Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong chuyện Chức phán sự đền Tản Viên hay nhất (13 mẫu)

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 1

Cách giới thiệu nhân vật độc đáo

Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn được giới thiệu bằng những thông tin cụ thể chính xác về tên, quê quán, tính tình “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Tính tình cương trực, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.” Cách giới thiệu nhân vật như vậy tạo được cảm giác chân thật cho mẩu truyện và tăng độ tin cậy cho tác phẩm.

Đồng thời cách mở đầu giới thiệu trực tiếp là một thủ pháp quen thuộc trong văn học trung đại, được tác giả sử dụng ở hầu hết các sáng tác trong Truyền kì mạn lục. Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn ấy còn góp phần thu hút người đọc vào ngay nhân vật trung tâm của thiên truyện.

Tất cả mọi diễn biến, hành động, thái độ của nhân vật tiếp diễn ở phần nội dung tiếp theo đều sẽ minh họa cho tính cách cương trực này của Tử Văn. Chính vì tính cách cương trực này đã dẫn đến một hành động mang tính bước ngoặt dẫn đến toàn bộ diễn biến mẩu truyện.

Hình tượng Ngô Tử Văn qua hành động đốt đền

Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Đền là nơi thờ người dân có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên gọi tướng giặc chiến bại, đi cướp nước thì không đáng phải thờ.

Trước việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội thật sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự tức giận của Tử Văn ko phải là việc tức giận cho riêng mình mà là việc tức giận cho mọi người dân hiện nay đang bị yêu quái quấy nhiễu. Bởi lẽ này mà việc làm của Tử Văn là đáng mệnh danh.

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy quá trình đốt đền của Ngô Tử Văn chỉ được tác giả miêu tả trong một câu văn ngắn thể hiện được sự mạnh mẽ, quyết đoán của chàng. Trước lúc đốt đền Ngô Tử Văn đã “tắm gội, khấn trời” điều này thể hiện thái độ tôn kính, nghiêm túc. Việc chàng đốt đền không phải là báng bổ hay xúc phạm thần linh mà nó xuất phát từ việc vị thần trong đền gây hại cho nhân dân.

Khi thấy Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền thì “mọi người lắc đầu lè lưỡi” lo sợ thay cho chàng bởi chàng đã phạm vào đại kị. Nhưng trước sự lo sợ ấy của mọi người thì “Tử Văn vung tay không cần gì cả”. Thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân mình. Và cũng là thái độ của một người tin vào việc mình làm tin vào chính nghĩa.

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc cũng nhận thấy rất rõ ràng đây là hành động có ý thức chứ không phải một hành động nông nổi, xốc nổi và càng không đáng trách vì hợp lòng dân. Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại.

Cuộc đối thoại với tên tướng giặc và thổ công

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, sau khoản thời gian đốt đền, Ngô Tử Văn thấy đầu lảo hòn đảo, “bụng run run”, rồi “nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Và trong giấc mơ, chàng đã gặp tên tướng giặc – Bách hộ họ Thôi và Thổ Công – vị thần đền. Qua hai cuộc đối thoại ấy, tác giả đã tô đậm thêm tính cách cương trực của Ngô Tử Văn.

Tên tướng giặc được tác giả miêu tả với những nét chấm phá về ngoại hình “đầu đội mũ trụ”, thân hình “khôi ngô” lớn và đặc biệt quan trọng “quần áo và cách nói năng rất giống người phương Bắc” nhưng hắn lại tự xưng mình là “cư sĩ”. Sự bất nhất giữa ngoại hình và danh xưng ấy đã phần nào bộc lộ bản chất gian trá của tên tướng giặc. Mục đích hắn tìm về Ngô Tử văn để đòi trả lại ngôi đền như cũ. Nhưng trước những lời rình rập đe dọa, sự viện dẫn đạo Nho, điển tích Lư Sơn Cố Thiệu, Ngô Tử Văn vẫn không hề nao núng “mặc kệ, vẫn tiếp tục ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, có thể thấy đây là việc tự tin của một người nắm chính nghĩa trong tay. Sau đó không lâu, chàng lại gặp một vị thần khác “một ông già áo vải” với “phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”. Đó mới đấy là vị chủ nhân thực sự của ngôi đền. Ông lão ấy đấy là Thổ Công, bị tên hung thần đánh đuổi và những “đền miếu xung quanh vì tham của đút” mà lấp liếm cho tội ác khiến ông chỉ có thể ẩn nhẫn tại đền Tản Viên.

Thổ Công đến để tỏ lời mừng cho hành động của Ngô Tử Văn, vì cuối cùng đã và đang có người dám đứng lên vì chính nghĩa. Thổ Công đã kể lại rõ ràng đầu đuôi mẩu truyện cho Ngô Tử Văn hiểu. Và thông báo cho chàng về việc tên tướng giặc đã kiện chàng ở âm phủ chỉ cho chàng cách đối phó tên tướng giặc gian ác. Ta thấy Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là liên minh sẽ hỗ trợ cho Tử văn trên tuyến phố đi vạch trần điều ác.

Như vậy, khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy người thao tác làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ. Câu nói “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là người hoang mang lo sợ mà là thắc mắc của người muốn biết rõ về kẻ phải đối mặt để nắm chắc thắng lợi và đồng thời cho thấy sự tự tin của người ý thức rõ việc mình làm.

Nhận xét tác phẩm khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta nhận thấy nhân vật này được khắc họa mang đậm ý nghĩa niềm tin về sự việc chiến thắng của điều thiện. Đặc biệt quan trọng, điều này được thể hiện rõ nét ở lời bình của tác giả. Diễn biến của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ và logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết và xử lý một cách hợp lí, thoả đáng.

Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc bản địa, quan niệm ác giả, ác báo. Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một trong những tình tiết kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Kết bài: Ngô Tử Văn tuy là một kẻ sĩ nhưng lại làm được những điều cả thần và người chưa chắc làm được. Sự cứng cỏi, cương trực của Tử Văn đáng để ta ngưỡng mộ. Chính vì sự cương trực ấy đã góp phần thiết lập lại trật tự, hỗ trợ cho cán cân công lí được giữ vững. Nếu chỉ ngồi đó im lặng thì chỉ càng khiến cho “rễ ác mọc lan khó lòng lay động”, không phải là tương đối khó lòng lay động chỉ là lòng người chưa đủ kiên định để chống lại điều ác, cái xấu đến cùng.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 2

Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng khái, trung trực.

Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận của nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chúc phán sự ở đền Tản viên chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng. Hành độn đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Cuộc chiến ngay đầu đã thể hiện được sự gay go khốc liệt và ngay từ lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng "rất tức giận", "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền". Hành động của Tử Văn là hành động có chủ đích, là hành động tuyên chiến với cái ác, với kẻ thù vì lợi ích trừ hại cho dân, xuất phát từ tính tình khảng khái, cương trực, can đảm của chàng. Tử Văn quyết sống mái với kẻ gian tà, cho dù đối thủ là kẻ mà ai cũng phải kinh sợ.

Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công: "Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn "biết địch biết ta" để giành lấy thắng lợi.

Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ Công, nhưng với 1 người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh, "phải đến nương tựa đền Tản Viên", "phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi" thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở "ngoại viện"? Cho nên, về cơ bản thì Tử Văn không hề có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh. Nhưng ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải là dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.

Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cội "truyền thống nhân đạo và yêu nước" của dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 3

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Phải chăng cũng vì vậy mà hình tượng của người trí thức được yêu mến và nhắc đi nhắc lại trong nhiều tác phẩm lúc bấy giờ? Nguyễn Dữ cũng đã góp thêm nét vẽ chân dung người trí thức đương thời qua hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện mang đậm yêu tố kì ảo này, chân dung Ngô Tử Văn khảng khái, cương trực quyết tâm chống lại cái xấu, cái ác mang những phẩm chất của một kẻ sĩ hiện lên thật rõ nét.

Ngô Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu rất ngắn gọn và cụ thể về tên họ, quê quán, tính tình và phẩm chất. Đây là một lối giới thiệu rất đặc trưng của văn xuôi trung đại. Tác giả đã để cho nhân vật hiện lên qua những nét rất cơ bản nhưng đặc biệt trực tiếp giới thiệu được tính cách, phẩm chất của nhân vật để từ đó dẫn dắt đến những sự viêc hoặc những tình tiết xảy ra trong câu chuyện “Chàng khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được”. Đó không phải chỉ là những lời đánh giá chủ quan mà như một lời nhận xét rất khách quan “vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Tính cách ấy, Tử Văn vẫn giữ nguyên tới cuối tác phẩm và là tiền đề cho hành động quyết liệt của nhân vật sau này. Không vòng vo, nhân vật Tử Văn đã nhanh chóng đến với người đọc một cách vô cùng chân thực mang bóng hình của một bậc trí thức, nhà Nho cương trực.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như “vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác. Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. “Đốt đền” đó là một hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi cảu tín ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gọi chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học. Đó không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử Văn. Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Phải chăng ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho phép Tử Văn chỉ đứng nhìn ngay cả khi biết những hành động đó có thể làm cho chàng gặp nguy hiểm? Sự khảng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua thái độ coi thường tên tướng giặc với những lời lẽ hăm dọa của hắn. “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm bởi chàng tự tin vào chính nghĩa mà mình đang nắm giữ, tin hành động của mình là hành động theo lẽ phải. Sự tự tin của người trí thức một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh phi phàm, cái cần thiết nhất để Tử Văn có thể bảo vệ chính nghĩa. Chính bởi theo chính nghĩa nên chàng đã được thần linh dang tay phù trợ giúp. Thổ Công đã giúp chàng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được trước mắt có biết bao khó khăn đang chờ chàng và mách kế để tiếp thêm động lực cho Tử Văn trong cuộc chiến tranh đầy cam go ấy.

Ngô Tử Văn đã bắt đầu bước đến những hồi căng thẳng nhất của trận chiến sinh tử ấy. Cuộc đấu tranh không hề đơn giản, nó khốc liệt và dai dẳng, nó không chỉ ở cõi trần, cõi người mà còn cả âm ti, địa phủ. Chàng bị quỷ bắt xuống địa ngục và sắp phải đối mặt với những hình phạt ghê rợn thế nhưng tinh thần khảng khái ấy vẫn không hề bị lu mờ mà còn sáng lên hơn bao giờ hết. Không chùn bước, chàng kêu to khẳng định: “Ngô Soạn là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Vững lòng tin về nhân phẩm của mình, chàng đã dám nói lên, dám kêu oan và sau nữa là dám vạch trần bộ mặt của kẻ gian tà. Trước lời kết tội của Diêm Vương, Tử Văn đã cầu xin được phán xét minh bạch công khai không một chút nhún nhường. Dù bị tên Bách hộ một mực vu oan giáng họa nhưng chàng không hề nao núng, sợ hãi làm cho lời lẽ và thái độ của tên tướng giặc kia trở nên xảo trá và khiến hắn tự lột chiếc mặt nạ xấu xa của chính mình. Chiếc mặt nạ của hắn rơi xuống cũng là lúc lá cờ chiến thắng của chính nghĩa giương lên mà chính Tử Văn là người cầm lá cờ ấy một cách kiêu hãnh. Đứng trước công đường, đối mặt với những khó khăn, khí phách của của đấng quân tử càng được thể hiện sáng rõ.

“Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất”

Những yêu tố kì ảo xuất hiện trong tác phẩm không chỉ tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm mà còn vừa làm bật lên sự chính trực, bản lĩnh cứng cỏi nhân vật Ngô Tử Văn vừa tô đậm thêm chiến thắng của con người trước cái xấu và cái ác. Nhìn sâu hơn vào câu chuyện, dường như Nguyễn Dữ đang muốn gửi gắm ước nguyện về một anh hùng của chính nghĩa sẽ đứng lên bảo vệ cho đất nước, nhân dân như cách mà Tử Văn đã bảo vệ dân làng trước sự xâm chiếm của tên tướng giặc phương Bắc. Phải yêu quý, và gắn bó với quê hương biết chừng nào, phải xót xa và đau đớn trước nỗi đau dân nước biết chừng nào, những hành động của Tử Văn mới quyết liệt và dữ dội đến thế! Đó là sự chiến đấu đến cùng, là sự tự tôn dân tộc, là sự quyết tâm sắt đá khó lòng lay chuyển. Chính bởi vậy, chiến thắng của Tử Văn lại càng có ý nghĩa hơn, nó sẽ khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu công bình và sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa của biết bao những trí thức lúc bấy giờ.

Cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn là một tấm gương phản chiếu nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi, thái độ kiên quyết chống lại những thế lực đen tối của một kẻ sĩ. Lời bình kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cùng với hình tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên, cổ vũ thôi thúc người trí thức hành động quyết liệt để công bằng, chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi thời đại.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 4

Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn được giới thiệu bằng những thông tin cụ thể chính xác về tên, quê quán, tính tình “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Tính tình cương trực, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.” Cách giới thiệu nhân vật như vậy tạo được cảm giác chân thật cho câu chuyện và tăng độ tin cậy cho tác phẩm.

Đồng thời cách mở đầu giới thiệu trực tiếp là một thủ pháp quen thuộc trong văn học trung đại, được tác giả sử dụng ở hầu hết các sáng tác trong Truyền kì mạn lục. Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn ấy còn góp phần thu hút người đọc vào ngay nhân vật trung tâm của thiên truyện.

Tất cả mọi diễn biến, hành động, thái độ của nhân vật tiếp diễn ở phần nội dung tiếp theo đều sẽ minh họa cho tính cách cương trực này của Tử Văn. Chính vì tính cách cương trực này đã dẫn đến một hành động mang tính bước ngoặt dẫn đến toàn bộ diễn biến câu chuyện.

Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì không đáng phải thờ.

Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu. Bởi lẽ đó mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy quá trình đốt đền của Ngô Tử Văn chỉ được tác giả miêu tả trong một câu văn ngắn thể hiện được sự mạnh mẽ, quyết đoán của chàng. Trước khi đốt đền Ngô Tử Văn đã “tắm gội, khấn trời” điều này thể hiện thái độ tôn kính, nghiêm túc. Việc chàng đốt đền không phải là báng bổ hay xúc phạm thần linh mà nó xuất phát từ việc vị thần trong đền gây hại cho nhân dân.

Khi thấy Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền thì “mọi người lắc đầu lè lưỡi” lo sợ thay cho chàng bởi chàng đã phạm vào đại kị. Nhưng trước sự lo sợ ấy của mọi người thì “Tử Văn vung tay không cần gì cả”. Thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân. Và cũng là thái độ của một người tin vào việc mình làm tin vào chính nghĩa.

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc cũng nhận thấy rất rõ đây là hành động có ý thức chứ không phải một hành động nông nổi, bồng bột và càng không đáng trách vì hợp lòng dân. Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại.

