Chí khí anh hùng qua phép thử của hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích Chí khí anh hùng
Trong bài viết Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: “Từ Hải" đăng trên báo Thanh nghị, số 36, tháng 5 -1943, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thực suốt cả quyển Đoạn trường tân thanh tức là Truyện Kiều không có chỗ nào ngòi bút Nguyễn Du hân hoan bằng những khi Từ Hải nói hay nói đến Từ Hải (…).Biết đâu Từ Hải chẳng là cái mộng tưởng lớn nhất trong đời Nguyễn Du”. Nhân xét và phỏng đoán (có màu sắc khẳng định) nói trên của nhà phê bình thật đáng được chia sẻ, một khi ta đã đọc kĩ Truyện Kiều và hơn thế nữa đọc đến những tác phẩm văn học Trung Hoa xưa có nói đến nhân vật Từ Hải, nhất là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – cuốn sách mà Nguyễn Du đã dựa vào đó để dựng nên kiệt tác của mình. Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một anh hùng toàn vẹn.Từ “anh hùng” và cùng với nó là những từ có cùng trường nghĩa luôn hiện khi nhà thơ nói đến chàng dù thông qua lời trần thuật hay lời nhân vật khác. Thậm chí, nhà thơ đã để cho nhân vật nhiều lần tự xưng mình là anh hùng – một con người tự tin đến thế là cùng! Dĩ nhiên, muốn chứng minh nhân vật của mình là anh hùng, riêng việc dùng từ như trên chưa đủ. Nguyễn Du rất hiểu điều đó, vì vậy đã dụng tâm tạo dựng một không gian riêng – không gian mở, không gian bao la – để Từ Hải xuất hiện.
Bên cạnh đó, nhà thơ cũng không quên vận dụng cách thức miêu tả ngoại hình và hành động có tính ước lệ, khoa trương để tô đậm cốt cách hơn người, hơn đời của Từ Hải. Nói tóm lại để thấy được chí khí anh hùng ở con người này, ta có thể giở bất cứ trang nào trong Truyện Kiều có nhắc đến hai chữ Từ Hải, hay nhắc đến hành tích, sự nghiệp và cả kết cục số phận của chàng. Tuy nhiên, dù điều trên là có thật, nhiều người vẫn muốn chú ý trước hết đến tình huống Từ Hải tạm biệt Thuý Kiều để lên đường theo đuổi nghiệp lớn. Ai bảo khí phách anh hùng của một kẻ nam nhi chỉ được thể hiện rõ nét khi anh ta đứng giữa vòng tên đạn bời bời? Nguyễn Du không hoàn toàn nghĩ thế. Ông dụng tâm miêu tả sâu cách ứng xử của Từ Hải với mỹ nhân, với hạnh phúc được sống cùng mỹ nhân, qua đó mà làm bật nổi cốt cách hơn đời có ở chàng. Nghĩ cho cùng, đây là một lựa chọn nghệ thuật tuyệt đối phù hợp. Bao giờ mĩ nhân chả là một cửa ải khó vượt đối với những kẻ nam phi, những bậc anh hùng?.
Trước đoạn kể buổi Từ Hải lên đường, Nguyễn Du chỉ nói hết sức vắn tắt về cuộc sống hạnh phúc của cặp “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Ông không rề rà miêu tả, dù rề rà một chút trong trường hợp này cũng có thể chấp nhận được, bởi tâm lý độc giả vẫn muốn dành thêm ưu ái cho Thuý Kiều – một con người đã nếm trải vô số bất hạnh trong cuộc đời. Không, nhà thơ quá hiểu Từ Hải. Một khi nghiệp lớn chưa thành, chàng không đành tâm vui hưởng hạnh phúc, với mỹ nhân, dù người đó là hồng nhan tri kỉ. Và chàng đã ra đi giữa lúc khó ra đi nhất, giữa lúc ái tình đang toả hương ngây ngất.
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Từ thoắt cùng với chi tiết “lên đường thẳng rong ” đã vẽ lên rất linh hoạt tính cách của một con người hành động, làm việc gì cũng nhanh chóng, dứt khoát. Ai cũng biết Từ Hải rất yêu, rất trọng Kiều, nhưng cái chí tung hoành giữa bốn phương vẫn lớn hơn giúp chàng vượt qua trạng thái bịn rịn, nhùng nhằng một cách nhẹ nhàng. Từ Hải là con người biết sống cho tình yêu nhưng cũng là con người của mênh mang trời bể. Đây chính là chỗ phân biệt chàng với những nhân vật đàn ông khác tùng yêu nàng Kiều như Kim Trọng và Thúc Sinh. Vả chăng, chàng ra đi cũng là để gây dựng một cuộc sống mới, cho chàng và cả chính nàng Kiều nữa. Chàng không đứng khoanh tay chờ đợi sự ưu ái của số phận, của cuộc đời hay ngồi phấp phỏng âu lo vì những điều bất hạnh khó dự liệu sẽ tới. Chàng biết chủ động giành lấy cái mà chàng thấy mình cùng người tri kỉ đáng được hưởng. Đoạn đối thoại sau đã làm rõ tất cả những điều đó:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau, vội gì!
Quả có một cái gì đó như là sự vô lí trong trình tự kể của tác giả: tại sao lại nói chuyện Từ Hải “lên đường thẳng rong” trước chuyện hai người đối thoại với nhau? Đây là một cái “lỗi” trong nghệ thuật trần thuật hay là sự cố ý? Theo Tản Đà, Nguyễn Du đã “vội lời”. Kể ra nhận xét như thế cũng chẳng sai. Nhưng nếu hiểu rằng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, trình tự kể không nhất thiết phải ứng khớp với trình tự của câu chuyện được kể, nó là một cái gì mang tính ước lệ, thì ta lại thấy Nguyễn Du có cái lý của mình. Ông không để cái tiểu tiết làm hại tinh thần chung của một đoạn thơ có mục tiêu làm rõ sự dứt khoát trong hành động của người anh hùng Từ Hải. Vả chăng có thể biện minh rằng: Từ Hải tuy chưa thực sự cất bước ra đi nhưng chí của chàng thì đã ruổi rong cùng thanh gươm, yên ngựa. Nói thẳng một lèo như thế, câu thơ dễ gây ấn tượng về một con người có hành tung như ngọn gió vừa mới thấy đây mà phút chốc thân đã ở ngoài muôn dặm.
Một số người nghĩ rằng đoạn đối thoại này là do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong Kim Vân Kiều truyện. Sự thực không hoàn toàn như vậy. Trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân vẫn có, nhưng nó được đặt trong bối cảnh Từ Hải chuộc Kiều ra, không đưa Kiều về quê nhà mà lại dựng một toà nhà để cùng ăn ở với Thuý Kiều. Khi Kiều thắc mắc chàng mới nói rõ sự tình: “Chứ như nay, ta chỉ trơ trọi một mình, khi đưa nàng nào biết về đâu?”. Nguyễn Du có cách xử lí nghệ thuật khác, tuân theo cấu trúc tự sự riêng của chính Truyện Kiều và cũng hợp với tính cách các nhân vật của ông hơn. Ông không để cho Kiều thắc mắc về những điều vụn vặt, cũng không để cho Từ Hải nói những lời chưa phải lúc. Ông thích quan sát nhân vật trong những cuộc chia tay và muốn những cuộc chia tay đó phải nói được một điều gì lớn hơn chính bản thân sự việc được kể.
Hãy xem Từ Hải đã “đả thông tư tưởng” cho nàng Kiều như thế nào khi nàng một lòng xin đi. Thoạt tiên, chàng trách nàng “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Trách nhưng thực chất là đề cao, bởi trong suy nghĩ của chàng, Kiều là người “tâm phúc tương trí” và chàng muốn nàng luôn như vậy. Đã nói đến chuyện tương tri, bao nhiêu tâm sự, hoài bão phút chốc được biểu lộ. Thì ra chàng có tâm nguyện “Làm cho rõ mặt phi thường”, muốn sự tồn tại của mình giữa cuộc đời phải đặc biệt có ý nghĩa. Chàng không chấp nhận sự vô danh. Khi chưa đạt được điều ấy thì chàng chưa thể an hưởng hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc của chàng có một nội hàm riêng. Hạnh phúc là hạnh phúc của kẻ làm nên nghiệp lớn, và điều rất đáng chú ý nữa là hạnh phúc của việc biết đem nghiệp lớn để tặng cho người mình yêu. Chàng tự thấy trong thời điểm hiện tại, nghi lễ đón rước Kiều chưa thật xứng với phẩm chất của nàng, ít nhất đó là một việc đòi hỏi chàng phải ra tay. Phân tích đến đây, ta bỗng phân vân không biết nên gọi Từ Hải là gì cho đúng. Một anh hùng có cốt cách phong lưu hay một kẻ phong lưu tràn đầy khí chất anh hùng? Có lẽ nói thế nào cũng phải tùy theo góc độ nhìn nhận, bởi Từ Hải là một nhân cách đã tích hợp được tất cả những phẩm chất đó. Nếu nhấn mạnh vào cốt cách phong lưu ta có thể quên lưu ý lời dặn dò ân cần cùng sự thu xếp chu đáo mà chàng đã thể hiện với nàng Kiều. Nếu nhấn mạnh vào khí độ anh hùng, ta lại phải hết sức tán thưởng lời nói đầy quyết đoán, tự tin “Chầy chăng là một năm sau, vội gì”. Đang lúc bốn bể không nhà mà đã thấy trước một viễn cảnh nào “mười vạn tinh binh”, nào “tiếng chiêng dậy đất”, nào “bóng tinh rợp đường”, thì đó quả là con người biết làm chủ cuộc đời mình và biết sắp xếp lại thế giới theo một trật tự mà bản thân mong muốn. Thực tế cho thấy Từ Hải đã làm được điều chàng hứa. Không nghi ngờ gì, đây chính là nhân vật chủ động nhất trong thế giới nhân vật của Truyện Kiều. Giữa cuộc sống đầy những xáo trộn bất trắc mà ở đó con người luôn lâm vào thế bị động, thế bị dồn đuổi, Từ Hải quả là một giấc mơ đẹp của Nguyễn Du và của biết bao người có hùng tâm tráng chí.
