Mở bài Trao Duyên hay nhất (49 mẫu)

Mở bài Trao duyên hay nhất 1

Nói về Nguyễn Du ta nhớ đến một đại thi hào dân tộc sống trong thế kỉ XIX với những tác phẩm đặc sắc mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo, đặc biệt là “ Truyện Kiều”. Trong kiệt tác 3254 câu đó, giá trị nhân đạo được thể hiện xuất xắc qua đoạn trích “ Trao duyên” nói về nỗi xót xa với hẹn ước trăm năm, bởi vì nàng phải bán mình cứu cha và giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã làm trọn đạo hiếu, đạo làm con.

Mở bài Trao duyên 2

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi thường và rẻ rúng, những hình ảnh đó đã được ca dao, tục ngữ khắc họa một cách chân thực. Đặc biệt, người đọc có thể thấu hiểu những khó khăn gian khổ mà người phụ nữ phải trải qua qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sự giằng xé trong tâm trạng người phụ nữ được thể hiện rõ nét nhờ đoạn trích “ Trao duyên” đã thể hiện rõ nét tâm trạng đau đớn, rằn vặt của Thúy Kiều.

Mở bài Trao duyên hay nhất 3

Trong giai đoạn thế kỉ XIX, truyện Kiều của Nguyễn Du được mọi người quan tâm và thừa nhận bởi nó khắc hoạ chân thực số phận của người phụ nữ trong thời kì bấy giờ. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao gian truân, đau đớn và xót xa khi phải lựa chọn chữ hiếu và chữ tình. Đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa thật rõ số phận bất hạnh của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nàng.

Mở bài Trao duyên 4

Một trong những tác phẩm đặc sắc của đại thi hòa Nguyễn Du được đưa vào chương trình giảng dạy đó chính là “ Trao duyên”. Đoạn trích nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhận xét về “ Trao duyên”, Tản Đà từng viết: “ Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như vậy. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới biết hết tình sự”.

Mở bài Trao duyên 5

“Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Thơ Nguyễn Du luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những nét sắc cạnh của hiện thực đa dạng. Đặc biệt, truyện Kiều đã làm nên dấu ấn và tên tuổi của ông đi theo từng năm tháng. Trong đó, đoạn trích “ Trao duyên” là đoạn trích đặc sắc và tiêu biểu cho truyện Kiều khi mở đầu cho nỗi bất hạnh, đau đớn đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng gió lưu lạc của Thúy Kiều, một cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc.

Mở bài Trao duyên 6

Truyện Kiều không chỉ là đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du mà còn là đỉnh cao trong văn học Việt Nam, tác phẩm đã để lại giá trị sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Đoạn trích Trao duyên trích trong phân gia biến và lưu lạc, đoạn kể về sau khi gia đình gặp cơn tai biến, Kiều chọn chữ "hiếu" mà bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha và em trai. Đêm trước khi đi, nàng đã ngồi lại nói chuyện với Thúy Vân, nhờ cậy Thúy Vân nhận mối "tơ duyên thừa" của mình với Kim Trọng.

Mở bài Trao duyên 7

Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thúy Kiều. Vương Ông và Vương Quan bị kẻ gian hãm hại, Thúy Kiều thân là con cả trong gia đình nên đã hy sinh hạnh phúc của bản thân mà bán minh cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại để cứu được cha và em ra. Đêm trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã nhờ cậy em gái mình là Thúy Vân để trả nghĩa cho Kim Trọng. Tuy nhan đề là Trao duyên nhưng cảnh tượng diễn ra được Nguyễn Du miêu tả không được thơ mộng như cái tên của nó. Khi người đọc vào câu chữ của tác phẩm mới thấy được sự đau khổ của Thúy Kiều và khó xử của Thúy Vân. Thúy Kiều đau khổ khi đã thề ước bên nhau cùng Kim Trọng nhưng giông bão đến sớm, mối lương duyên này buộc bị đứt gãy. Còn Thúy Vân khó xử khi chấp nhận mối "tơ thừa" của chị nhờ cậy, nhận chẳng được mà từ chối cũng chẳng xong. Đây không còn là chuyện trao duyên bình thường nữa mà còn là đoạn thơ chứa tâm tư nặng trĩu của Thúy Kiều.

