Thuyết minh về cây gạo ATM và tình người trong mùa dịch 1
Anh Hoàng Anh Tuấn là người đã phát minh ra máy ATM gạo 2. Nhiều người lo sợ dịch bệnh nên đã tích trữ lượng lớn thực phẩm. Điều này dẫn đến việc nhiều người bị ảnh hưởng do đã hết thực phẩm và phải chờ vận chuyển. Chỉ vì một vài người phớt lờ lời nói của chính phủ mà đã gây ra rất nhiều phiền toái. Và chuyện thực phẩm bị hỏng, không sử dụng được tiếp là chuyện bình thường. Nhưng lúc này, mọi người lại đi tích trữ. Cứ như thế, nguồn thực phẩm sẽ cạn kiệt và không chỉ Việt Nam, cả thế giới cũng bị ảnh hưởng rồi thức ăn sẽ trở nên khan hiếm, đắt đỏ. Hàng trăm ngàn người chết vì không có thực phẩm, rồi hàng trăm căn bệnh được sinh ra từ thi thể. Lúc ấy, thà chết hết còn hơn sống lẻ tẻ vài người trong đau đớn. Cuộc sống của con người là cuộc sống của sự ích kỉ. Chỉ cần mình được sống thì làm cái gì cũng được. Với hành động sai lầm nếu không muốn nói là ngu dốt của mình, con người đang tự đẩy mình tới bờ vực của sự diệt vong chứ không phải một nền văn minh nào khác. Tuy thế, con người vẫn cứ tàn sát lẫn nhau. Chỉ vì lòng tham, ích kỉ của bản thân mình mà con người đưa mình trở thành kẻ tàn sát ẩn danh. Rồi không chỉ con người trái đất sẽ cùng chung số phận khi bị khai thác quá mạnh trong thời kì đói kém. Tất cả sẽ trở về cát bụi, không có căn bệnh nào được chữa. Tương lai bị chấm dứt. Đó chính là hậu quả của sự tham lam ẩn dấu trong những hành động. Nếu chúng ta không tích trữ thực phẩm thì đã là góp phần bảo vệ xã hội khỏi lưỡi hái của tử thần rồi. Lúc mỉm cười là lúc chiến thắng. Cuộc đời không chỉ mỗi lo cho bản thân của mình mà còn phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Để chẳng ai phải hối tiếc, để chẳng phải là một con người biệt lập, ích kỉ với xã hội, chúng ta phải sống rộng. Sống để mình có thể thấy thế giới này là vô tận. Tóm lại, cuộc đời này phải biết hòa nhập vào xã hội lớn hoặc tự tạo một xã hội riêng. Chỗ đứng của chúng ta là do chúng ta quyết định. Và khi quyết định gia nhập vào xã hội lớn, chúng ta sẽ phải biết sống quan tâm tới người khác. Đừng chỉ vì bản thân mà bỏ đi chỗ đứng.
Thuyết minh về cây gạo ATM và tình người trong mùa dịch 2
Anh Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, khi thực hiện dự án ATM gạo miễn phí, bên cạnh những lời ủng hộ, cảm ơn, động viên thì nhóm làm tình nguyện cũng nhận được không ít băn khoăn từ cộng đồng. Trong đó, có hai câu hỏi làm anh cảm thấy trăn trở, khó nghĩ. Đó là làm sao để gạo và những hỗ trợ của dự án đến đúng với những người thiếu gạo, những người cần hỗ trợ và làm sao để giải quyết vấn đề người không cần hỗ trợ mà vẫn đi nhận hỗ trợ?
Theo chia sẻ của anh Hùng, cách đây vài ngày, có một tài khoản Facebook đã bình luận trong một bài viết trên Fanpage Sách Thái Hà của anh. Đoạn bình luận có nội dung như sau: Nhà mình ngay cạnh chỗ phát gạo, cũng mong các bạn xem xét lại có cách nào không để hạn chế những người không cần mà vẫn cứ đến lấy… Chứng kiến cảnh lấy gạo rồi ra cổng Ủy ban thay áo, quay lại lấy lần hai... nhói lắm.
“Đọc xong dòng bình luận đó, chúng tôi cũng cảm thấy nhói. Những hừng hực khi triển khai dự án bỗng dưng trầm xuống một nhịp. Tôi hiểu, cái gì cũng có điểm hạn chế của nó, và việc làm thiện nguyện cũng không ngoại lệ. Tôi chỉ ước giá mà ai cũng có ý thức, ai cũng có tinh thần tương thân tương ái thì có lẽ chúng tôi sẽ “nhàn” hơn một chút và ngoài kia, hẳn là người nghèo sẽ ít đi, người có hoàn cảnh khó khăn sẽ bớt khó khăn hơn”, anh Hùng bày tỏ.
Trước khi bắt tay thực hiện dự án, anh Hùng cũng tìm hiểu thông tin và biết được tình trạng “người giàu” đi nhận gạo tại các cây ATM gạo miễn phí ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy nên một khẩu hiệu đã được anh chú trọng nêu cao: “Nếu bạn cần, hãy đến lấy, nếu bạn ổn, hãy nhường cho người khác nếu bạn có, hãy chung sức đóng góp thêm”.
Tuy nhiên, cũng theo anh Hùng, có vẻ khẩu hiệu này chưa giải quyết được triệt để tình trạng trên. Bởi rõ ràng việc “người giàu” đi nhận hỗ trợ không đơn giản là câu chuyện cho - nhận mà đã trở thành vấn đề ý thức, đạo đức và văn hóa.
Trên thực tế, những hình ảnh xấu xí này không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Mới đây, trên mạng xã hội cũng lan truyền một clip quay tại điểm phát gạo, mì tôm, khẩu trang tại số 2 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân (Hà Nội) có những kẻ tham không đeo khẩu trang đã vào bàn để các túi đồ từ thiện lấy đi mấy túi đồ, mà đáng lẽ ra ai thực sự khó khăn cũng chỉ lấy một túi quà.
Thậm chí, có một phụ nữ còn đem cả một túi to nhặt hết sạch phần quà trên bàn. Những hành đồng của những kẻ tham như thế này thực sự gây bức xúc vì họ đã cướp miếng ăn của những người nghèo khác, và ăn cắp cả lòng tốt của những người làm từ thiện. Vì thế nếu lòng tốt đặt không đúng chỗ, để kẻ tham lợi dụng trục lợi, vừa làm giảm đi ý nghĩa của việc làm nhân văn cao cả, vừa làm mất đi cơ hội của những người nghèo cần sự giúp đỡ thực sự.
Trong thời điểm này để giúp công việc từ thiện thêm ý nghĩa, lan tỏa đến cộng đồng thì việc phê phán, kịp thời ngăn chặn, hạn chế kẻ tham lợi dụng lòng tốt của cộng đồng để trục lợi là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, khi người dân còn chưa có ý thức trong việc nhận từ thiện cũng như thực hiện giãn cách xã hội cũng cần sự chung tay, giám sát của các cơ quan chức năng. Hãy để những hành động đẹp được lan tỏa và “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.