Cuộc đối thoại với tên tướng giặc và thổ công

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn thấy đầu lảo đảo, “bụng run run”, rồi “nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Và trong giấc mơ, chàng đã gặp tên tướng giặc – Bách hộ họ Thôi và Thổ Công – vị thần đền. Qua hai cuộc đối thoại ấy, tác giả đã tô đậm thêm tính cách cương trực của Ngô Tử Văn.

Tên tướng giặc được tác giả miêu tả với những nét chấm phá về ngoại hình “đầu đội mũ trụ”, thân hình “khôi ngô” lớn và đặc biệt “quần áo và cách nói năng rất giống người phương Bắc” nhưng hắn lại tự xưng mình là “cư sĩ”. Sự bất nhất giữa ngoại hình và danh xưng ấy đã phần nào bộc lộ bản chất gian trá của tên tướng giặc. Mục đích hắn tìm đến Ngô Tử văn để đòi trả lại ngôi đền như cũ. Nhưng trước những lời đe dọa, sự viện dẫn đạo Nho, điển tích Lư Sơn Cố Thiệu, Ngô Tử Văn vẫn không hề nao núng “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, có thể thấy đây là sự tự tin của một người nắm chính nghĩa trong tay. Sau đó không lâu, chàng lại gặp một vị thần khác “một ông già áo vải” với “phong độ nhàn nhã, thủng thỉnh”. Đó mới chính là vị chủ nhân thực sự của ngôi đền. Ông lão ấy chính là Thổ Công, bị tên hung thần đánh đuổi và những “đền miếu xung quanh vì tham của đút” mà lấp liếm cho tội ác khiến ông chỉ có thể ẩn nhẫn tại đền Tản Viên.

Thổ Công đến để tỏ lời mừng cho hành động của Ngô Tử Văn, vì cuối cùng cũng đã có người dám đứng lên vì chính nghĩa. Thổ Công đã kể lại rõ ràng đầu đuôi câu chuyện cho Ngô Tử Văn hiểu. Và thông báo cho chàng về việc tên tướng giặc đã kiện chàng ở âm phủ chỉ cho chàng cách đối phó tên tướng giặc gian ác. Ta thấy Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh sẽ giúp cho Tử văn trên con đường đi vạch trần cái ác.

Như vậy, khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy người làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ. Câu nói “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn biết rõ về kẻ phải đối mặt để nắm chắc thắng lợi và đồng thời cho thấy sự tự tin của người ý thức rõ việc mình làm.

Sau đó, “hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông”. Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương – vị quan toà xử kiện – người cầm cán cân công lí, cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy khung cảnh âm phủ rùng rợn “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, có đến hàng vạn “quỷ dạ xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”. Khung cảnh ấy có thể khiến bất cứ người nào run sợ nhưng Ngô Tử Văn vẫn giữ được bình tĩnh. Chàng nhất mực kêu oan không để mình bị tùy tiện xét xử. Chàng không chỉ khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”.

Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc. Cuối cùng chính nghĩa cũng chiến thắng gian tà. Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng”, “hài cốt tan tành ra như cám vậy”, dân gian lại được bình an, Thổ công được trả lại đền.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta thấy chiến thắng của Ngô Tử Văn không những giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân, mà còn diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt. Cũng từ đó, Tử Văn được tiến cử làm chức phán sự – đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lý.

Như Thổ công nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận. Thế là chàng vui vẻ nhận lời. việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt. Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí. Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

Khi phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, ta nhận thấy nhân vật này được khắc họa mang đậm ý nghĩa niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện. Đặc biệt, điều đó được thể hiện rõ nét ở lời bình của tác giả. Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ và logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng.

Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo. Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Kết bài: Ngô Tử Văn tuy là một kẻ sĩ nhưng lại làm được những điều cả thần và người chưa chắc làm được. Sự cứng cỏi, cương trực của Tử Văn đáng để ta ngưỡng mộ. Chính vì sự cương trực ấy đã góp phần thiết lập lại trật tự, giúp cho cán cân công lí được giữ vững. Nếu chỉ ngồi đó im lặng thì chỉ càng khiến cho “rễ ác mọc lan khó lòng lay động”, không phải là khó lòng lay động chỉ là lòng người chưa đủ kiên định để chống lại cái ác, cái xấu đến cùng.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 5

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện hay, tiêu biểu nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nổi bật nhất trong tác phẩm là kẻ sĩ cương trực thẳng thắn Ngô Tử Văn, nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đồng thời tác giả cũng gửi gắm những tư tưởng, quan điểm về xã hội con người qua nhân vật này.

Nhân vật Ngô Tử Văn là hình tượng kẻ sĩ tiêu biểu của văn học trung đại, cương trực, khẳng khái. Khác với những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục giới thiệu về nguồn gốc xuân thân nhân vật, hành trình số phận nhân vật từ đầu đến cuối (Vũ Nương) thì trong tác phẩm này chỉ chọn một thời điểm, một lát cắt có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Truyện có kết cấu như một màn kịch ngắn, qua màn kịch này toàn bộ tính cách, phẩm chất của nhân vật được phô bày.

Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu Tử Văn vốn là người “khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được…” và toàn bộ câu chuyện phía sau là để chứng minh cho nhận định ban đầu ấy. Tính cách cương trực, thẳng thắn, ghét gian tà được bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ, hành động nhân vật.

Trước hết là hành động Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi. Vào cuối đời Hồ có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi, tên này tử trận gần miếu thổ thần nên đã cướp đền của Thổ công để trú ngụ. Khi ở đền hắn chẳng những không phù hộ cho nhân dân mà còn tác oai tác quái trong nhân gian. Thấy sự gian tà Tử Văn vô cùng tức giận: “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, rồi châm lửa đốt đền”. Hành động đó cho thấy sự dũng cảm của Tử Văn, trong khi tất cả mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, sợ hãi thì Tử Văn đã có hành động vô cùng quyết liệt, trừ hại cho nhân dân. Sau khi đốt đền, chàng “vung tay không cần gì cả”, Tử Văn đã quyết đấu, quyết sống mái một phen với kẻ gian tà. Hơn nữa hành động của chàng không phải là hành động bột phát mà đã có sự suy nghĩ và chuẩn bị từ trước: tắm gội, khấn trời rồi mới thực hiện hành động đốt đền của mình.

Tuyên chiến với kẻ thù có sức mạnh lại vô cùng hiểm ác, nhưng Tử Văn không hề sợ hãi. Trước những lời buộc tội của hồn ma bằng đạo lý nho gia, hay hăm dọa: “biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”, Tử Văn vẫn tin vào sức mạnh chính nghĩa, công lý “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Ngô Tử Văn vô cùng dũng cảm, tự tin. Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa, đó không phải hành động của kẻ bất cần, không sợ sống chết mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. Câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” cho thấy Tử Văn muốn biết rõ thế ta địch để có những đối phó hợp lí.

Trước những lời dọa dẫm Tử Văn vẫn nhất quyết không nghe lời hắn xây lại đền, đêm hôm ấy Tử Văn bệnh càng thêm nặng và có hai tên quỷ sứ đến bắt đi xuống âm ty. Đến đây cuộc chiến đấu càng trở nên gay go, quyết liệt hơn. Diêm Vương chỉ nghe từ một phía. Trước tình thế bị áp đảo, Tử Văn càng tỏ ra bình tĩnh và bản lĩnh hơn, chàng tâu trình đầu đuôi sự việc, lời lẽ vô cùng cứng cỏi, không hề có chút nhún nhường. Sở dĩ Tử Văn có được sự bản lĩnh ấy cũng là bởi một phần nhận được sự trợ giúp từ vị thổ thần đất Việt: “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi trăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả”. Dù chỉ là yếu tố phù trợ, nhưng nhờ có nó mà Tử Văn có thêm tự tin. Nhưng cũng cần khẳng định rằng sự bản lĩnh của Ngô Tử Văn vẫn chủ yếu là ở bản tính vốn dũng cảm của chàng và xuất phát từ khát vọng cao cả muốn được thực thi công lý, đem lại bình yên cho nhân dân.

