Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên hay nhất (4 mẫu)

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên 1

 Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một câu chuyện đúng với mọi thời đại, trong truyện là cuộc hành trình đấu tranh bảo vệ công lí của con người. Nhà văn Nguyễn Dữ đã mang đến cho bạn đọc một câu chuyện vừa thực vừa hư để ở đó người đọc có thể rút ra những bài học vô cùng ý nghĩa.

Trước hết tác phẩm làm nổi bật quá trình đấu tranh bảo vệ công lí và sự thật của con người trong mọi thời cuộc. Qúa trình ấy là một quá trình vô cùng khó khăn và gian. Muốn bảo vệ được chính nghĩa và công lý con người phải trải qua biết bao nhiêu vất vả thậm chí là hi sinh tính mạng của bản thân. Qúa trình ấy không phải chí có ở một thời đại nào đó mà nó ở mọi thời đại. Nó là khát vọng đấu tranh của con người, chúng ta sống ở trên đời luôn cần chính nghĩa và công lí. Đồng thời để bảo vệ được chính nghĩa thì chúng ta phải đối mặt với biết bao nhiêu là kẻ thù bởi những kẻ ham vật chất chính là những người đồng lõa, tiếp tay cho những việc xấu.

 Trong truyện này Tử Văn đại diện cho nhân dân, cho con người nhân loại muốn đấu tranh tới cùng cho sự thật và chính nghĩa. Hành trình tử Văn đốt đền đến khi phải xuống âm phủ để trình bày vấn đề với Diêm Vương, đấu khẩu với tên giặc phương Bắc để truy tìm ra sự thật. Tử Văn thì chỉ có một mình cùng với người chủ của đền miếu kia còn bọn tham quan, bọn xấu xa đồng lõa với tên giặc phương Bắc kia thì lại có nhiều. Thậm chí Tử Văn còn phải đối mặt với cái chết, nhìn thấy xương máu tanh hôi, thế nhưng chàng vẫn chiến đấu tới cùng và thực tế là chàng đã giúp cho người chủ của đền lấy lại được đền của mình và bản thân chàng cũng trở thành một người phán sự.

Không những thế, truyện còn ca ngợi những con người có tấm lòng quảng đại, không sợ sống chết quyết đấu tranh tới cùng cho nguyện vọng bảo vệ chính nghĩa của nhân dân. Tử Văn chỉ là một nho sĩ người trần mắt thịt, chàng cũng giống như biết bao nhiêu người khác thế nhưng trong chàng lại có một phẩm chất ngay thẳng, chúa ghét tàn ác hoành hành. Chính vì thế mà khi chứng kiến thần miếu ăn nhiều của tế của nhân dân và quấy phá trong khi nhân dân thì khổ cực cho nên chàng đã ra tay trừng trị tên làm cho nhân dân khổ cực. Phận làm thần thánh thì phải giúp cho nhân dân có một cuộc sống an lành hơn chứ đằng này quấy phá nhân dân, ăn của nhân dân thì khác gì yêu quái. Vì thế mặc dù cho nhân dân trong làng ra sức khuyên can chàng đốt miếu nhưng chàng không màng tới nguy hiểm. Điều đó cho thấy Tử Văn là một con người rất ngay thẳng va gan góc.

Bên cạnh đó, truyện còn phê phán tố cáo những tên xấu xa ham vật chất mà đồng lõa che dấu tội lỗi, cõng rắn cắn gà nhà, phê phán hiện tượng tham nhũng của quan liêu. Những tên quan âm phủ vốn được ăn bổng lộc của Vương triều, sống nhờ đó mà lại đi nhận những đồng tiền của tên giặc phương Bắc để hại chính đồng bào của mình, hại nhân dân hại người có công với đất nước. Đó là hành động không khác gì những con yêu quái uống máu xẻ thịt người khác.

Kết luận Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10

Như vậy qua đây có thể thấy được Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Truyện không những mang đến cho chúng ta những giá trị về chính nghĩa và công lí mà còn giúp ta thấy được hành trình để con người tiến lên bảo vệ công lí là một hành trình gian nan vất vả, mỗi chúng ta phải có một sự dũng cảm nhất định để đối đầu với chúng, vượt qua chúng và bảo vệ được sự thật, chính nghĩa và công lí của nhân loại.

