I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
– Khái quát về vị trí của giá trị hiện thực của tác phẩm: Giá trị hiện thực cùng với cảm hứng ngợi ca là những nội dung đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
II. Thân bài
1. Hiện thực xã hội đương thời
– Truyền kì mạn lục viết vào thế kỉ XVI, thời kì khủng hoảng của xã hội phong kiến, nhà Lê suy tàn quyền lực rơi vào tay nhà Mạc, nội chiến xảy ra liên miên, triều đình mục nát, đời sống xã hội vô cùng rối ren.
– Tàn dư của chiến tranh xâm lược vẫn còn trên đất nước ta: Hồn ma tên tướng giặc tác oai tác quái, làm hại dân lành.
2. Hiện thực về chốn quan trường.
– Phản ánh hiện thực những người có tài năng, nhân cách phải chọn cuộc sống lánh đục về trong:
+ Lời đối thoại giữa Ngô Tử Văn và thổ công: “Sao ngài không kiện ở Diêm Vương và tâu lên thượng đế lại khinh khi bỏ chức vị, làm một người áo vải về quê”
+ Thực tế, trong thế kỉ XVI, có rất nhiều những người tài năng đã từ quan về ở ẩn như Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm,..
– Phê phán hiện thực những kẻ có chức có quyền cấu kết với nhau thành những thế lực hắc ám, làm hại người tài, dân lành.
+ Lời của Diêm Vương “Lũ các ngươi chia tòa chia sở, giữ chức sự…dối trá càn bậy…buôn quan bán ngục”.
+ Lời của thổ công “Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”.
– Tố cáo hiện tượng tham những, ăn của đút lót, bao che cho những kẻ làm càn của một bộ phận quan lại.
+ Lời của viên thổ công: “Những miếu đền gần quanh vì tham của đút đều bênh vực cho hắn cả”
3. Hiện thực đời sống nhân dân.
– Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công trong đời sống nhân dân
+ Bị hồn ma tên tướng giặc họ Thôi quấy rối làm càn.
+ Reo rắc tai họa trong nhân dân để kiếm miếng ăn.
– Phản ánh niềm tin của nhân dân về thế giới tâm linh
+ Sự phán xét của Diêm Vương cho thấy niềm tin của nhân dân về một thế giới khác sau khi con người mất sẽ được thưởng, phạt ở đó.
+ Niềm tin tâm linh vào thế giới thần phật của con người: Thổ công, phán sự đền Tản Viên,..
– Phản ánh quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
+ Tử Văn dũng cảm chiến đấu vì lẽ phải, vì công lí diệt trừ cái ác cuối cùng đã được minh oan và phong làm chức phán sự đền Tản Viên.
+ Hồn ma tên bách hộ họ Thôi tham lam, độc ác, xảo trá cuối cùng đã bị trừng phạt.
4. Hiện thực về thái độ con người trước cái xấu cái ác.
– Sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân.
+ Thổ công là người trực tiếp bị hại, bị hồn ma tên tướng giặc hãm hại, đánh đuổi phải bỏ đi, không dám đấu tranh đòi lại công lí.
+ Người dân bao năm bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi quấy rối làm càn nhưng vẫn im lặng phục tùng, không dám tìm cách tiêu diệt.
– Sự dũng cảm, khảng khái, quyết liệt đấu tranh đến cùng bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải của trí thức nước Việt.
+ Hành động đốt đền tà của Ngô Tử Văn là hành động có chủ đích, dũng cảm, quyết tâm tiêu diệt cái ác, cái xấu trừ hại cho dân.
+ Thái độ ung dung, không sợ hãi trước những lời hăm dọa của hồn ma tên tướng giặc cho thấy khí phách của một anh hùng
+ Sự bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường trong cuộc chiến dưới Minh ti cho thấy sự quyết liệt chiến đấu đến cùng bảo vệ lẽ phải của Tử Văn.
III. Kết bài
– Khái quát những giá trị hiện thực được thể hiện trong bài
– Trình bày suy nghĩ bản thân về những vấn đề hiện thực ấy: Đó là những vấn đề bức thiết, được phản ánh một cách sâu sắc, có những vấn đề người đọc có thể trực tiếp nhìn ra, cũng có vấn đề cần suy nghiệm.