Phần thắng đã thuộc về Tử Văn, thuộc về người cương trực, nghĩa khí, kẻ có tội – tên Bách hộ họ Thôi đã bị trừng trị thích đáng. Ngô Tử Văn được đền bù xứng đáng, Diêm Vương sai lính đưa về cõi dưỡng thể, xét Tử Văn đã có công trừ hại giúp dân nên được chia một nửa xôi lợn do dân cúng tế với vị Thổ thần. Hơn nữa Tử Văn còn được Thổ thần tiến cử giữ chứng phán sự đền Tản Viên. Qua kết thúc có hậu này, tác giả Nguyễn Dữ muốn đề cao triết lí ở hiền gặp lành của nhân dân ta.

Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn tác giả chủ yếu phác họa tính cách nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ và hành động, không chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt nhân vật vào lát cắt, tình huống có vấn đề để từ đó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Ngoài ra, cũng cần kể đến những yếu tố li kì giúp hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và giúp truyện phát triển hợp lý.

Qua nhân vật Ngô Tử Văn nói riêng và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói chung, Nguyễn Dữ đã đề cao vẻ đẹp kẻ sĩ cương trực, sẵn sàng đứng lên tiêu diệt cái xấu, cái ác. Đồng thời cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành của dân tộc ta. Tác phẩm còn thể hiện tài năng nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 6

Trong làng có một ngôi đền vốn thờ thần Thổ Công một Ngự sử đại phu đời Lý Nam Đế nhưng đã bị hồn ma viên Bách hộ họ Thôi, một tên tướng giặc Ngô tử trận, làm mưa làm gió đến nỗi Thổ Công phải lánh đến ở nhờ đền Tản Viên. “Thấy sự tà gian thì không thể chịu được”, Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời.

Tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ thông qua nhân vật Tử Văn. Nhân vật này được giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học trung đại (bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình...). Tính cách và phẩm chất của Tử Văn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ qua hành động đốt đền. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên.

Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời. Thời trung đại, đây là loại truyện rất được ưa chuộng. Hành động này của Tử Văn xuất phát từ một ý thức rõ ràng về chính - tà nên hợp lòng dân và được thần linh phù hộ. Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lượng lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Tuy nhiên, bằng niềm tin vào chính nghĩa, tin vào những con người cương trực như Tử Văn. Nguyễn Dữ đã để cho câu chuyện kết thúc một cách có hậu. Tử Văn chết nhưng là để phong thần thăng chức. Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng trị.

Nguyễn Dữ đã gửi gắm tư tưởng của mình qua lời bình ở cuối truyện, kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm. Và kẻ sĩ không nên kiêng kị sự cứng cỏi. Lời bình nói về “kẻ sĩ” mà hiểu rộng ra chính là nói về con người. Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”.

Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là loại truyện truyền kì được viết bằng văn xuôi chữ Hán. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời. Thời trung đại, đây là loại truyện rất được ưa chuộng. Sức hấp dẫn của loại truyện này trước hết là ở tính chất “kì ảo” (yếu tố kì ảo) sẽ nhận ra giá trị hiện thực mà tác giả muốn phản ánh.

Khát vọng, nhu cầu của con người và thực tế cuộc sống mà con người phải đối mặt: người đàn bà trong câu chuyện chỉ mong có một cuộc sống( bình yên, êm ấm, mong những đứa con của chị được ăn no, muốn được thấy cảnh vợ chồng con cái quây quần bên nhau để có những giờ phút vui vẻ. Thế nhưng, chị lại phải đối mặt với một bi kịch gia đình: luôn bị người chồng đánh đập, hành hạ một cách tàn nhẫn. Và dù rất thương con, muốn bảo vệ các con, tránh cho chúng khỏi bị tổn thương thì chị vẫn khiến những đứa con đầu lòng, bị tổn thương vì phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ. Tình cảm đạo đức và hành vi trái đạo đức: thằng Phác vì thương mẹ, muôn bênh vực mẹ nhưng do còn non nớt trong nhận thức và bồng bột trong cách ứng xử nên đã có một hành động dại dột là xông vào đánh bố, thậm chí cầm dao định đâm bố. Nếu hành động này không được ngăn cản sẽ khiếm bi kịch chồng chất nên bi kịch vốn đã rất nặng nề căng thẳng trong cuộc sống của gia đình ấy. Với những hành động này, Phác vốn là đứa con thương mẹ, là chỗ dựa, niềm an ủi cho người mẹ lại trở thành một mũi dao đâm thẳng vào lòng mẹ nó để làm nhỏ xuống những giọt nước mắt. Đòn roi của người chồng khiến chị đau đớn về thân xác, những hành động của đứa con lại khiến chị đau đớn về tinh thần vì nó phá vỡ cái điều mà chị cố gắng gìn giữ trong gia đình: Đó là sự bình yên trong tâm hồn những đứa trẻ.

Bên cạnh tính chất kì ảo, truyện còn được kể một cách hấp dẫn nhờ sự thể hiện tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ tính cách, cốt truyện đến bố cục, tình tiết. Cốt truyện được kết cấu như một xung đột giàu kịch tính. Màn kịch được kể có lớp lang để tính cách nhân vật càng ngày càng bộc lộ rõ rệt. Tử Văn bền châm lửa đốt đền. Chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi dọa bắt đem xuống Minh ti hỏi tội nhưng hồn Thổ Công đã giúp sức, bày cách cho Tử Văn. Chàng bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã vạch trần tội danh của kẻ tà ma bịp bợm. Hồn ma Bách hộ bị bỏ ngục Cửu U, Tử Văn được sống trở về. Cảm người có công với mình lại cương trực, ngay thẳng, thần Thổ Công đã tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên. Tử Văn vui vẻ nhận lời rồi “không bệnh mà mất”. Từ khi giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hồn Tử Văn đi mây về gió, làm phận sự giúp đời.

Tư tưởng chủ đề của truyện được bộc lộ thông qua nhân vật Tử Văn. Nhân vật này được giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học trung đại (bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình...). Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lượng lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Tuy nhiên, bằng niềm tin vào chính nghĩa, tin vào những con người cương trực như Tử Văn. Nguyễn Dữ đã để cho câu chuyện kết thúc một cách có hậu. Tử Văn chết nhưng là để phong thần thăng chức. Người tốt được tôn vinh, kẻ xấu bị trừng trị. Tính cách và phẩm chất của Tử Văn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ qua hành động đốt đền. Hành động này của Tử Văn xuất phát từ một ý thức rõ ràng về chính - tà nên hợp lòng dân và được thần linh phù hộ. Việc tà ma Bách hộ họ Thôi làm mưa làm gió, thậm chí định lung lạc cả Diêm Vương cho thấy ở thời đại Nguyễn Dữ, cái ác, cái xấu hoành hành khắp nơi và có nguy cơ làm đảo lộn cả giường cột xã hội. Các tình tiết trong truyện được biểu hiện một cách công phu, giàu tính biểu tượng, đồng thời nhiều chi tiết quan trọng được đan cài tự nhiên, hàm súc.

