Cảm nhận về nhân vật Chử Đồng Tử
Trong kho tàng văn học nước ta bên cạnh những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng thì cũng có những tác phẩm mà dân dân ta sáng tác ra có sức ảnh hưởng lớn đến dân tộc và mãi in sâu trong tâm trí con người Việt Nam ta. Tiêu biểu là truyện Chử Đồng Tử. Đây là một câu truyện cổ tích khá hay và được rất nhiều người biết đến và nó được lưu truyền ở nhiều đời bởi sự li kì và hấp dẫn giữa cuộc hôn nhân của một anh chàng nghèo và một cô công chúa xinh đẹp.
Chử Đồng Tử là một chàng trai nghèo mồ côi. Vì gia đình rất nghèo nên Chử Đồng Tử với ba chỉ có một chiếc khố để mặc. Hai cha con thay nhau mặc chiếc khố đó ngày qua ngày. Cha của Chử Đồng Tử thì đã già mà còn có bệnh tật nên càng khốn khó thêm lại không có tiền mua thuốc cho cha. Trước khi người cha mất người cha còn dặn để lại chiếc khố cho Chử Đồng Tử. Như vậy ta thấy được tình yêu thương thiêng liêng mà người cha dành cho con trai của mình. Đây là một người cha hết mực thương con và luôn muốn giành những điều tốt đẹp đến cho con của mình.
Nhưng Chử Đồng Tử là một người con ngoan và có hiếu cũng yêu thương cha hết mực. Những lời mà người cha dặn với Chử Đồng Tử, Chử Đồng Tử nghe hết và ghi nhớ hết nhưng chỉ có chiếc khố, vì thương cha nên Chử Đồng Tử để cho cha mặc đi xuống suối vàng. Như vậy qua tình huống này ta thấy rõ Chử Đồng Tử là một người có hiếu. Và chính sự có hiếu của Chử Đồng Tử đã thu hút được cái nhìn sâu sắc của độc giả. Những việc làm tưởng chừng nhỏ bé và giản dị ấy lại mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và lớn lao về tình cảm cha con thiêng liêng.
Chử Đồng Tử là một người con ngoan biết nghe lời nhưng chỉ riêng việc không nghe lời khi để lại chiếc khố nhưng người đọc vẫn thấu hiểu rõ nỗi lòng và hành động của một người con ngoan. Khi lo cho cha mình xong Chử Đồng Tử sống ở ven biển và trên người không có một tấm vải để che thân. Trong một lần công chúa Tiên Dung đi dạo chơi đã vô tình gặp được Chử Đồng Tử và từ đó hai người bén duyên và làm nên những điều hạnh phúc. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu vì hai người có xuất thân ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Một người xuất thân trong gia đình dòng tộc danh giá sống trong nhung gấm lụa là con một người thì xuất thân nghèo khổ không có gì cả, có duy nhất một tấm khổ để che thân nhưng vì thương cha nên đã để cho cha mặc xuống xuống vàng còn mình không có gì ngoài cái thân xác không.
Rồi sau đó hai người cùng kết duyên, do Chử Đồng Tử là một người cần cù chịu khó lại thẳng thắn trung thực lên được thần tiếp giúp đỡ vì thế mà có thế lực ngang với vua cha. Nhưng vua cha là một người hẹp hòi nên đã mang quân đánh đuổi Chử Đồng Tử. Chử Đồng Tử không giao chiến mà đã chủ động “nhổ” toàn bộ cơ nghiệp bay về trời. Như vậy ta thấy được hành động của Chử Đồng Tử là cực kỳ đúng đắn vừa tránh được tội bất hiếu với vua cha vừ để dung hòa sự mâu thuẫn giữa mình và vợ đối với vua cha.
Đây là một hành động thấu tình đạt lý mang lại cho ta cái nhìn sâu sắc về tính cách con người. Chử Đồng Tử là người có phẩm chất tốt đẹp để lại cho người đọc có cái nhìn sâu sắc và những sự thấu đáo nhất định. Và bản thân mỗi người đọc cũng nhận ra những điều tốt đẹp ở Chử Đồng Tử cùng cách ứng xử rất đỗi phù hợp ở Chử Đồng Tử.
Qua câu chuyện này ta thấy được rằng nhân vật Chử Đồng tử là một người con ngoan và vô cùng có hiếu. Lại là người chăm chỉ cần cù do đó nên được thần tiên giúp đỡ. Nhưng Chử Đồng Tử không huênh hoang mà vẫn cư xử rất là thấu tình đạt lý trong tình huống với vô cha. Để từ đó người đọc nhận ra được sự thương yêu vợ và sự có hiếu với vua cha dù không được vua cha chấp nhận đồng thời khiến cho Tiên Dung cũng không khó xử với cha hơn