Bình giảng bài ca dao Núi Truồi ai đắp mà cao
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Khi chúng ta biết để Huế không chỉ qua dòng sông Hương quanh co uốn lượn như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, những câu hò Huế mượt mà đằm thắm, khúc nhã nhạc cung đình,…mà chúng ta còn biết đến núi Truồi. Vì thế mà trong ca dao xưa có bài:
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn
Mở đầu bài ca dao tác giả vẽ lên một bức tranh của sông núi rất thơ mộng và hữu tình. Và tên Huế thơ mộng phải chăng cũng bắt nguồn từ vẻ đẹp non nước hữu tình như chính sông Hương và núi Truồi.
Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu
Hai câu ca dao đầu đã đặt ra câu hỏi mà không cần có sự trả lời mang âm điệu nhẹ nhàng mà có ý nghĩa lớn đối với mỗi người đọc. Đó là sự thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Từ “ai” láy lại ba lần như một điệp khúc nhấn mạnh hai địa danh này. Sông Hương đẹp đẽ và nên thơ uốn lượn mình như một cô gái di-gan với sắc nước rất đặc biệt thay đổi theo ngày. Sông Hương như một minh chứng lịch sự bởi nó đã chứng kiến biết bao trận đánh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Ở những góc quanh co của sông Hương xuất hiện một ngọn núi mang tên núi Truồi. Núi Truồi rất hùng vĩ và thiêng liêng để lại trong lòng người nhiều huyền thoại. Những hình ảnh này đã vang vọng và mang nhiều ý nghĩa cho người đọc. Đặc biệt góc phần cho danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Người ta đến với Huế là người ta đến với sông Hương và núi Truồi để ngắm cảnh non nước hữu tình và cảm nhận được cuộc sống thật bình yên và tươi mát. Khi ai đến đây rồi họ đều không muốn quay trở vì vì không khí và cảnh sắc nơi đây cứ mãi in sâu vào tâm trí của họ vậy.
Tác giả thật tinh tế dùng hai câu đầu để tả cảnh và hai câu sau để tả con người và cuộc sống nơi đây:
Nong tằm, ao cá, nương dâu,
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò
Từ hai câu này ta đã thấy được vùng đất nơi đây là một vùng đất màu mỡ quanh năm bằng những hình ảnh “nong tằm”, “ao cá”, “nương dâu”. Cùng sự chăm chỉ cần mẫn của con người. Họ ta phải đổ biết bao mồ hôi công sức mới làm nên được sự màu mỡ như vậy. Ở nơi đây có nghề truyền thống là nuôi tằm. Nó hiện lên sự chăm chỉ cần mẫn và dịu dàng của người con gái xứ Huế. Đồng thời cùng với việc nuôi tằm con người nơi đây còn nuôi cá, trồng dâu. Đò và bến là những hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi thể hiện tình yêu trai gái đậm đà thủy chung.
Những hình ảnh này của quê hương mang đậm nét nhân văn sâu sắc và nhẹ nhàng tình tứ. Từ đó in sâu và tâm trí mỗi người, chúng ta tạo nên niềm tin vào tình yêu cuộc sống và góp phần xây dựng nên những ý nghĩa nhất định và sâu sắc đối với quê hương đất nước của mình. Những hình ảnh này đi vào ca dao dường như nó đã thấm đượm và vang vọng trong tâm trí của mỗi người những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và nhân sinh sâu sắc.
Bài ca dao như một lời giới thiệu về vẻ đẹp nên thơ trữ tình của sông Hương, núi Truồi và cuộc sống của con người nơi đây. Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương đất nước nồng cháy. Và những hình ảnh này đã được đi vào ca dao thể hiện lòng chung thủy của con người sẽ không bao giờ quên được những gì đẹp đẽ của Huế và con người Huế cần cù chăm chỉ.