Tóm lại, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một truyện hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nguyễn Dữ xứng đáng là người học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông (Truyền kì mạn lục) xứng đáng là “Thiên cổ kì bút”.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 7

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của ông phản ánh một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Quan điểm đó đã được thể hiện trong nhân vật Ngô Tử Văn - một nhân vật dũng cảm kiên cường trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn đã hiện lên với những dòng giới thiệu ngắn gọn: Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng.

Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Tên tướng giặc là một kẻ xảo quyệt, hắn dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lời đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì, ngay cả khi bị lôi xuống địa phủ. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.

Chiến thắng của Tử Văn chính là lời khẳng định cho sức mạnh của cái thiện, sự khẳng khái, tình yêu chính nghĩa và công bằng. Ngô Tử Văn đại diện cho tinh thần chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân, cho sự lương thiện. Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật.

Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Câu chuyện kết thúc với thắng lợi dành cho Ngô Tử Văn, hay nói cách khác, đó là chiến thắng của chính nghĩa. Thông qua tác phẩm này, tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó cũng là bài học mà không chỉ con người thời trung đại, mà ngay cả chúng ta, những người thời hiện đại cần phải học hỏi để giữ cho bản thân niềm tin vào chính nghĩa, vào thiên lương ở đời.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 8

Đến với "Truyền kì mạn lục" là đến với áng “thiên cổ tùy bút” của nền văn học Việt Nam. Trong ấy có truyện viết về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tùy bút xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Trong chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên với những tính cách đẹp đẽ, đại diện cho chính nghĩa, cái chân lý của cuộc đời.

Nguyễn Dữ là một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học Trung đại Việt Nam, tên tuổi của ông gắn với tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” mà đặc biệt trong ấy là truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo kiểu văn xuôi truyền kỳ. Tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn học phản ánh hiện thực sâu sắc qua những yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Với hệ thống nhân vật phức tạp, sâu sắc bao gồm cả thế giới loài người hay ma quỷ. Tác phẩm ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường dám chống lại cái ác đến cùng trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn. Tác phẩm được viết khi tác giả – Nguyễn Dữ đang trong khoảng thời gian cáo quan về ở ẩn, bộc lộ rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

Nhân vật chính được giới thiệu rõ ràng về lai lịch, gốc gác. Câu chuyện trong ấy thật tự nhiên, đơn giản, họ tên, những hình dung đầu về nhân vật chính. Nhân vật chính được giới thiệu là người có tính tình thẳng thắn, cương trực song vô cùng nóng nảy, thấy sự gian tà hay điều không phải thì không thể bỏ qua mà đi được. Chàng là người gan dạ, dám đốt cháy đền thờ mà mọi người vẫn thường hay nhấn mạnh rằng đó là đền thiêng,.. Ngô Tử Văn đã chứng minh cái tính cách thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm của mình, chàng cương quyết, công khai và tự tin vào năng lực, hành động của mình, chàng châm lửa đốt hủy ngôi đền ấy. Hành động cương quyết ấy như xác minh, khẳng định bản thân cũng như quan niệm, chính kiến của mình trước mọi tình huống.

Ngô Tử Văn còn là người có cái nhìn và sự đánh giá thấu đáo, chàng biết được sự việc hồn ma tên tướng giặc quen thói ý mạnh hiếp yếu, khi chết đi vẫn quen thói cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, bày trò đút lót bắt người dân phải cống nạp các lễ vật. Ngô Tử Văn đã một tay thay mặt nhân dân đứng lên chống lại sự xâm lấn ấy. Hành động đốt đền của Tử Văn là chính xác, song sau đó tên tướng giặc lại hiện hình, cho rằng mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho Ngô Tử Văn bị sốt nóng, sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc còn quyết kiện chàng tới tận Diêm Vương.

Trước hành động quá quắt của tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn hiên ngang, điềm tĩnh không hề có chút lo sợ thậm chí còn không mảy may trước lời tướng giặc. Thái độ ấy của Ngô Tử Văn khiến người đọc càng nể phục, thái độ ấy thể hiện tính cương trực, cứng cỏi đặc biệt là niềm tin chiến thắng cái ác, cái xấu trong cuộc sống.

Tính cách kiên định của chàng còn thể hiện rõ khi chàng bị lôi xuống địa phủ, bị lôi vào xử kiện nhưng không hề nhụt chí, không hề run sợ trước tướng giặc. Tử Văn bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lý đến cùng. Chàng yêu cầu phán xét công khai, minh bạch, công bằng, chàng đứng lên ung dung vạch tội tướng giặc vừa làm sai mà lại cho rằng mình là người bị oan. Khi đứng trước Diêm Vương, Tử Văn đã đưa ra những lý lẽ xác đáng, những chứng cứ rõ ràng, chàng bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình. Trước những lời của tướng giặc, Tử Văn không bị run sợ mà ngẩng cao đầu chỉ ra từng tội trạng của tướng giặc. Tử Văn đã cương quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chiến đấu đến cùng và dành được phần thắng trước hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn sự sống. Tử Văn là đại diện là tấm gương cao cho mọi người, chàng được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ công lý.

Chiến thắng của Ngô Tử Văn trước tướng giặc là chiến thắng của cái thiện trước cái ác, đó là hiện thân cho chân lý cho công lý trong cuộc đời, chính nghĩa luôn là đúng đắn. Chiến thắng của Ngô Tử Văn đã có ý nghĩa vô cùng to lớn, chiến thắng đã trừng trị thích đáng hồn ma tướng giặc gian xảo, làm sáng lên được tinh thần và ý chí của con người, không bị khuất phục trước cái ác, không bị hòa tan mà biến mất những phẩm chất cao đẹp của con người.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nên nhân vật Ngô Tử Văn – là đại diện tiêu biểu cho chính nghĩa chống lại tà ác, gian xảo. Truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã tiêu biểu cho chuỗi truyện của Nguyễn Dữ, khẳng định niềm tin vào chính nghĩa luôn thắng gian tà. Truyện gây cho chúng ta bằng hàng loạt những hình ảnh và chi tiết kỳ ảo, giàu kịch tính, bằng cách kết cấu truyện, xây dựng hình tượng các nhân vật, Nguyễn Dữ đã cho người đọc một câu chuyện gần gũi, hấp dẫn người đọc.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 9

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng vào khoảng thế kỉ XVI, ông đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam tác phẩm để đời “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán theo thể tản văn xen lần biền văn và thơ ca. Bên cạnh “Chuyện người con gái Nam Xương” vốn rất nổi tiếng, tác phẩm được nhiều người đọc đón nhận cũng không kém chính là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Truyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một người khảng khái, chính trực, dũng cảm, có tinh thần vì dân trừ hại. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn đề cao tinh thần trượng nghĩa, đồng thời cũng bày tỏ khát vọng về công lí, khuyên răn con người sống và hành động hợp với lẽ phải, không làm điều ác, bênh vực cái thiện.

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng bởi sự khẳng khái, yêu thích chính nghĩa và luôn tỏ thái độ bất bình với những việc trái với đạo lí, lẽ phải. Chính bởi tính tình này mà Ngô Tử Văn không thể làm ngơ trước cảnh một tên tướng bại trận sau khi thành ma đã tác oai tác quái làm hại dân lành. Chàng quyết định đốt đền của hắn để thay dân trừ hại. Hành động của chàng được thổ công bênh vực và đã chỉ cách để trình bày sự việc với Diêm Vương. Sự việc sáng tỏ, Ngô Tử Văn sống lại và được phong chức làm chức phán sự đền Tản Viên, chuyên phán xử để đòi lại công bằng, sự thật cho người dân hiền lành vô tội.

