Chứng minh câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”
Để tìm hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này, hãy cùng phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ này ở hiện tại và tương lai. "Tiên": trước, "hậu": sau,"lễ" lễ nghĩa, nghi lễ, cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, tức là những điều cơ bản trong nhân cách làm người, "văn": tức là văn hóa, là kiến thức. Ý nghĩa cả câu: Thông qua câu thành ngữ, cổ nhân xưa muốn đề cao nhân cách làm người, nói với tất cả mọi người rằng cần phải coi trọng nhân cách, cách đối nhân xử thế. Nhân cách còn cao hơn cả văn hóa. Đồng thời, câu thành ngữ cũng muốn nói với những người làm nghề giáo viên rằng: dạy học sinh không chỉ dạy văn hóa, kiến thức mà còn dạy cả cách làm người sao cho phải lẽ. Trước khi dạy kiến thức phải rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Học từ tiểu học lên đến THPT, ta đều thấy có một môn học dành cho việc giáo dục nhân cách làm người. Ở tiểu học là môn Đạo đức, ở THCS và THPT là môn GDCD. Ở chương trình học đó, ta có thể thấy ngành giáo dục coi trọng việc giáo dục nhân cách như thế nào.
Tư tưởng Tiên học lễ – Hậu học văn là một tư tưởng đúng đắn. Bởi vì con người hoàn hảo là con người phải vừa có nhân cách vừa có văn hóa, kiến thức. Điều trước tiên và cũng là điều căn bản của việc làm người là hình thành nhân cách sống tốt. Có nhân cách sống trong sạch mới được mọi người kính nể, tôn trọng, nghe theo. Có kiến thức mới làm mọi người kính phục. Vì vậy trước hết là phải học lễ, sau đó mới học văn. Hơn nữa, nhân cách là điều mà ông cha ta từ xưa tới nay rất coi trọng. Vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta, HCM đã có câu nói rất sâu sắc răng: Người có đức mà không có tài là người vô dụng. Người có tài mà không có đức là người bỏ đi. Đồng thời phê phán những biểu hiện trái ngược, đi ngược lại đạo lí đúng đắn đó.
Trong thời gian gần đây có ý kiến cho rằng: Nên bỏ khẩu hiệu này trên các giảng đường.
Nho giáo có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực từ học thuyết của đạo Khổng đến nhiều thế hệ người Việt trong mấy ngàn năm qua. Đồng thời, qua từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển văn minh của xã hội, cũng có nhiều phản kháng chống đối lại những áp đặt giáo điều mà xã hội cho là quá cổ hủ, lạc hậu và cứng nhắc. Điển hình trường hợp mới nhất, dư luận đang tranh cãi xem có nên bỏ câu “tiên học lễ hậu học văn” hay không vì nhiều lý do không còn phù hợp với xã hội Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Cốt lõi ý nghĩa của câu khẩu hiệu treo ở các trường tiểu học và trung học được hiểu là giáo dục đạo đức phẩm chất cần được chú trọng trên hết, rồi mới đến giáo dục tri thức tự nhiên và xã hội cho học sinh. Tiến sĩ Lê Nguyễn Quốc Khang, thuộc thế hệ 7X là thế hệ đầu tiên cắp sách đến trường sau thời kỳ chiến tranh năm 1975, hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục chia sẻ rằng câu khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được nhận thức là theo phương châm giáo dục của người xưa thì trước tiên phải học “lễ” là học lễ nghĩa, học cách làm người; còn “văn” là học chữ. Đơn giản là trước hết học làm người rồi mới học chữ, phải song song với nhau như vậy. Và theo ý riêng của mình, tiến sĩ này sẽ tiếp tục dạy dỗ con cái trong gia đình theo khái niệm mà ông đã ghi nhận và tiếp thu. Ông Lê Nguyễn Quốc Khang lý giải:
“Tại vì câu khẩu hiệu này không mới nhưng cũng không bao giờ cũ. Vì người ta nói “có tài mà không có đức thì không làm được gì” mang ý nghĩa như thế. Thật sự bây giờ người ta hay nói và nghĩ từ học “lễ” mang ý nghĩa “lễ nghĩa” kiểu như là tiền bạc này nọ… thì không đúng. Lễ nghĩa là chuyện giao tiếp, văn hóa của con người chứ không phải chuyện “lễ nghĩa” là đi học thì phải đưa tiền cho cô, quà cáp này nọ là sai. Phải dạy cho con hiểu “lễ” là văn hóa, là cách đối xử giữa con người chứ không phải là chuyện vật chất.”
Tuy nhiên, dù có như thế nào đi chăng nữa thì câu tục ngữ ấy vẫn có giá trị tốt đẹp cho tới tận ngày hôm nay. Đây chính là đạo lý mà ông cha luôn cố gắng gìn giữ cho thế hệ con cháu của mình.