Mở bài Trao duyên 8

Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện, ông thành công khi đã biến cốt truyện bình thường thành một kiệt tác của văn học. Đoạn trích "Trao duyên" chỉ là phần mở đầu cho sóng gió sắp tới mà nàng Kiều phải trải qua, đứng giữa chữ "hiếu" là cứu cha và em; chữ "tình" là lời thề ước với Kim Trọng nàng đã chọn chữ "hiếu". Tuy đã làm tròn chữ "hiếu" bằng việc bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em, nhưng Kiều vẫn còn day dứt mối tình với Kim Trọng. Bởi vậy mà tối hôm trước khi đi theo Mã Giám Sinh nàng đã nhờ cậy Thúy Vân nhận mối lương duyên, tiếp tục mối duyên đẹp của mình với Kim Trọng. Ở đoạn trích này không đơn giản còn là trao duyên nữa mà còn là thể hiện nội tâm giằng xé, đau đớn và lối hành xử thông minh của Thúy Kiều.

Mở bài Trao duyên 9

Nói về Nguyễn Du ta nhớ đến một đại thi hào dân tộc sống trong thế kỉ XIX với những tác phẩm đặc sắc mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo, đặc biệt là “ Truyện Kiều”. Trong kiệt tác 3254 câu đó, giá trị nhân đạo được thể hiện xuất xắc qua đoạn trích “ Trao duyên” nói về nỗi xót xa với hẹn ước trăm năm, bởi vì nàng phải bán mình cứu cha và giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã làm trọn đạo hiếu, đạo làm con.

Mở bài Trao duyên 10

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi thường và rẻ rúng, những hình ảnh đó đã được ca dao, tục ngữ khắc họa một cách chân thực. Đặc biệt, người đọc có thể thấu hiểu những khó khăn gian khổ mà người phụ nữ phải trải qua qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sự giằng xé trong tâm trạng người phụ nữ được thể hiện rõ nét nhờ đoạn trích “ Trao duyên” đã thể hiện rõ nét tâm trạng đau đớn, rằn vặt của Thúy Kiều

Mở bài Trao duyên 11

Trong giai đoạn thế kỉ XIX, truyện Kiều của Nguyễn Du được mọi người quan tâm và thừa nhận bởi nó khắc hoạ chân thực số phận của người phụ nữ trong thời kì bấy giờ. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao gian truân, đau đớn và xót xa khi phải lựa chọn chữ hiếu và chữ tình. Đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa thật rõ số phận bất hạnh của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nàng.

Mở bài Trao duyên 12

Truyện Kiều đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du cũng là đỉnh cao của văn học Việt Nam, tác phẩm để lại những giá trị sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao truân chuyên, biến cố, phải trải qua biết bao khoảnh khắc đau lòng mà có lẽ đau lòng nhất chính là khoảnh khắc trao duyên cho em. Toàn bộ suy nghĩ tâm trạng của nàng được tái hiện chân thực, đầy đủ qua đoạn trích: Trao duyên.

Trao duyên được trích trong phần gia biến và lưu lạc, sau khi gia đình gặp cơn tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá vàng ngoài bốn trăm để lo cho cha và em thoát nạn. Đêm cuối cùng trước khi phải đi cùng Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã trò chuyện với em là Thúy Vân vào trao duyên mình cho em với Kim Trọng.

Mở bài Trao duyên 13

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em

Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

Mở bài Trao duyên hya nhất 14

Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, có rất nhiều những thành tựu văn học rực rỡ thời kì trung đại của những nhà tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đóng góp vào trong dòng chảy văn học ấy ta không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du. Ông không những là một nhân cách lớn mà đồng thời còn là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. Những sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là tác phẩm Đoạn trường tân thanh hay còn được biết nhiều hơn dưới tên Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tử tưởng nhân đạo của tác giả.

Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Thế nhưng, điều đáng nói là bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều truyện là một câu chuyện “tình khổ” thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nới lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau khi tạm chia tay Kiều, Kim Trọng trở về quê để chịu tang chú. Thế nhưng trong thời gian đó, gia đình của Kiều có biến, cha và em bị bắt. Là người con có hiếu, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha và cũng vì thế mà nằng không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng.

Mở bài phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên 15

Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với "Truyện Kiều", một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện", "Truyện Kiều" phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ "Truyện Kiều", song "Trao duyên" vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai, phải từ bỏ tình cảm của mình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Nỗi đau ấy được khắc họa rõ nét nhất qua mười hai câu đầu của đoạn trích:

"Cậy em em có chịu lời,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Mở bài phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên 16

Nhà thơ Nguyễn Du là một đại thi hào của nước ta. Ông đã để lại nhiều bài thơ hay bất hủ vượt qua mọi sự cách trở của thời gian. Trong đó, Truyện Kiều là một tác phẩm vô cùng kiệt xuất của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện tấn bi kịch trong lòng của nhân vật chính Thúy Kiều khi phải đấu tranh giữa bên hiếu, bên tình. Cuối cùng Thúy Kiều lựa chọn hi sinh thân mình để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình chuộc cha và em trai ra khỏi chốn lao tù. Mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã khắc họa thành công sự đau thương trong lòng của Thúy Kiều.

Mở bài phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên 17

Nhắc đến Nguyễn Du là người ta nhớ ngay đến ông là một trong những đại thi hào vô cùng xuất sắc của dân tộc. Nguyễn Du cũng đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ với rất nhiều các tác phẩm hay và đặc biệt trong đó không thể không nói đến Truyện Kiều. Tác phẩm nói về cuộc đời của nàng Kiều với biết bao nhiêu cay đắng tủi hờn. Đoạn trích Trao duyên là một phân đoạn đặc sắc của tác phẩm với 12 câu đầu thấm đẫm nước mắt về nghĩa về tình của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em gái Thúy Vân.

Mở bài phân tích 18 câu đầu bài Trao duyên 18

Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm, là dấu hiệu của niềm vui mừng, hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt. Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723 - 756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân, kiếm đoạn trường, gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng.

Mở bài phân tích 18 câu đầu bài Trao duyên 19

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm. Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều” - một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều kể về nàng Kiều - một người con gái tài sắc nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. “Trao duyên” là nỗi đau lớn và cũng chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc 15 năm của nàng. Đoạn trích sau là những lời Kiều nói với Vân nhằm thuyết phục Vân thay mình gá nghĩa cho Kim Trọng:

“...Cậy em em có chịu lời,

...

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Mở bài phân tích 14 câu đầu bài Trao duyên 20

Đại thi hào Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, Nguyễn Du đã từng trải hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, từng chứng kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác của Nguyễn Du, là tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.

    Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều trong đó tiêu biểu nhất là 14 câu thơ đầu.

Mở bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên 21

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ''Truyện Kiều''. Đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu giữa, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Mở bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên 22

Có thể nói Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Tài năng ấy của ông được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm "Truyện Kiều", tiêu biểu nhất là ở đoạn trích "Trao duyên". Đoạn trích này đã thể hiện những tâm trạng, cung bậc cảm xúc của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân "chắp mối tơ thừa" với Kim Trọng. Và nó thể hiện rõ nét hơn ở 14 câu giữa của bài khi Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.

Mở bài phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên 23

Trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Sau giây phút vô cùng đau đớn, Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng đến cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn, nỗi đau đó được thể hiện trong tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Trao duyên”.