Truyện được đưa vào một thế giới thần kì, huyền ảo, vừa là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ vừa khiến người đọc bị mê hoặc vào thế giới của truyện, từ đó suy ngẫm để rút ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Càng đi sâu vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc sẽ càng thấy được niềm tin vào chính nghĩa, tinh thần tự tôn dân tộc, quyết đấu tranh chống lại cái ác đến cùng.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn và miêu tả nhân vật của Nguyễn Dữ đã khiến người đọc có thể hình dung ra tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn ngay ở những lời giới thiệu đầu tiên. Cách giới thiệu ngắn gọn về tên, họ, quê quan, tính cách đã là cho người đọc tin tưởng hơn về mức độ chân thật của câu chuyện. Ngô Tử Văn tên Soạn, họ Ngô, người ở đất Lạng Giang, tinh cách khẳng khái, nóng nảy, cương trực, chuộng chính nghĩa và thấy chuyện bất bình thì không thể bỏ qua mà luôn ra tay cứu người hành đạo, không nề hà những thiệt thòi về bản thân.

Giọng điệu trong lời miêu tả của Nguyễn Dữ có tính ngợi ca, khiến người đọc có cái nhìn tin tưởng, trông đợi vào hành động của nhân vật trong suốt diễn biến của câu chuyện. Minh chứng cho hành động trượng nghĩa, tính tình cương trực, không sợ cái ác của Ngô Tử Văn được thể hiện ở cuộc đấu tranh với hồn ma tên tướng giặc nơi trần gian và nơi Minh ty khi diện kiến Diêm Vương.

Ở cuộc đấu tranh nơi trần gian, hành động đầu tiên của nhân vật Ngô Tử Văn là việc đốt đền. Việc đốt đền là việc liên quan đến tâm linh, có thể mang đến những hậu quả khó lường cho người gây ra hành động này. Mọi người đều sợ hãi và không dám làm việc này mặc dù ai ai cũng thấy hành động hại người, hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc.

Nhưng Ngô Tử Văn thì khắc, chàng quyết tâm đi đốt đền tên tướng để trừ hại cho dân. Hành động của chàng không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động được chuẩn bị rất kỹ càng, chứng tỏ sự quyết tâm của chàng. Ngô Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời để thể hiện lòng thành kính của mình. Hành động này chứng tỏ không phải chàng là người có hành động hỗn láo, đốt phá đền thờ của thánh thần mà là hành động chính nghĩa, cần sự chứng giám và trợ giúp của trời xanh để có thể thành công trừng trị tên hồn ma tướng giặc, mang lại cuộc sống bình yên cho dân.

Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn bị tên Bách hộ họ Thôi làm cho hôn mê, sốt, điều này chứng tỏ tính hợp lí của câu chuyện bởi người phàm thì không thể chống lại những thế lực tâm linh. Khi đối mặt với tên Bách hộ họ Thôi, hắn vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đã đi xâm lược nước khác, làm hại biết bao người dân vô tội, cho đến tận khi chết, hắn vẫn giữ nguyên bản chất của mình, hơn nữa còn hung bạo hơn khi dám đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái.

Không những tàn ác, hắn còn là một tên lừa lọc, gian xảo khi dám dùng những triết lí thánh hiền khi nói chuyện với Ngô Tử Văn. Hắn tự xưng với Ngô Tử Văn hắn là “Tản văn cư sĩ” tức là một người có học thức, lại còn dám lấy đạo lí ra để răn dạy Ngô Tử Văn, rằng hành động đốt đền thờ của chàng là vô cùng sai trái, trái với nghiệp nhà Nho, cũng trái với đạo trời, trái với cái đức. Hắn buộc tôi Ngô Tử Văn hành động đốt đền là hành động “khinh nhờn hủy tượng”. Với những lí lẽ tưởng chừng như vô cùng thuyết phục như vậy, dường như mọi tội lỗi đều do Ngô Tử Văn gây nên.

Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, để cho Ngô Tử Văn một đường lui, lấy oai linh của quỷ thần để vừa hăm dọa, vừa mở đường ép Ngô Tử Văn phải làm: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”

Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng vẫn hoàn toàn tin vào lí tưởng của mình, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Có thái độ như vậy là bởi Ngô Tử Văn đã nắm được chính nghĩa, là người theo lẽ phải nên chàng không cần sợ gì hết.

Tính cách cương trực, xem trọng lẽ phải của Ngô Tử Văn còn được thể hiện trong cuộc gặp gỡ với Thổ Công. Thổ công rất vui vừng và ủng hộ hành động đốt đền của Ngô Tử Văn. Sự đồng thuận của Thổ Công thể hiện một quan điểm, hành động chính nghĩa thì sẽ luôn được thánh thần phù hộ, chấp thuận.

Khi nghe Thổ công kể lại câu chuyện, Ngô Tử Văn mới vỡ lẽ, có phút chốc chàng cũng cảm thấy e ngại vì dù sao chàng cũng chỉ là người trần mắt thịt, mà tên tướng giặc lại vô cùng hung hãn. Khi được nghe Thổ công mách nước, chàng đã biết cách để trình bày trước mặt Diêm vương. Cuộc tranh cãi khốc liệt xảy ra ở Minh Ty cũng là một minh chứng cho sự chính trực của Ngô Tử Văn.

Cuộc tranh cãi ở Âm phủ vô cùng khốc liệt và có nhiều yếu tố đe dọa, chống lại Ngô Tử Văn. Xét ở phương diện lí, tình thì chàng cũng đều là người yếu thế: Chàng là một người thường mà lại dám hành động đốt đền thờ thánh thần.

Ngay từ khi bị áp giải vào Âm phủ, chàng đã bị sỉ vả, mắng đủ điều, thậm chí là bị vu cáo “tên này bướng bỉnh, ngoan cố”. Diêm Vương cũng có cái nhìn không tốt về Ngô Tử Văn, cho rằng chính chàng là người làm trái đạo nghĩa, dám có hành động hỗn láo.

Nhưng mối đe dọa lớn nhất của Ngô Tử Văn vẫn chính là “Người bị hại” tên Bách hộ họ Thôi. Hắn đã có mặt trước sân và đang đặt điều vu cáo. Nhưng chưa dừng lại ở đó, điều gian xảo của tên hồn ma tướng giặc còn thể hiện ở chỗ khi thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn thấy vu vạ không được liền giả giọng nhân nghĩa: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.

Và hành động, thái độ của Tử Văn khi ở nơi Âm phủ càng thể hiện được sự khẳng khái, cương trực cũng như sự dũng cảm của bản thân. Chàng trình bày với Diêm Vương từ đầu đến cuối sự việc, giọng điệu đanh thép, lời lẽ cứng cỏi không chịu nhường chút nào. Và cái kết đúng như mong đợi của người đọc, tên bách hộ bị trừng trị thích đáng, còn Ngô Tử Văn được sống lại, còn được thăng chức làm chức phán sự, chuyên giải quyết chuyện trần gian để mang lại sự công bằng cho người dân lương thiện.