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên 2

Có những tác phẩm đi liền với tên tuổi của một tác giả nào đó, nhắc đến tác giả người ta nhớ đến tác phẩm và ngược lại. Nếu nhắc đến Nguyễn Du thì không thể không kể đến Truyện Kiều, nhắc đến Quang Dũng người ta nhớ đến Tây Tiến. Còn khi nhắc tới Nguyễn Dữ là nhắc tới Truyền kì mạn lục. Đặc biệt trong số 20 truyện tiêu biểu có chuyện Chức phán sự ở đền Tản Viên thể hiện rõ ý đồ của tác giả. Đó là ca ngợi những con người cương trực, can đảm, biết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải và chính nghĩa. Truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Hoa có yếu tố kì ảo để phản ánh cuộc sống thực tại. Thể loại này đặc biệt phát triển ở giai đoạn văn học trung đại Việt Nam và rất được ưa chuộng. Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc mô típ truyện dân gian để xây dựng truyện mới. Có thể nói truyện truyền kì mang đậm chất hiện thực và chất nhân văn. Truyền kỳ mạn lục là sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ, có thể nói ông không sáng tác nhiều ít thôi nhưng giá trị của nó vượt lên trên số lượng câu chuyện của nó.Truyền kỳ mạn lục viết bằng chữ Hán xen lẫn giữa biền ngẫu và thơ ca, cuối truyện còn có lời bình của tác giả. Tác phẩm này được viết khi tác giả ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh. Để xây dựng nhân vật cua mình tác giả thường mượn nhân vật có thật trong hiện tại hoặc những nhân vật có trong huyền thoại rồi thêm bớt chi tiết kết hợp với những yếu tố kỳ ảo làm nên sức hút của truyền kì mạn lục. Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một chuyện đặc sắc trong truyền kỳ mạn lục. Với những yếu tố kỳ ảo và lối dẫn truyện hấp dẫn tác giả đưa người đọc khám phá một thế giới khác cùng chàng Ngô Tử Văn đòi lại công bằng. Qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nhân van và giá trị hiện thực sâu sắc. Nhân vật chính trong truyện là Ngô Tử Văn, anh là một chàng trai tên Soạn người huện Yên Dũng đất Lang Giang. Với tính cách nóng nảy và ghét sự gian tà thì không thế chịu được. Bởi thế cho nên mới dẫn tơi hành động đốt đền. Thuở ấy có một tòa đền linh ứng lắm. Cuối đời họ Hồ quân Ngô sang xâm chiếm, vùng ấy thành chiến trường. Một tên họThôi tử trận ở gần đền nên tác yêu tác quái ở trên trần gian làm hại dân chúng. Với tấm lòng diệt tà hướng thiện của mình Tử Văn đã quyết định đốt đền. Chàng tắm sửa chay sạch khấn trời rồi đốt đền mặc cho sự ngăn cản của mọi người, ai nấy đều lo lắng cho chàng. Họ “ lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay Tử Văn”. Hành động đó đủ thấy sự gan dạ muốn tiêu diệt cái ác trả lại sự bình yên cho dân làng mặc cho nguy hiểm có thế giáng xuống bất cứ lúc nào. Hơn nưa việc làm ấy thể hiện sự bảo vệ thổ thần đất nước,toát lên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ.  Sau khi dốt đền xong, chàng thấy trong người vô cùng khó chịu.đầu có trao đảo, bụng dạ run run, và kết quả là một trận sốt rét. Trong cơn sốt chàng thấy rõ một người “khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ trụ đi tới”. Hắn trông giống người phương Bắc hắn tự xưng là cư sĩ và đòi Tử Văn phải xây lại đền. Hắn nói: “ nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần ra sao, cớ gì lại dám lăng miệt, hủy tượng đốt đền, khiến cho hương lửa không có chốn tựa nương... Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai họa”. Trước những lời nói ấy mà Tử Văn vẫn không mảy may đến. Anh mặc kệ cứ ngồi “ ngất ngưởng tự nhiên”. Hành động đó chúng tỏ Tử Văn tin vào việc làm của mình là đúng.Anh chấp nhận làm và không hề sợ bất cứ lời đe dọa cũng như sự trừng phạt nào. Còn tên phương Bắc kia quả thật càng thấy tâm địa độc ác của hắn khi mà đi cướp đền tác quái rồi lại đòi Tử Văn xây lại đền. Có thể nói trong bụng hắn chẳng có điều gì tốt đẹp cả hắn chỉ nhũng nhiễu làm khổ nhân dân nịnh nọt bưng bít, hắn lấy những cái hắn thu được từ dân làn để đi bưng bít. Vậy mà cũng dám mở mồm nói câu đạo ký với Tử Văn về viêc học hành của anh cũng như vai trò của thần thánh. Khi Tử Văn đáp lại hắn bằng thái độ dửng dưng đó hắn tức giận và dọa sẽ không để yên như thế. Còn chàng Tử Văn thì chí không lùi tâm vững chắc không thể vì những lời đe dọa của hắn mà xây lại đền. Hơn nữa anh tin vào việc làm của mình là đúng đắn là trự hại cho dân dẫu cho kết quả ra sao thì anh cũng không hề hối hận Hắn phất áo bay đi thì chiều tối lại có một ông già “ áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã,thủng thỉnh” đi vào. Ông ta cung kính vái chào Tử Văn và tự xưng là thổ địa. Hai người trò chuyên với nhau về chuyện đốt đền và tên tướng cướp đền kia sẽ làm gì với Tử Văn.Chủ nhân của cái đền bị đốt kia không ai khác chính là ông Thổ công còn tên đang giữ đền chỉ là một cô hồn của viên tướng bại trần bắc triều. Trước khi đi ông không quên dặn dò Tử Văn khi xuống Minh Ty thì hãy khai những gì mà ông vừa nói. Tên giặc kia chắc chắn không thể một tay che mắt trời mãi được. Sức mạnh của chính nghĩa sự diệt trừ kẻ ác, khảng khái của chàng Tử Văn và sức mạnh của sự thật của ông Thổ thần sẽ làm sáng tỏ mọi việc. Đúng như đã đoán trước được, đến đêm bệnh của Tử Văn càng nặng hơn rồi ở đâu xuất hiên hai tên quỷ sứ đến bắt chàng đi gấp. Tử Văn không được vào dinh mà bị giải đi tới chỗ của bọn quỷ dạ xoa. Chàng không cam tâm kêu lớn. Diêm vương nghe được liền gọi chàng vào xét xử cho phục. Hình ảnh Diêm Vương cùng các vị thần hiện lên thể hiện nét tâm linh của người Việt, chúng ta quan niệm rằng có thế giới bên kia, cái thế giới mà con người ta khi chết đi xuống đó sẽ được thưởng hay bị phạt vì những hành đông của mình khi còn sống. Tử Văn tâu trình và cãi vã với tên kia sau khi nghe chuyện Diêm Vương cũng thấy nghi ngờ. Tiếp đó Vương cho người đến Tản Viên tìm sự thật thì quả đúng như lời của Tử Văn nói. Mọi chuyện kết thúc tốt đẹp tên quan bại trận kia phải chịu hình phạt lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng rồi bỏ vào ngục cửu u.Ngô Tử Văn được thả về thi hay tin mình đã chết hai ngày bèn đem hết chuyện kể cho mọi người. Sau đó ông thần kia trở về với đền và đề cử Tử Văn đến làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Ông khuyên:” Người ta sống ở đời, xưa nay ai không phải chết, miễn sao chết đi để lại tiếng về sau là đủ rồi”. Tử Văn vui vẻ nhận lời. Như vậy đấy con người sống ở đời ngay thẳng biết trừ tà gian thì để lại tiếng cho đời sau. Bằng những yếu tố kì ảo và cố truyện hấp dẫn người đọc Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào đó những giá trị đạo lí làm người. Qua câu chuyện tác giả muốn hướng con người tới chân thiên mỹ. Đồng thời ca ngợi những con người khẳng khái có tinh thần thép mặc cho gian nguy vẫn vững dạ không lùi bước. Câu chuyện hay cũng là lời khuyên mỗi chúng ta nên sống khắng khái, sống thiện sống vì người khác.

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên 3

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu tác phẩm hay về cả nội dung và nghệ thuật, nghệ thuật gắn liền với tác phẩm đến nỗi cứ nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nào đó thì người ta nhớ ngay đến một nét nghệ thuật đặc sắc. Nếu nhắc đến Truyện Kiều người ta nhớ ngay đến nghệ thuật thơ lục bát truyền thống, nghệ thuật ước lệ tượng trưng thì nhắc đến Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ người ta nhớ ngay đến nghệ thuật truyện mang yếu tố kì ảo.

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên nói về hiện thực của biết bao nhiêu xã hội đó là sự hoành hành của cái ác, đó là những tên vừa ăn cướp vừa la làng như tên họ Lôi trong truyện. Hay đó cũng là những tên tham quan trong âm phủ ăn quà hối lộ mà che dấu điều ác, đồng lõa với tên giặc phương Bắc mà hãm hại chính những người dân lương thiện của mình. Chúng ăn của người dân, người dân cúng thịt cho chúng thì người dân phải ăn rau với mục đích là cầu xin phước từ chúng vậy mà chúng lại như một con yêu quái cướp bóc của nhân dân vậy.


Truyện phê phán tố cáo những thành phần quan tham trong xã hội. Đồng thời truyện cũng ca ngợi người nho sĩ anh dũng Tử Văn, chỉ là một người trần mắt thịt nhưng lại có tấm lòng hướng thiện diệt tà. Vì thế cho nên chàng biết phải đối đầu với một thế lực to lớn nhưng chàng vẫn quyết không lùi bước. Chàng tiến về phía trước hiên ngang chống lại những thế lực đen tối đó. Hành trình chàng bảo vệ công lí là hành trình con người đấu tranh chống lại cái ác. Nó gian nan đấy, nguy hiểm đấy nhưng khát khao chiến thắng cái ác bảo vệ cái chính nghĩa, công lí của con người luôn luôn vượt qua tất cả.

Để làm nổi bật nội dung ý nghĩa của tác phẩm yếu tố kì ảo là một nghệ thuật phục vụ đắc lực cho việc truyền tải nội dung truyện. Nhà văn Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của những sáng tác dân gian và đã đưa yếu tố kì ảo vào như một việc hết sức tự nhiên. Chàng Tử Văn là một người trần mắt thịt nhưng lại có thể chống lại những thế lực độc ác, hồn ma và người có thể nói chuyện với nhau, chết hai ngày rồi mà vẫn có thể sống lại…Ở đây tác giả sử dụng yếu tố kì ảo không phải chỉ để làm tăng thêm sự huyền ảo như truyền thuyết của thiên truyện mà tác giả còn nhằm nâng cao vai trò của con người ở trong vũ trụ, thể hiện sự gắn bó của con người và thế giới tâm linh. Con người chỉ thờ cúng những vị thần ban phước lành chứ không thờ cúng ma ác.

Như vậy có thể thấy rằng, truyện ngắn Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Dư. Truyện không chỉ mang có một nội dung vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ ý nghĩa với một thời đại mà nhiều thời đại khác mà nó còn có một nét nghệ thuật mang đậm nét dân gian.

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên 4

“Chức phán sự đền Tản Viên” một một trong những tác phẩm nổi tiếng đặc sắc của Nguyễn Dữ. Truyện ca ngợi sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất dám chống lại cái ác, cái xấu của Ngô Tử Văn.

Truyện được viết bằng chữ hán và theo thể văn xuôi. Trong truyện có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường để phản ánh cuộc sống suy thoái và khủng hoảng lúc bấy giờ cần phải được thay đổi. Đồng thời tác giả cũng hướng người đọc đến chân lí cuộc sống cái thiện sẽ thắng cái ác và sự dũng cảm của con người.

 Tác giả đã giới thiệu nhân vật chính ở ngay đầu truyện cực kì chi tiết là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Ngụ ý của tác giả hướng người đọc đến một thứ gì đó cao đẹp vì những phẩm chất cao đẹp của con người này để người đọc hiểu được một phần về tác phẩm như thế nào.

