Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay 1
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay 2
Tiếng nói dân tộc là một trong những yếu tố để khẳng định sự tồn tại độc lập của một dân tộc. Theo chiều dài lịch sử thì tiếng nói dân tộc đã được gọt dũa và bổ sung thêm những vốn từ mới để làm giàu ngôn ngữ của dân tộc mình tuy nhiên trong thời đại hội nhập như ngày nay một bộ phận giới trẻ có phần lạm dụng tiếng nước ngoài, pha tạp tiếng nói dân tộc, thay đổi cách viết, cách phát âm làm cho người đối thoại khó hiểu điều đó cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng nói dân tộc. Trong thời địa hội nhập như hiện nay ta cần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt bằng cách không dùng các từ lóng, hạn chế sử dụng tiếng nước tránh gây sự lố lăng, kệch cỡm. Như vậy tiếng nói dân tộc là một yếu tố quan trọng trong thời kì hội nhập mà chúng ta cần phải giữ gìn.