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên cũng là một chi tiết sáng trong truyện, thể hiện tính công bằng và khuyến khích những hành động chính nghĩa sẽ được đền đáp xứng đáng. Chàng thu nhận lời đề nghị của thổ thần, thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất, trở thành viên quan đem lại công bằng cho dân.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có nhiều ý nghĩa to lớn, vừa phản ánh hiện thực xã hội đầy rẫy những bất công, vừa thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 10

Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn. Trong chương trình văn học lớp 9, chắc hẵn ai cũng biết tác phẩm TruyệnNgười con gái Nam Xương (Ng Dữ), Sang đến lớp 10 chúng ta lại một lần nữa được khám phá sâu vào những tác phẩm khác của ông, một trong số đó là tác phẩm ‘’ chuyện chức phán sự đền tản viên’’, trích Truyền kỳ mạn lục.Tác phẩm được viết trong thời kỳ Nội chiến Lê - Mạc bắt đầu xảy ra, do vậy mà các thế lực ma quỷ, thần linh trong truyện cũng phần nào phản ánh các thế lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành.Tác phẩm Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của một trí thức nước Việt tên là Ngô Tử Văn, qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, đồng thời lên án lũ giặc xâm lược dù đã chết vẫn không ngừnggây tội ác trên đất nước ta. Ngay từ đầu tác phẩm đã giới thiệu ngắn gọn về tên họ quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được biết đến là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Ta có thể thấy rõ điều đó qua hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền.Tại sao trước khi đốt đền Tử Văn lại tắm rữa sạch sẽ ? Sỡ dĩ là vậy là bởi vì hàng động đó chứng tỏ 1 cốt cách khẳng khái của kẻ sĩ tin vào chính nghĩa, trừ hại cho nhân dân, mọi sự oán hận, căm thù bắt nguồn từ đây. Cao trào của câu chuyện đc thể hiện rõ qua việc : sau khi ngôi đền bị đốt cháy,thì cái ngôi đền đó lại chính là ngôi đền của 1 tên tướng giặc bị thiệt mạng trong lần xâm lược nước ta. khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, bày trò đút lót , tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng.. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vươáp đảo chàng bằng dáng vẻ uy nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ vẻ ta đây là bậc trí thức đầy hiểu biết, vừa đe dọa: "Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của Thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựạ nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ!"Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Hồn ma tên tướng giặc tiếp tục đe dọa ở mức độ gay gắt hơn: "Phong đôkhông xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết!" Có nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ kiện chàng về tội đốt đền. Tưởng chừng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây mọi việc dường như đã vào bế tắt đối với Tử Văn tuy nhiên 1 nhân vật thứ 3 xuất hiện đã làm thay đổi hoàn toàn cục bộ. bộ mặt thật của hồn ma tên tướng giặc đã bị Thổ Công báomộng cho Tử Văn biết: "Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rấy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu! Gần đây vì tôi thiếu sự đề phòng, bị nó đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay."Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn nhân của kẻ cướp đền, mạo danh. Chàng trách Thổ Công nhu nhược, không dám kiện hắn trước Diêm Vương và Thượng Đế, mà lại chấp nhận từ bỏ chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác. Lời trách như động đúng vào nỗi khổ tâm của Thổ công: "Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng khônglàm thế nào để thông đạt được lên trên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi." Thoạt đầu thì Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn: "Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàngthiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?"Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công "vốn làm tới chức Ngự sử đại phu đời vuaLý Nam Đế, vì chết về việc Cần vương mà được phong ở đây giúp dân dộ vật đã hơn một nghìn năm nay."Nhưng chính lúc đó 1 tinh thần sắt , cứng cỏi được thoát lên qua những lời nói quyết liệt, mạnh mẽ: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng!" Tiếp đó chàng kể hàng loạt tội ác của hắn như lời Thổ Công đã truyền .Yêu cầu Diêm Vương đến đền Tản Viên để xác rõ thực hư. Kẻ gian tà thấy Tử Văn nắm được chỗ yếu của mình nên không cãi mà ranh mãnh biến ngay thái độ cứng cỏi của Tử Văn thành vô lễ: "Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê gớm đến như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa?" Tử Văn vẫn khăng khăng : "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn!"Biết không thể uy hiếp được Tử Văn hồn ma tướng sĩ kia có vẻ lo sợ và muốn bỏ qua mọi chuyện. Nhưng Diêm Vương đã nhanh chóng nhận ra ai đúng ai sai, liền quát lớn: "Cứ như lời hắn (tức Tử Văn) thì nhà ngươi đáng tội chết. Điều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó. Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy?" Rồi lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Mọi chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai. Diêm Vương giận dữ trách mắng các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều dối trá càn bậy xảy ra. Sau đó truyền lệnh "lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng" kẻ lừa đảo gian ác rồi sai bỏ vào ngục Cửu U tức là ngục tối chín tầng ở Âm phủ, nơi giam giữ và trừng phạt những kẻ lúc còn sống gây nhiềutội ác.Tóm lại bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Thậm trí còn bất chấp tính mạng của mình làm sáng tỏ nỗi oan khuấ phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.Kết bài:Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nêu ngụ ý của tác phẩm( vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc; phơi bày thực trạng bất công , thối nát của xã hội dương thời và nhắn nhủ phải đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí)

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 11

Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả của "Truyền kỳ mạn lục", một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam được coi là áng "thiên cổ kì bút". "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong số hai mươi truyện viết bằng chữ Hán, tiêu biểu trong "Truyền kì mạn lục". Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật chính Ngô Tử Văn với tinh thần khẳng khái, cương trực và giàu lòng dũng cảm. 

"Truyền kì mạn lục" được viết bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, từ khúc, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Nội dung tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy xưa để nói nay, lấy cái "kì" để nói cái "thực". "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một trong những truyện tiêu biểu trong tập "Truyền kì mạn lục" khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu cho chính nghĩa thông qua việc xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn. 

Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ giới thiệu lai lịch Ngô Tử Văn với cách giới thiệu quen thuộc, truyền thống trong văn học cổ gồm tên, quê quán, tính tình: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực". Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn tạo cho người đọc ấn tượng về Ngô Tử Văn - một trí thức khảng khái, dũng cảm. Sự dũng cảm ấy thể hiện ngay ở việc đốt đền của chàng. Lí do Tử Văn đốt đền bởi tức giận không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân. Chàng đã dám đứng lên trừ yêu diệt quái giúp dân làng. Trước khi đốt đền, chàng đã chuẩn bị kĩ lưỡng: "tắm gội sạch sẽ, khấn trời". Tử Văn làm việc ghê gớm một cách cẩn trọng, công khai, xuất phát từ một ý thức rõ ràng, muốn lấy lòng trong sạch, muốn lấy thái độ chân thành của mình để được trời đồng tình, ủng hộ. Sau khi đốt đền, mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, chỉ có chàng vẫn ngất ngưởng tự nhiên bởi chàng tin vào việc chính nghĩa mình làm. Ngô Tử Văn hiện lên là một trí thức cương trực, là hình ảnh của kẻ sĩ vì dân. 

Sự cương trực của chàng càng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,... Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng. 

Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: "Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn". Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng. 

Đặc biệt, lời bình cuối truyện của người viết càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Ngô Tử Văn: "Người ta thường nói: Cứng thì gãy, kẻ sĩ lo không cứng mà thôi, còn gãy, không gãy là việc trời. Sao nên đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn chỉ là một anh áo vải. Duy giữ được cái cứng nên dám đốt cháy đền tà, bẻ gãy yêu quỷ, chỉ một hành động mà cái tức của thần, của người đều được rửa sạch, vì thế mà rạng danh với Minh Tào, rồi được trao chức vị để đền công, thật là xứng đáng. Làm kẻ sĩ chớ kiêng sợ sự cứng cỏi". Lời bình như đề cao thêm sự cứng cỏi trong con người Ngô Tử Văn. Đó là cái cứng cỏi vì chính nghĩa, dù có nhất thời chịu khuất, nhưng chắc chắn được mọi người ủng hộ và nhất định sẽ chiến thắng nhờ có sự ủng hộ ấy. 

