính, thiếu quân lương. Nhưng khi \"tấm lòng cứu nước\" trở thành lời giục gọi thì đội quân \"manh lệ chi đồ\" mà \"phụ tử chi binh\" đã \"gắng chí khắc phục gian nan\" để đến được những thắng lợi cuối cùng. Có lẽ trong việc dùng binh xưa, Lê Lợi là người nhìn ra sớm nhất và cũng đồng thời đánh giá cao nhất vai trò, sức mạnh của những người dân ở tầng lớp đáy cùng (những người manh lệ).
Đoạn văn như bản trường ca hào hùng về khí thế quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân. Một lần nữa, Nguyễn Trãi nhắc lại để khắc sâu nguyên lí nhân nghĩa :
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Lời văn dịch chưa thật sát ý. Trong nguyên bản, Nguyễn Trãi đề : \"Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo\". Dưới ngọn cờ đại nghĩa, đội quân của nhà Lê lấy cái chí nhân để làm cho cường bạo phải đổi thay về bản chất chứ không phải cuộc khởi nghĩa chỉ làm một việc giản đơn (lấy chí nhân mà thay vào cường bạo). Câu văn trong nguyên tác thật sâu xa. Cái ác phải bị đổi thay và cái thiện, cái chính nghĩa phải làm cho cái ác phải đổi thay tận gốc.
Đoạn văn được viết sau nguyên lí nhân nghĩa là một đoạn hả hê, sảng khoái. Tiết tấu, âm điệu câu văn dồn dập, ồn ào như tiếng thác. Sự thay đổi đột ngột đó phù hợp với cái khí thế của quân ta đang lên như gió bão. Đoạn văn gợi hình dung toàn cảnh về những ngày tháng cả dân tộc sống trong không khí của sử thi. Những chiến thắng của nghĩa quân liên tiếp như \"sấm vang chớp giật\", như \"trúc chẻ tro bay\"... Theo đó thì sự thất bại của quân thù là tất yếu : \"máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm\", \"thây chất đầy nội ; nhơ để ngàn năm\". Hàng loạt những động từ mạnh kết hợp với nhạc điệu dồn dập, nhịp văn gấp gáp, hối hả gợi đầy đủ cái khí thế ào ào như vũ bão. Chính nghĩa lướt qua gian tà để cuốn phăng ra bể tất cả những tàn bạo, nhuốc nhơ.
Những mốc thời gian :
Ngày mười tám...
Ngày hai mươi...
Ngày hăm lăm...
Ngày hăm tám...
những cái \"danh\" không thể giấu nổi sự hèn nhát và nhục nhã : Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An, Phương Chính, Vương Thông, Mã Anh... Tất cả làm nên một khung cảnh chiến trường tuy hỗn độn nhưng thế chủ động hoàn toàn đã thuộc về phe chính nghĩa. Quân giặc nhốn nháo, hãi hùng, mỗi tên mỗi vẻ vô cùng thảm hại. Nhưng nhân dân ta vốn ưa hoà bình, không thích cảnh binh đao :
Họ đã tham sống sợ chết, mà hoà hiếu thực lòng ;
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Quân giặc đã \"tham sống sợ chết\", ta cũng chẳng cạn tình. Quan điểm \"dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo\" của Nguyễn Trãi chính được biểu hiện ở đây. Hành động nhân ái của ta càng tô thêm cái chính nghĩa và lòng nhân đạo sáng ngời của dân tộc Việt.
* Cảm hứng về ngày độc lập và cảm hứng về tương lai của đất nước
Kết thúc bài cáo, Nguyễn Trãi trịnh trọng, vui mừng thay mặt Lê Lợi tuyên bố với nhân dân cả nước thắng lợi vừa qua. Từ đây dân tộc bước vào một thời đại mới. Độc lập, tự do và sự yên bình lại trở về trên mỗi miền quê. Đoạn văn dựa vào những quy luật tất yếu của tự nhiên mà khái quát thành những điều tất yếu trong xã hội. Xã hội phải đối diện với \"những sự đổi thay\" nhưng cũng như càn khôn \"bĩ rồi lại thái\", như nhật nguyệt \"hối rồi lại minh\". Và dường như cũng chỉ có như vậy ta mới thấu hết được cái ý nghĩa của hình ảnh đất nước trong gian lao, và mới hiểu thế nào là \"muôn thuở nền thái bình vững chắc\". Đất nước đã thanh bình, hình ảnh đất nước trong tương lai vững vàng và tươi sáng : “Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”.
* Bình Ngô đại cáo là một áng \"thiên cổ hùng văn\" kết hợp hài hoà cái tinh tuý cá nhân và thời đại. Bằng một bút lực tuyệt vời, Nguyễn Trãi đã tự bất tử hoá tác phẩm của mình, biến nó thành một tác phẩm \"vô tiền khoáng hậu\" - mãi mãi là bài ca giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.