Để cho người đọc thấy rõ hơn về phẩm chất con người này tác giả đã minh chứng cho nhân vật Ngô Tử Văn đốt đền. Trong khi “mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng” quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Bởi Tử Văn muốn trừ ma, trừ hại cho dân mong nhân dân được sống bình an.

Sau khi đốt đền Tử Văn bị ốm “nổi lên một cơn sốt nóng”. Trong khi sốt, chàng thấy một người đi đến “đầu đội mũ trụ “, quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là “cư sĩ” nặng lời trách móc chàng, đòi làm trả lại toà đền; hăm doạ. Nhưng vốn dĩ Tử Văn không sợ nên “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” khiến con ma tức giận bỏ đi.

 Đến chiều tối Tử Văn lại gặp một ông già “ áo vải mủ màu đen, phong độ nhàn nhã” ông là Ngự sử đại phu thời Lí Nam Đế chết vì việc cần vương. Hồn ông bơ vơ vì bị chiếm mất miếu đền. ông còn nói con ma kia rất là gian trá nên Tử văn nên cẩn thận. “Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dãn bi nó quấy rầy”. Ông cụ còn cho tử Văn biết thêm “hắn đã kiện thầy ở Minh ti, thầy phải liệu kế, khỏi phải chết một cách oan uổng.Trước Minh ti, thầy nhớ kêu “xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ”.

 Rồi sau đó Tử Văn bị hai tên quỷ sứ dẫn đi. Hai con quỷ dùng gông dài thừng lớn gông trói giải đi. Bước qua một cái cầu dài ước hơn nghìn thước bắc qua một con sông lớn “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Khi đến đây Tử Văn thấy rất là nhiều quỷ Dạ xa xong sau đó Tử Văn bị dẫn vào cửa điện.

Khi đến đây Tử Văn và tên họ Thôi đã có một trận cãi vã quyết liệt không ăn chịu nhường ai. Tử Văn vốn là người chính trực nên cũng không chịu thua. Tử văn xin Diêm Vương “đem giấy đến đền Tản Viên đểhỏi thực hư”.

 Diêm Vương vốn là người công bằng liêm minh vì thế đã cho người làm theo. Khi mọi chuyện thực hư đã rõ Diêm Vương bắt đầu xử án tên họ Thôi “ấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U”. Ngài khen Tử Văn “có công trừ hại”, sai lính đưa chàng về.

Qua cuộc đấu tranh chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Như vậy cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác. Sau đó mộ tên họ thôi tự dưng bật lên và xưng cốt tan tành trong mây khói còn ông lão kia đã được trở về miếu cũ. Rồi không lâu sau đó Tử Văn không ốm mà mất đây là một điều cực kì kì lạ.

Sáng sớm năm Giáp Ngọ, một người làng đã nhìn thấy Ngô Tử Văn ngồi trên chiếc xe ngựa chạy ầm ầm ở ngoài cửa tây thành Đông Quan, nghe tiếng người quát: “Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Và ở quê cũ “nhà quan phán sự” vẫn còn đó.

Như vật ta thấy được tác giả thật tài ba và độc đáo xây dựng tình tiết truyện cực kì hay và nổi bật. Đồng thời ông thêm vào đó những yếu tố kì ảo vừa thực vừa hư khiến cốt chuyện trở nên li kì hơn.

Không những vậy tác giả còn khắc họa rõ cuộc sống của con người khốn cùng của xã hội lúc bấy giờ bị suy thoái, nạn tham ô, áp bức nhân nhân vào mức đường cùng. Để cái xấu cái ác hoành hành một cách tự do.

Như vậy qua truyện này đã đã thấy rõ được sự dũng cảm và chính trực của Ngô Tử Văn biết đứng lên chống lại cái xấu cái ác để xã hội được bình yên hơn. Đây là một phẩm chất cực kì cao đẹp được tác giả đề cao. Đồng thời tác giả muốn phản ánh cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ để người đọc hôm nay và mai sau mãi không quên về lịch sử của dân tộc