Với cốt truyện được kết cấu như một xung đột đầy kịch tính có mở đầu, có xung đột, có phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc, cách xây dựng nhân vật theo hai tuyến thiện và ác, kết hợp sử dụng các yếu tố kì ảo, truyện đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, thẳng thắn, là hình ảnh của kẻ sĩ nước Việt bất khuất, chính trực. Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ khéo léo thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. 

Ngô Tử Văn là một nhân vật đại diện cho chính nghĩa, là kết tinh vẻ đẹp của kẻ sĩ cương trực, yêu nước, thương dân. Ta hiểu vì sao "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" nói riêng và "Truyền kì mạn lục" nói chung được xem là "thiên cổ kì bút" của cả dân tộc. 

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 12

"Chuyện chức phán xự đền Tản Viên" là một trong số những truyện hay, tiêu biểu của "Truyền kì mạn lục" (ghi chép tản mạn những truyện lạ truyền ở đời). Truyện xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn, một con người chính trực, khảng khái, dám đứng lên tiêu diệt cái xấu để bảo vệ nhân dân, qua đó thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 

Ngô Tử Văn là nhân vật chính của truyện. Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn. Mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt ngôi đền thiêng. Hành động chính là sự châm ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

Đây cũng là cuộc chiến đấu ngay từ đầu đã thể hiện sự gay go quyết liệt. Cũng ngay từ đầu tính cách của Ngô Tử Văn đã bộc lộ khá rõ. Tính cách của chàng thể hiện qua lời lẽ khá rõ: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Tính cách ấy càng được phát họa rõ nét qua hành động, cử chỉ của nhân vật: “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay không cần gì cả”. Phản ứng của Tử Văn trước thói xấu, thói ác nhanh và mạnh như thuốc súng. Hành động “tắm gội chay sạch” trước khi đốt đền, “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền, chứng tỏ Tử Văn đã quyết đấu, quyết sống mái với kẻ gian tà, dù đó là đối thủ ai cũng phải kinh sợ. 

Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thương độc mã”, nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cần của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ công: “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là cau hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch, biết ta” để giành thắng lợi.

Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ công. Nhưng với một người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh đến cùng “phải đến nương tựa đền Tản Viên”, “phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi” thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở “ngoại viện”? Cho nên, về cơ bản Tử Văn không có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu của chàng ngày càng gay go, quyết liệt. Khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin mình chính nghĩa và chàng có thêm sức mạnh. Nhưng lúc ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương – vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lí cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước búa rìu pháp luật, Tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ “kêu to”, khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”, chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chốn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khẳng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng đòn từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc. Ngô Tử Văn chính là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà.

Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều ngày gian nguy, thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà. Mặc khác, Ngô Tử Văn còn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt, còn tên hung thần vốn là một tên tướng giặc Minh xâm lược, bị bại trận, bỏ xác ở nước ta nhưng cái hồn gian ác vẫn tiếp tục quẫy nhiễu nhân dân. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa. 

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn 13

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “ Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” , bởi vậy mà hình tượng nhân vật mang hình ảnh tri thức, chính trực luôn được yêu mến trong tất cả tác phẩm lúc bấy giờ. Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn, nhà thơ như vậy, ông đã sử dụng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác  phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một trong những chuyện tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục của ông để phê phán hiện thực xã hội xưa và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của ông. Trong tác phẩm” Chuyện chiếc phán sự đền Tản Viên” chỉ chọn 1 thời điểm có ý nghĩa nổi bật để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật, chuyện giống như một màn kịch ngắn, mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt đền thiêng và hành động đó chính là ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.

 Khi mở đầu câu chuyện, tác giả đã giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn là một nhân vật có tính cách nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được, rất khẳng khái bởi vậy mà câu chuyện từ đó mà bắt đầu.

Như trong chuyện kể là vào cuối đời Hồ có một tên tướng giặc Bách Hộ họ Thôi, tên này chết gần đền Thổ Thần nên đã cướp đề của ông để trú ngụ, ở đây hắn  không chịu phù hộ người dân còn tác oai tác quái làm hại người dân, thấy được sự ngông cuồng của tên hồn ma đó, Ngô Tử Văn đã rất tức giận, từ đó, cuộc chiến bắt đầu có sự gay go khốc liệt và lúc ấy tính cách Tử Văn được bộc lộ. Chàng đã thực hiện hành động “ đốt đền” chính hành động này của Tử Văn đã giúp nhân dân thoát khỏi  sự tác oai tác quái của tên hồn ma đó. Đây là một hành động mà không phải ai cũng giám làm, bởi đền miếu luôn là những nơi linh thiêng, là nơi của sự tín ngưỡng, nếu ai chưa hiểu câu chuyện nhìn vào người ta sẽ đánh giá đây là một hành động thiếu suy nghĩ, bồng bột của một kẻ sĩ trong cơn nóng giận, tuy nhiên tác giả đã tạo cho người đọc biết được, chàng là một người có tri thức nên hiểu được sự linh thiêng của trời đất, do đó Ngô Tử Văn  đã "tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi chăm lửa đốt đền", do đó đây không phải là một sự liều lĩnh mà đây là sự chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đòi lại ngôi đền cho Thổ Công. Khi đối đầu một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác ban đầu Tử Văn "đơn thương độc mã", nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình, sự khẳng khái của chàng một lần nữa thể hiện qua hành động ngồi "vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên" ,chàng ung dung khi đối mặt với những nguy hiểm,  trước lời đe dọa của tướng giặc đây không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay và điều này sẽ được thần linh phù hộ. Thổ Công đã giúp càng hiểu rõ được bộ mặt xảo trá của kẻ thù, hiểu được sau đó sẽ còn gặp nhiều khó khăn đang chờ chàng và đã mách cho chàng kế tiếp nên làm như thế nào để chàng có thể thuận lợi vượt qua chông gai này. Bên cách đó, khi nghe xong hết mọi chuyện từ Thổ Công, Ngô Tử Văn đã hỏi Thổ Công rằng: Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không? , đây là một cách tìm hiểu địch, người xưa khi đánh trận thường có câu: “ Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. 

Trong cuộc chiến đấu, Ngô Tử Văn dưới sự trợ giúp của Thổ Công và nghe Thổ Công kể lại chuyện thì thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương, là một người chính trực nên Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh khi đối mặt với vụ kiện đốt đền.Tại âm tỳ địa phủ, khi hồn ma tướng giặc họ Thôi kiện Tử Văn, chỉ nghe một bên nguyên can là tên hồn ma tướng giặc đó, Diêm Vương vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ mà không tin tưởng Tử Văn  còn quát mắng chàng, không tin tưởng người chính trực bênh vực hồn ma. Tuy đối diện với những lời trách mắng của Diêm Vương , đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách, chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào" và chàng đã yêu cầu đích thân Diêm Vương đến đền để xác minh và cuối cùng chính trực đã chiến thắng cái tà.

Những hành động trượng nghĩa của chàng đã nói là hết  tính cách của Ngô Tử Văn, chàng là một người bộc trực, khảng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá, chàng luôn chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, sự thông minh của chàng cứ từng bước giúp chàng đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng là đánh gục hoàn toàn tên hồn ma tướng giặc gian manh xảo trá.

Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định được chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái tà và thể hiện được tinh thần dân tộc, kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cội "truyền thống nhân đạo và yêu nước" của dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.  Đọc xong tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc một bài học quá sâu sắc trong cuộc sống, hãy luôn tin vào chính bản thân, tin vào sự chính trực của mình để có thể giúp cho xã hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn.