Tóm tắt văn bản Chuyện lạ nhà thuyền chài trích Thánh Tông di thảo
Hai vợ chồng người thuyền chài đánh cá ở biển Đông. Nhà nghèo, mãi gần 60 tuổi mới sinh được đứa con trai. Đêm hôm sinh đứa bé, đánh bắt được một con cá mè to, nên mới đặt tên con là Thúc Ngư.
Năm Thúc Ngư 15 tuổi, người cha muốn cho con đi học. Thúc Ngư hỏi cha đi học là thế nào. Nghe cha bảo là học lời nói việc làm của thánh hiền ghi ở trong sách thì Thúc Ngư bèn hỏi: “Trong sách có cá không?’’. Nghe cha nói là "không” thì Thúc Ngu lại hỏi: “Lấy lời nói và việc làm của thánh hiền mà đánh cá có được không? ” Bị cha chửi là ngu, Thúc Ngư bèn nói:
– Trong sách đã không có cá, lời nói lại không thể đem đánh cá được, còn học làm gì?
Rồi Thúc Ngư không chịu đi học. Cha mẹ thương con, nên không ép buộc.
Từ bữa ấy trở đi, Thúc Ngư thường bỏ nhà đi vắng, lần thì một ngày, lần thì hai, ba ngày mới về. Một hôm người cha hỏi Thúc Ngư:
– Mấy ngày qua, con đi chơi ở đâu, ai cho con ăn? Không đi học, không chịu làm ăn, cứ mê man đi chơi tràng như thế sẽ trở thành kẻ lêu lổng mà thôi!
Thúc Ngư lễ phép thưa:
– Tục ngữ có câu: “Có người là có của.Cha mẹ đã già, nhà ta lại nghèo, con muốn tìm một người vợ về đỡ đần bố mẹ, chung sức lại có thể kiếm được nhiều tiền hơn, may ra nghiệp nhà khá lên… Con đâu dám rong chơi lêu lổng.
Nghe con nói rất khôn, cha mẹ không nỡ trách mắng nữa. Trong khoảng hai, ba năm, con đi về thế nào cũng mặc.
Một hôm, hai vợ chồng đánh cá ở vùng biển xa, được nhiều cá. Đến canh ba mới thu lưới về, nhưng biển đầy sương mù. Nhìn thấy ánh đèn le lói, hai vợ chồng đưa thuyền đến ngủ trọ một đêm. Thuyền gần đến nơi, bỗng nghe tiếng người nói: "Ông bà thông gia đã đến, mau ra đón”.
Một ông lão có hai cái râu dài ra đón, mừng rỡ rước vào nhà. Sáng hôm sau, hai vợ chồng xin cáo từ ra về, thì ông già nói:.
– Xin ông bà tạm ngồi lại để Ngọa Vân làm lễ cho phải đạo làm dâu.
Rồi ông lão cho biết Ngọa Vân là con gái thứ 89 của lão đã cùng Thúc Ngư hẹn ước Chu Trần đã ba năm nay rồi. Định đến cuối tháng này cho về nhà chồng. Ngọa Vân ngồi lạy bốn lạy. Thấy người đẹp, con cái nhà giàu sang, hai vợ chồng rất mừng.
Một lát sau, chủ nhà bưng mâm cơm lên. Toàn thức ăn lạ, ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường.
Cơm xong, hai vợ chồng ông chài cáo từ ra về. Ngọa Vân tiễn ông bà ra tận thuyền, rồi sai hai gã “bún kinh” ra đẩy thuyền hộ. Ngọa Vân khẽ dặn hai vợ chồng ông chài là phải nhắm mắt để tránh nước độc bắn vào mù mắt. Hai gã "bán kinh ” tựa người nhưng không phải người, vảy rồng, mồm giải, mặt thú, thân xà đẩy thuyền nhanh như bay. Chỉ đi chừng 3 khắc đã về tận bến. Vợ chồng người thuyền chài chưa kịp quay lại nói chào, thì hai gã “bún kinh ” trong nháy mắt đã biến đâu mất tích.
Về nhà, người cha gọi Thúc Ngư hỏi về Ngọa Vân. Thúc Ngư cho biết:
– Ngọa Vân dòng dõi hải tiên, chỗ ở là đảo ấp cách xa chừng một vạn dặm.
Nghe bố hỏi có vẻ lo lắng, Thúc Ngư cho biết Ngọa Vân có thuật rút đường. Lụa vàng bố vợ không thích nên không phải lo.
Sau ngày có nàng dâu, vợ chồng ông chài làm ăn rất phát đạt, hôm nào cũng đánh bắt được nhiều cá. Nhân ngày “khất xảo " cả nhà nghỉ ra khơi một ngày. Đêm ấy, nước biển cuồn cuộn dâng lên, cuốn đi bao nhiêu nhà cửa. Trước tai họa, Ngọa Vân bắt quyết, hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình to lớn tới ba mươi quầng, nằm chắn ngang ngọn sóng. Nhờ thế mà gia đình ông chài được bình yên.
Ngọa Vân cầm tay Thúc Ngư khóc và nói:
– Thiếp vốn là nữ học sĩ ở Long cung, cùng chàng gặp gỡ những hẹn trăm năm. Hay đâu vạ từ ngoài đến, nếu không lộ bản hình, sao giữ được toàn tính mệnh nhà chồng? Nhưng đã làm thiên cơ tiết lộ, thì đoàn tụ với nhau là sự rất khó. Từ nay trở đi, thiếp không thể cùng chàng chung mộng đẹp nữa.
Lau nước mắt rồi hát. Trách ông xanh phũ phàng. Nhổ ra một điểm rãi trắng to trao cho Thúc Ngư và dặn đem hòa với nước mà uống thì khi xuống nước không chìm. Rồi Ngọa Vân hóa thành rồng bay về phương tây bắc.