Mở bài phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên 24

Truyện Kiều - một thi phẩm bất hủ của tác giả Nguyễn Du, được viết dựa vào một tác phẩm cổ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh, Trung Quốc. Truyện kể về cuộc đời đầy đau thương mất mát của Thuý Kiều, trải qua muôn vàn sóng gió, khổ hạnh, chết đi sống lại,… cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười với nàng. Tám câu cuối bài thơ đã thể hiện được tất cả nỗi lòng của Kiều.

Mở bài phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên 25

Trao duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời thấy được bi kịch tình yêu, bi kịch nỗi đau tâm hồn đầy giằng xé của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, đặc biệt là 8 câu thơ cuối.

Mở bài Trao duyên hay nhất 26

Nguyễn Du là môt tác gia lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Nhắc tới ông, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” hay còn được biết với cái tên ngắn gọn “Truyện Kiều”, đã ăn sâu vào tâm trí người đọc bao thế hệ. Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập thơ, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.

Mở bài Trao duyên 27

“Truyện Kiều” từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Với những thú chơi tao nhã như vịnh Kiều, tập Kiều, bói Kiều,…đủ cho ta thấy sức ảnh hưởng, tầm quan trọng mà đại thi hào Nguyễn Du để lại qua tác phẩm “Truyện Kiều”. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến đoạn trích “Trao duyên” mang âm hưởng bi kịch của sự đứt đoạn một tình yêu đẹp. Đoạn trích miêu tả tình cảnh trớ trêu của Kiều khi phải trao duyên cho em. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của nàng khi tình yêu tan vỡ, mình phải buộc phụ lòng Kim Trọng.

Mở bài Trao duyên 28

Nhắc đến văn học thời kỳ trung đại, ta sẽ nhớ ngay đến những cái tên quen thuộc như Hồ Xuân Hương, Nguễn Bỉnh Khiên, Nguyễn Trãi,… và bức tượng đài không thể thiếu, bức tượng đài sừng sững nhất của văn học trung đại và toàn bộ nền văn học Việt Nam chính là đại thi hào Nguyễn Du – cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều). “Trao duyên” là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều, tuy chỉ là một trích đoạn ngắn nhưng đã phần nào thể hiện được diễn biến tâm lí phức tạp, sự giằng xé trong tâm trạng của nàng Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim.

Mở bài Trao duyên 29

Bàn về văn học, Standal viết: “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”. Tố Hữu cũng từng cho rằng: “ Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học không là gì nếu vì cuộc đời mà có”. Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản của văn học: phản ánh đời sống xã hội. Nguyễn Du – đại thi hào trong nền thơ ca Việt Nam đã thấm nhuần chức năng ấy. Ông sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp, cái xã hội mà mọi thứ đều bị chi phối bởi đồng tiền. Ông đã chứng kiến rất nhiều cảnh bất công cũng như cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó chính là lí do kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) ra đời. Trong đó, đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng cũng như tử tưởng nhân đạo của tác giả.

Mở bài Trao duyên 30

Cuộc đời nàng Kiều đằng đẵng là một tấn bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. Mối lương duyên trời định với chàng Kim đã sớm bị sóng gió cuộc đời làm cho tan vỡ. Sau khi làm vẹn tròn phận con cho tròn chữ hiếu, Kiều đã âm thầm khóc thương cho lời nguyền vàng đá với chàng Kim. Tiếng khóc ấy đã nấc lên thành nỗi đau đớn trong đoạn trích Trao duyên.

Mở bài Trao duyên 31

Giáo sư Nguyễn Lộc nhận định: “Có thể tìm thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ Thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Nguyễn Du trở thành vĩ đại chính vì Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa. Mặc dù xuất thân từ giai tầng quý tộc, nhưng Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống của quần chúng, đã lắng nghe được  tâm hồn và nguyện vọng của quần chúng…Thơ Nguyễn Du dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều đạt đến trình độ điêu luyện… Nguyễn Du vẫn chỉ là một nhà thơ dừng lại trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực”. Nguyễn Du bằng Truyện Kiều đã trở thành kiệt tác đưa đất nước hóa thành văn. Tài năng cũng như tử tưởng nhân đạo của tác giả bộc lộ đầy chân thực qua đoạn trích Trao duyên.

Mở bài Trao duyên hay nhất 32

Nếu như Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến, Chí phèo của Nam Cao tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ thì đến với Truyện Kiều, Nguyễn Du nêu bật lên vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí trong đoạn trích Trao duyên.

Mở bài Trao duyên 33

Thiên “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn chương của nhân loại, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu. Một trong những đoạn trích tiêu biểu cho hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là “Trao duyên”. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa một cách chân thực, rõ nét tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong từng phân cảnh, để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.

Mở bài Trao duyên 34

Nhắc đến Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến “Truyện Kiều” - kiệt tác văn chương của nhân loại. Những tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và thiên “Truyện Kiều” nói riêng đã đóng góp một phần quan trọng đối với nền văn học, văn hóa nước nhà. Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong tác phẩm từ câu thơ 723 đến câu 756, nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đây là một trích đoạn đầy nghịch cảnh éo le và bi kịch, gây sự xúc động mạnh trong lòng người đọc.

Mở bài Trao duyên 35

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du không còn là tác phẩm xa lạ đối với các thế hệ bạn đọc. “Trao duyên” là một trong những đoạn trích tiêu biểu của thiên kiệt tác này. Nhận xét về “Trao duyên”, Tản Đà từng viết: “Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như vậy. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới biết hết tình sự”. “Trao duyên” là đoạn thơ bắt đầu từ câu 723 đến câu 756 của “Truyện Kiều”. Đoạn trích đã khắc họa những tâm trạng đớn đau, giằng xé của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng để làm trọn chữ “tình”. Ngay từ nhan đề, đoạn trích đã gây nên sự tò mò cho bạn đọc. Chúng ta thường trao lại cho người khác vàng bạc, châu báu hay những thứ vật chất dễ nhìn thấy, dễ cầm nắm chứ mấy ai lại trao cho người khác thứ khó xác định, khó hình dung như trao duyên? “Duyên” là thứ con người khó có thể lí giải một cách thỏa đáng và nó rất khó để định hình. Vậy mà Thúy Kiều lại có hành động trao duyên, phải chăng có điều gì khó nói, uẩn khúc ở đây?

Mở bài Trao duyên 36

Nguyễn Du - một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm “Truyện Kiều” đã khẳng định và ghi dấu tên tuổi Nguyễn Du trên văn đàn nghệ thuật nước nhà và thế giới. “Trao duyên” là đoạn trích đặc sắc trong Truyện Kiều nói về tình yêu sâu nặng cũng như bi kịch số phận của Kiều trước biến cố cuộc đời.

Mở bài Trao duyên 37

Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, một vị danh nhân văn hóa thế giới, tài năng của ông được khẳng định qua nhiều tác phẩm văn học xuất sắc. Trong đó nổi bật và được biết đến nhiều nhất là Truyện Kiều, một truyện thơ được xếp vào hàng kiệt tác của nền văn học trung đại cũng như toàn nền văn học của Việt Nam. Truyện Kiều là một tác phẩm văn học có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ta từ hàng trăm năm nay, từ Truyện Kiều lại phát sinh ra vịnh Kiều, bói Kiều, tranh Kiều, lẩy Kiều,… là nguồn cảm hứng cho hàng loạt các loại hình sân khấu, âm nhạc, hội họa,… thậm chí nó còn vươn xa ra ngoài thế giới với hơn 20 bản dịch của các quốc gia khác nhau. Có thể nói rằng khó có thể có tác phẩm nào trong nền văn học Việt Nam có thể vượt qua cái bóng của Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một đoạn trích đặc sắc và khá tiêu biểu cho cuốn truyện thơ này, kể về nỗi bất hạnh đớn đau đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng gió lưu lạc của Thúy Kiều, cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc.