Trong các đoạn thơ kể về cuộc chia tay giữa Thuý Kiều với Kim Trọng và Thuý Kiều với Thúc Sinh, Nguyễn Du luôn để nàng Kiều lời sau nói hết. Điều đó thật thuận tình và hợp lẽ. Nhưng trong đoạn thơ này, Từ Hải lại là người chấm dứt cuộc đối thoại. Thì Kiều còn biết nói gì hơn! Nàng hiểu Từ Hải và tin chàng, một cách tuyệt đối, ít nhất là trong thời điểm này. Thế rồi Từ Hải ra đi. Như được gió bốc. Hay chính chàng là một trận gió lớn đùng đùng thổi qua đời Kiều?
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Chim bằng đã bay đi nhưng tiếng vẫy của nó vẫn còn để lại dư âm, để lại niềm tin tưởng và hi vọng, trong lòng Thuý Kiều và trong lòng bao độc giả mơ ước một cuộc sống tự do, khoáng đạt!.
Trong bài viết Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: “Từ Hải" đăng trên báo Thanh nghị, số 36, tháng 5 -1943, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thực suốt cả quyển Đoạn trường tân thanh tức là Truyện Kiều không có chỗ nào ngòi bút Nguyễn Du hân hoan bằng những khi Từ Hải nói hay nói đến Từ Hải (…).Biết đâu Từ Hải chẳng là cái mộng tưởng lớn nhất trong đời Nguyễn Du”. Nhân xét và phỏng đoán (có màu sắc khẳng định) nói trên của nhà phê bình thật đáng được chia sẻ, một khi ta đã đọc kĩ Truyện Kiều và hơn thế nữa đọc đến những tác phẩm văn học Trung Hoa xưa có nói đến nhân vật Từ Hải, nhất là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân – cuốn sách mà Nguyễn Du đã dựa vào đó để dựng nên kiệt tác của mình. Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một anh hùng toàn vẹn.Từ “anh hùng” và cùng với nó là những từ có cùng trường nghĩa luôn hiện khi nhà thơ nói đến chàng dù thông qua lời trần thuật hay lời nhân vật khác. Thậm chí, nhà thơ đã để cho nhân vật nhiều lần tự xưng mình là anh hùng – một con người tự tin đến thế là cùng! Dĩ nhiên, muốn chứng minh nhân vật của mình là anh hùng, riêng việc dùng từ như trên chưa đủ. Nguyễn Du rất hiểu điều đó, vì vậy đã dụng tâm tạo dựng một không gian riêng – không gian mở, không gian bao la – để Từ Hải xuất hiện.
