I. Mở bài: Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.
II. Thân bài: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Nhan đề.
- “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.
- “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.
→ Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi (trong bài Cảnh ngày hè) nhàn thân chứ không nhàn tâm.
2. Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên
- Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ những công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá
- Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên
→ Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp
- “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại
- Cụm từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.
→ Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.
⇒ Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.
3. Nhàn là quan niệm sống lánh đục về trong
- Phép đối: Ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.
- Phép ẩn dụ:
+ Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn
+ Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi
→ Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.
⇒ Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.
4. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên
- Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ - thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.
- Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy
- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.
- Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.
⇒ Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.
5. Triết lí sống nhàn.
- Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.
- Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người.
Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.
III. Kết bài: Phân tích quan niệm sống trong bài thơ Nhàn
- Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..