Mở bài Trao duyên 38

Truyện Kiều không chỉ là đỉnh cao trong đời thơ Nguyễn Du mà còn là đỉnh cao trong văn học Việt Nam, tác phẩm đã để lại giá trị sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Đoạn trích Trao duyên trích trong phân gia biến và lưu lạc, đoạn kể về sau khi gia đình gặp cơn tai biến, Kiều chọn chữ "hiếu" mà bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha và em trai. Đêm trước khi đi, nàng đã ngồi lại nói chuyện với Thúy Vân, nhờ cậy Thúy Vân nhận mối "tơ duyên thừa" của mình với Kim Trọng.

Mở bài Trao duyên 39

Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thúy Kiều. Vương Ông và Vương Quan bị kẻ gian hãm hại, Thúy Kiều thân là con cả trong gia đình nên đã hy sinh hạnh phúc của bản thân mà bán minh cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại để cứu được cha và em ra. Đêm trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã nhờ cậy em gái mình là Thúy Vân để trả nghĩa cho Kim Trọng. Tuy nhan đề là Trao duyên nhưng cảnh tượng diễn ra được Nguyễn Du miêu tả không được thơ mộng như cái tên của nó. Khi người đọc vào câu chữ của tác phẩm mới thấy được sự đau khổ của Thúy Kiều và khó xử của Thúy Vân. Thúy Kiều đau khổ khi đã thề ước bên nhau cùng Kim Trọng nhưng giông bão đến sớm, mối lương duyên này buộc bị đứt gãy. Còn Thúy Vân khó xử khi chấp nhận mối "tơ thừa" của chị nhờ cậy, nhận chẳng được mà từ chối cũng chẳng xong. Đây không còn là chuyện trao duyên bình thường nữa mà còn là đoạn thơ chứa tâm tư nặng trĩu của Thúy Kiều.

Mở bài Trao duyên 40

Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa trên cốt truyện có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện, ông thành công khi đã biến cốt truyện bình thường thành một kiệt tác của văn học. Đoạn trích "Trao duyên" chỉ là phần mở đầu cho sóng gió sắp tới mà nàng Kiều phải trải qua, đứng giữa chữ "hiếu" là cứu cha và em; chữ "tình" là lời thề ước với Kim Trọng nàng đã chọn chữ "hiếu". Tuy đã làm tròn chữ "hiếu" bằng việc bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và em, nhưng Kiều vẫn còn day dứt mối tình với Kim Trọng. Bởi vậy mà tối hôm trước khi đi theo Mã Giám Sinh nàng đã nhờ cậy Thúy Vân nhận mối lương duyên, tiếp tục mối duyên đẹp của mình với Kim Trọng. Ở đoạn trích này không đơn giản còn là trao duyên nữa mà còn là thể hiện nội tâm giằng xé, đau đớn và lối hành xử thông minh của Thúy Kiều.

Mở bài phân tích 12 câu đầu Trao duyên 41

Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam về mảng ngôn từ, tác phẩm được mệnh danh là tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ nổi tiếng bậc nhất được xếp vào hàng kinh điển trong kho tàng văn học dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với tổng cộng 3254 câu thơ lục bát, nội dung kể về cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Thúy Kiều với 15 năm lưu lạc chốn phong trần. Sở dĩ tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển bởi vì nó chứa đựng nhiều những giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc cùng với những giá trị hiện thực của tác phẩm, thương xót và đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ, đồng thời phát hiện và đề cao vẻ đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến còn nhiều bất công. Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều là một trong những trích đoạn xuất sắc và thú vị, diễn tả một trong những nỗi đau lớn nhất cuộc đời của Thúy Kiều, nỗi đau từ bỏ tình yêu đầu đời, bán mình chuộc cha, mở ra bước ngoặt lớn đầy biến động trong cuộc đời nàng. Trong đó 12 câu thơ đầu, diễn tả nỗi dằn vặt khổ sở của Kiều khi phải dứt tình trao duyên cho em gái.

Mở bài phân tích 12 câu đầu Trao duyên 42

Cuộc đời chìm nổi của những người phụ nữ phong kiến xưa đầy đau thương, họ phải trải qua bao bi kịch đau đớn. Thân phận của nàng Kiều trong "Truyện Kiều" là một ví dụ tiêu biểu cho số kiếp truân chuyên, bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Trong cuộc đời "đoạn trường", nàng Kiều đã có mối tình đẹp với chàng Kim, những tưởng sẽ đơm hoa trái ngọt ngào lại phải lỡ dở, dây tơ hồng của mỏng manh chẳng thể chắp nối mối lương duyên vẹn tròn. Đoạn trích "Trao duyên" trong tác phẩm đã cho thấy rõ những day dứt, đớn đau, tủi hờn của nàng Kiều khi buộc phải trao gửi duyên mình cho em gái. Mười hai câu đầu bài thơ được viết nên thật xúc động.

Mở bài phân tích 18 câu đầu Trao duyên 43

Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng chính cái xã hội đen tối phong kiến kia đã làm cho Kiều có cuộc đời gian truân sóng gió. Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du thông cảm sâu sắc với số phận ấy lắm thì mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của người con gái xinh đẹp tài năng ấy được. Trước khi Kiều trở thành món hàng của phường buôn thịt bán người. Kiều đã nhớ đến người yêu của mình là Kim Trọng và nhờ Thúy Vân đền đáp nghĩa tình với chàng Kim thay mình. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện tâm trạng của Kiều khi quyết định trao duyên cho em.

Mở bài phân tích 18 câu đầu Trao duyên 44

“Trao duyên” là một trong những bi kịch trong cuộc đời nàng Kiều. Phải tự tay mình dâng tặng tình yêu cho người khác là điều đau đớn vô cùng. Tại sao Kiều phải trao duyên? Kiều đã trao duyên như thế nào? Và tâm trạng của Kiều ra sao? Tất cả được lý giải khi ta đi tìm hiểu đoạn trích. Đoạn trích Trao duyên trích từ câu 723 đến 756 thuật lại lời nàng Kiều thuyết phục Vân (em gái) thay mình trả nghĩa tình duyên với chàng Kim. Bài viết này xin đưa ra một cách hiểu với 18 câu thơ đầu đoạn trích.

Mở bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên 45

Kết thúc đoạn thơ, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẫn này nối tiếp mâu thuẫn khác, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt.

Mở bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên 46

Trong giây phút ấy, Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi. Kiều đang sống mà cảm thấy như mình đã chết, đang nói với em mình mà không biết đang nói với ai, lúc này, Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm. Nỗi bất hạnh hiện lên thật trọn vẹn, hiện lên trong hình dung nhưng rất cụ thể khiến Kiều vô cùng tuyệt vọng:

Mở bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên 47

Trao Duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời thấy được bi kịch tình yêu, bi kịch nỗi đau tâm hồn đầy giằng xé của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân. Đặc biệt là 8 câu thơ cuối.

Mở bài Trao duyên 48

Trao Duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời thấy được bi kịch tình yêu, bi kịch nỗi đau tâm hồn đầy giằng xé của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân. Đặc biệt là 8 câu thơ cuối.

Mở bài Trao duyên 49

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Thăng Long, tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong xã hội phong kiến – một xã hội thối nát, suy thoái. Chính vì thế mà ông có dịp hiểu biết về lối sống phong lưu xa hoa của giới quý tộc phong kiến và có điều kiện dùi mài kinh sử. Ông được tiếp thu truyền thống học tập và sáng tác của cả gia đình, tạo cho ông vốn học vấn Nho học uyên thâm, lối sống tao nhã, khiến ông hiễu rõ về tầng lớp phong kiến . ‘’Truyện Kiều’’ còn có tên Đoạn Trường Tân Thanh là một trong những sáng tác chính của ông. Bên cạnh đó ‘’Nỗi Thương Mình’’ là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu 1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.