Bên cạnh đó, nhà thơ cũng không quên vận dụng cách thức miêu tả ngoại hình và hành động có tính ước lệ, khoa trương để tô đậm cốt cách hơn người, hơn đời của Từ Hải. Nói tóm lại để thấy được chí khí anh hùng ở con người này, ta có thể giở bất cứ trang nào trong Truyện Kiều có nhắc đến hai chữ Từ Hải, hay nhắc đến hành tích, sự nghiệp và cả kết cục số phận của chàng. Tuy nhiên, dù điều trên là có thật, nhiều người vẫn muốn chú ý trước hết đến tình huống Từ Hải tạm biệt Thuý Kiều để lên đường theo đuổi nghiệp lớn. Ai bảo khí phách anh hùng của một kẻ nam nhi chỉ được thể hiện rõ nét khi anh ta đứng giữa vòng tên đạn bời bời? Nguyễn Du không hoàn toàn nghĩ thế. Ông dụng tâm miêu tả sâu cách ứng xử của Từ Hải với mỹ nhân, với hạnh phúc được sống cùng mỹ nhân, qua đó mà làm bật nổi cốt cách hơn đời có ở chàng. Nghĩ cho cùng, đây là một lựa chọn nghệ thuật tuyệt đối phù hợp. Bao giờ mĩ nhân chả là một cửa ải khó vượt đối với những kẻ nam phi, những bậc anh hùng?.
Trước đoạn kể buổi Từ Hải lên đường, Nguyễn Du chỉ nói hết sức vắn tắt về cuộc sống hạnh phúc của cặp “Trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Ông không rề rà miêu tả, dù rề rà một chút trong trường hợp này cũng có thể chấp nhận được, bởi tâm lý độc giả vẫn muốn dành thêm ưu ái cho Thuý Kiều – một con người đã nếm trải vô số bất hạnh trong cuộc đời. Không, nhà thơ quá hiểu Từ Hải. Một khi nghiệp lớn chưa thành, chàng không đành tâm vui hưởng hạnh phúc, với mỹ nhân, dù người đó là hồng nhan tri kỉ. Và chàng đã ra đi giữa lúc khó ra đi nhất, giữa lúc ái tình đang toả hương ngây ngất.
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Từ thoắt cùng với chi tiết “lên đường thẳng rong ” đã vẽ lên rất linh hoạt tính cách của một con người hành động, làm việc gì cũng nhanh chóng, dứt khoát. Ai cũng biết Từ Hải rất yêu, rất trọng Kiều, nhưng cái chí tung hoành giữa bốn phương vẫn lớn hơn giúp chàng vượt qua trạng thái bịn rịn, nhùng nhằng một cách nhẹ nhàng. Từ Hải là con người biết sống cho tình yêu nhưng cũng là con người của mênh mang trời bể. Đây chính là chỗ phân biệt chàng với những nhân vật đàn ông khác tùng yêu nàng Kiều như Kim Trọng và Thúc Sinh. Vả chăng, chàng ra đi cũng là để gây dựng một cuộc sống mới, cho chàng và cả chính nàng Kiều nữa. Chàng không đứng khoanh tay chờ đợi sự ưu ái của số phận, của cuộc đời hay ngồi phấp phỏng âu lo vì những điều bất hạnh khó dự liệu sẽ tới. Chàng biết chủ động giành lấy cái mà chàng thấy mình cùng người tri kỉ đáng được hưởng. Đoạn đối thoại sau đã làm rõ tất cả những điều đó:
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau, vội gì!
Quả có một cái gì đó như là sự vô lí trong trình tự kể của tác giả: tại sao lại nói chuyện Từ Hải “lên đường thẳng rong” trước chuyện hai người đối thoại với nhau? Đây là một cái “lỗi” trong nghệ thuật trần thuật hay là sự cố ý? Theo Tản Đà, Nguyễn Du đã “vội lời”. Kể ra nhận xét như thế cũng chẳng sai. Nhưng nếu hiểu rằng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, trình tự kể không nhất thiết phải ứng khớp với trình tự của câu chuyện được kể, nó là một cái gì mang tính ước lệ, thì ta lại thấy Nguyễn Du có cái lý của mình. Ông không để cái tiểu tiết làm hại tinh thần chung của một đoạn thơ có mục tiêu làm rõ sự dứt khoát trong hành động của người anh hùng Từ Hải. Vả chăng có thể biện minh rằng: Từ Hải tuy chưa thực sự cất bước ra đi nhưng chí của chàng thì đã ruổi rong cùng thanh gươm, yên ngựa. Nói thẳng một lèo như thế, câu thơ dễ gây ấn tượng về một con người có hành tung như ngọn gió vừa mới thấy đây mà phút chốc thân đã ở ngoài muôn dặm.
Một số người nghĩ rằng đoạn đối thoại này là do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong Kim Vân Kiều truyện. Sự thực không hoàn toàn như vậy. Trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân vẫn có, nhưng nó được đặt trong bối cảnh Từ Hải chuộc Kiều ra, không đưa Kiều về quê nhà mà lại dựng một toà nhà để cùng ăn ở với Thuý Kiều. Khi Kiều thắc mắc chàng mới nói rõ sự tình: “Chứ như nay, ta chỉ trơ trọi một mình, khi đưa nàng nào biết về đâu?”. Nguyễn Du có cách xử lí nghệ thuật khác, tuân theo cấu trúc tự sự riêng của chính Truyện Kiều và cũng hợp với tính cách các nhân vật của ông hơn. Ông không để cho Kiều thắc mắc về những điều vụn vặt, cũng không để cho Từ Hải nói những lời chưa phải lúc. Ông thích quan sát nhân vật trong những cuộc chia tay và muốn những cuộc chia tay đó phải nói được một điều gì lớn hơn chính bản thân sự việc được kể.
Hãy xem Từ Hải đã “đả thông tư tưởng” cho nàng Kiều như thế nào khi nàng một lòng xin đi. Thoạt tiên, chàng trách nàng “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Trách nhưng thực chất là đề cao, bởi trong suy nghĩ của chàng, Kiều là người “tâm phúc tương trí” và chàng muốn nàng luôn như vậy. Đã nói đến chuyện tương tri, bao nhiêu tâm sự, hoài bão phút chốc được biểu lộ. Thì ra chàng có tâm nguyện “Làm cho rõ mặt phi thường”, muốn sự tồn tại của mình giữa cuộc đời phải đặc biệt có ý nghĩa. Chàng không chấp nhận sự vô danh. Khi chưa đạt được điều ấy thì chàng chưa thể an hưởng hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc của chàng có một nội hàm riêng. Hạnh phúc là hạnh phúc của kẻ làm nên nghiệp lớn, và điều rất đáng chú ý nữa là hạnh phúc của việc biết đem nghiệp lớn để tặng cho người mình yêu. Chàng tự thấy trong thời điểm hiện tại, nghi lễ đón rước Kiều chưa thật xứng với phẩm chất của nàng, ít nhất đó là một việc đòi hỏi chàng phải ra tay. Phân tích đến đây, ta bỗng phân vân không biết nên gọi Từ Hải là gì cho đúng. Một anh hùng có cốt cách phong lưu hay một kẻ phong lưu tràn đầy khí chất anh hùng? Có lẽ nói thế nào cũng phải tùy theo góc độ nhìn nhận, bởi Từ Hải là một nhân cách đã tích hợp được tất cả những phẩm chất đó. Nếu nhấn mạnh vào cốt cách phong lưu ta có thể quên lưu ý lời dặn dò ân cần cùng sự thu xếp chu đáo mà chàng đã thể hiện với nàng Kiều. Nếu nhấn mạnh vào khí độ anh hùng, ta lại phải hết sức tán thưởng lời nói đầy quyết đoán, tự tin “Chầy chăng là một năm sau, vội gì”. Đang lúc bốn bể không nhà mà đã thấy trước một viễn cảnh nào “mười vạn tinh binh”, nào “tiếng chiêng dậy đất”, nào “bóng tinh rợp đường”, thì đó quả là con người biết làm chủ cuộc đời mình và biết sắp xếp lại thế giới theo một trật tự mà bản thân mong muốn. Thực tế cho thấy Từ Hải đã làm được điều chàng hứa. Không nghi ngờ gì, đây chính là nhân vật chủ động nhất trong thế giới nhân vật của Truyện Kiều. Giữa cuộc sống đầy những xáo trộn bất trắc mà ở đó con người luôn lâm vào thế bị động, thế bị dồn đuổi, Từ Hải quả là một giấc mơ đẹp của Nguyễn Du và của biết bao người có hùng tâm tráng chí.
Trong các đoạn thơ kể về cuộc chia tay giữa Thuý Kiều với Kim Trọng và Thuý Kiều với Thúc Sinh, Nguyễn Du luôn để nàng Kiều lời sau nói hết. Điều đó thật thuận tình và hợp lẽ. Nhưng trong đoạn thơ này, Từ Hải lại là người chấm dứt cuộc đối thoại. Thì Kiều còn biết nói gì hơn! Nàng hiểu Từ Hải và tin chàng, một cách tuyệt đối, ít nhất là trong thời điểm này. Thế rồi Từ Hải ra đi. Như được gió bốc. Hay chính chàng là một trận gió lớn đùng đùng thổi qua đời Kiều?
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Chim bằng đã bay đi nhưng tiếng vẫy của nó vẫn còn để lại dư âm, để lại niềm tin tưởng và hi vọng, trong lòng Thuý Kiều và trong lòng bao độc giả mơ ước một cuộc sống tự do, khoáng đạt!.