Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất ) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là:
Ta có: nCO phản ứng = nCaCO3 = 0,04 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành FeO (a mol ) và Fe2O3 (b mol)
Ta có: phương trình bảo toàn electron: nFeO + 2.nCO = 2.nSO2
→ a + 2.0,04 = 2. 0,045 suy ra a = 0,01 mol = nFeO
Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được muối Fe2(SO4)3 → nFe2(SO4)3 = 18: 400 = 0,045 mol
→nFe = 2.nFe2(SO4)3 = 0,09 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2O3 = (0,09 - 0,01):2 = 0,04 mol
Vậy m = mFeO + mFe2O3 = 0,01.72 + 0,04.160 = 7,12 gam
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Quy đổi hỗn hợp ban đầu gồm Fe (0,12 mol), Cu (2a mol) và S (0,24 + a) mol
Dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat => X gồm Fe3+ (0,12 mol), Cu2+ (2a mol) và SO42- (0,24 + a) mol
Bảo toàn điện tích: $3.{{n}_{F{{\text{e}}^{3+}}}}+2.{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=2.{{n}_{SO_{4}^{2-}}}$
=> 3.0,12 + 2a.2 = 2.(0,24 + a) => a = 0,06 mol
X tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa là BaSO4
=> nBaSO4 = nSO4 = 0,3 mol => m = 0,3.233 = 69,9 gam
Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là x. Để đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp Y gồm CO và H2 cần 0,4 lít hỗn hợp X. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Giá trị của x là:
Tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol nên để đốt cháy 1 mol Y cần 0,4 mol X, trong đó O2 (u mol) và O3 (v mol)
nX = u + v = 0,4 (1)
Quy hỗn hợp O2 và O3 về nguyên tử O
CO + O → CO2
H2 + O → H2O
=> ∑nO phản ứng = nCO + nH2 => 2u + 3v = 1 (2)
Từ (1) và (2) => u = v = 0,2
=> ${{M}_{X}}=\frac{{{m}_{X}}}{{{n}_{X}}}=40$
=> dX/H2 = x = 20
Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2
a → 0,25a → a
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
b → 2,75b → 2b
=> 0,25a + 2,75b = a + 2b => a= b
Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,84 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là
nCu = 0,06 mol
Ta có: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
=> ${{n}_{F{{e}^{3+}}}}_{(Y)}~=0,12\text{ }mol$ => nFeS = 0,12 mol
FeS → Fe3+ + S+6 + 9e
N+5 + 3e → N+2
=> Bảo toàn e: ${{n}_{NO}}~=3.{{n}_{F{{e}^{3+}}}}=0,36\text{ }mol$
Dung dịch Y chứa Fe2(SO4)3 và Fe(NO3)3
Bảo toàn nguyên tố S: ${{n}_{F{{\text{e}}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}}}=\frac{1}{3}.{{n}_{F\text{e}S}}=0,04\,mol$
Bảo toàn nguyên tố Fe và S : ${{n}_{FeS}}=2.{{n}_{F{{e}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}}}+{{n}_{Fe{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}}}$
=> ${{n}_{F\text{e}{{(N{{O}_{3}})}_{3}}}}=0,12-2.0,04=0,04$ => ${{n}_{NO_{3}^{-}}}$ muối = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}={{n}_{NO}}+{{n}_{NO_{3}^{-}}}$ muối = 0,36 + 0,12 = 0,48 mol
Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC, 2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc đó là p, hiệu suất phản ứng là h. Biểu thức liên hệ giữa h và p là
Hỗn hợp đầu có: $~{{n}_{1}}=\frac{{{p}_{1}}.V}{RT}$
2SO2 + O2 → 2SO3
bđầu: 2,5a 1,3a
Pứ: 2,5ah → 1,25ah → 2,5ah
Sau: 2,5a(1 – h) a(1,3 – 1,25ah) 2,5ah
=> sau phản ứng: nhh sau = n2 = 3,8a – 1,25ah
Ta có: ${{n}_{2}}=\frac{{{p}_{2}}.V}{RT}$
Vì V và T không đổi => $\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=>{{p}_{2}}=\frac{{{n}_{2}}.{{p}_{1}}}{{{n}_{1}}}=\frac{(3,8\text{a}-1,25\text{a}h).2}{2,5\text{a}+1,3\text{a}}=2.(1-\frac{1,25h}{3,8})$
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là
nY = 0,5 mol
Dung dịch Z chứa MgSO4
${{m}_{MgS{{O}_{4}}}}$ = 72 gam => ${{n}_{MgS{{O}_{4}}}}$ = 0,6 mol và mdd Z = 72/36% = 200 gam
=> ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ = 0,6 mol
=> ${{m}_{dd\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{0,6.98}{30\%}=196\text{ }gam$
mY = 0,5.8.4 = 16 gam
Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{dd\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{dd\text{ }Z}}+{{m}_{Y}}$
=> mX = 20 gam
Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu, CuS, FeS, FeS2, FeCu2S2, S thì cần 2,52 lít O2 và thấy thoát ra 1,568 lít SO2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V và m là:
Quy đổi hỗn hợp X về Fe (a mol), Cu (b mol) và S (c mol)
Bảo toàn nguyên tố S: nS = nSO2 => c = 0,07 mol
mX = 56a + 64b + 0,07.32 = 6,48
Bảo toàn electron: $3.{{n}_{F\text{e}}}+2.{{n}_{Cu}}+6.{{n}_{S}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}$=> 3a + 2b + 0,07.4 = 0,1125.4
=> a = 0,03 và b = 0,04
Bảo toàn electron: $3.{{n}_{F\text{e}}}+2.{{n}_{Cu}}+6.{{n}_{S}}={{n}_{N{{O}_{2}}}}$
=> nNO2 = 3a + 2b + 0,07.6 = 0,59 mol => V = 13,216 lít
mkết tủa = 107a + 98b + 233.0,07 = 23,44
Cho 16,36 gam một oleum H2SO4.nSO3 vào nước dư thu được dung dịch H2SO4. Lấy toàn bộ dung dịch vừa thu được cho tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Để trung hòa lượng axit dư cần 50 ml dung dịch KOH 2M. Xác định công thức oleum
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,15 → 0,15
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
0,1 → 0,05
=> ∑nH2SO4 = 0,2 mol
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1)H2SO4
$\frac{16,36}{98+80n}$ 0,2
=> n = 9
=> CT của oleum là H2SO4.9SO3
Hòa tan 6,76 gam một loại oleum vào nước thành 200 ml dung dịch H2SO4. Lấy 100 ml dung dịch H2SO4 ở trên trung hòa vừa hết 160 ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác, người ta lấy m gam oleum trên pha vào 100 ml dung dịch H2SO4 40% (d = 1,3 g/ml) thu được oleum mới có hàm lượng SO3 là 10%. Giá trị của m gần nhất với
nNaOH = 0,08 mol => nH2SO4 = 0,04
=> trong 200 ml có 0,08 mol H2SO4
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1)H2SO4
$\frac{0,08}{n+1}$ → 0,08
=> ${{M}_{oleum}}=80n+98=6,76.\frac{n+1}{0,08}$
=> n = 3
${{m}_{dd\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=130\text{ }gam$gồm có H2SO4 ($\frac{26}{49}$ mol) và H2O ($\frac{13}{3}$ mol)
Để tạo oleum mới thì cần phản ứng hết với H2O
H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4
$\frac{13}{9}$ ← $\frac{13}{3}$ → $\frac{52}{9}$
Sau đó cần thêm tiếp : ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}.3S{{O}_{3}}}}=u\text{ }mol$
$\sum{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}=u+\frac{52}{9}+\frac{26}{49}=u+6,3084$
nSO3 = 3u
=> $\%{{m}_{S{{O}_{3}}}}=\frac{3u.80}{3u.80+98.\left( u+6,3084 \right)}=10\%\Rightarrow u=0,3$
$\sum{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}.3S{{O}_{3}}}}}=u+\frac{13}{9}=1,7443$
=> ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}.3S{{O}_{3}}}}=589,56\text{ }gam$
Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeS2, Fe(OH)2 và CuO. Cho m gam X vào bình kím chứa 1,875 mol khí O2 dư rồi nung nóng bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ngưng tụ toàn bộ hơi nước thì thấy áp suất trong bình giảm 10% so với trước khi nung. Mặt khác, cho m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 35,28 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch Y chứa 332/155 gam muối. Biết trong X, oxi chiếm 20,645% về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Trong X, gọi ${n_{Fe{S_2}}} = a{\rm{ }}mol$ và ${n_{Fe{{\left( {OH} \right)}_2}}} = b{\rm{ }}mol$
Bảo toàn electron => ${n_{{O_2}{\rm{ }}phan{\rm{ u}}ng}} = \frac{{11a + b}}{4}$
nSO2 = 2a
=> $1,875-\frac{{11a + b}}{4} + 2a = 1,875-1,875.10\% \;$ (1)
X với H2SO4, bảo toàn electron: 15a + b = 1,575.2 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2 và b = 0,15
Gọi ${n_{{H_2}S{O_4}{\rm{ }}phan{\rm{ u}}ng}} = x{\rm{ }} \Rightarrow {\rm{ }}{n_{{H_2}O}} = x + 0,15$
Bảo toàn khối lượng: $m + 98x = \frac{{332m}}{{155}} + 1,575.64 + 18.\left( {x + 0,15} \right)\;$ (3)
Bảo toàn S => $2a + x = {n_{SO_4^{2 - }{\rm{ }}(muoi)}} + {n_{S{O_2}}}$
=> ${n_{SO_4^{2 - }}}_{(muoi)} = x - 1,175$
Bảo toàn O: $\frac{{20,645\% .m}}{{16}} + 4x = 4.\left( {x-1,175} \right) + 1,575.2 + \left( {x + 0,15} \right)\;\;$ (4)
Từ (3) và (4) => m = 77,5 và x = 2,4
Một dung dịch chứa 3,82 gam hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm và kim loại hoá trị 2, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị 2 hơn kim loại kiềm là 1u. Thêm vào dung dịch một lượng BaCl2 vừa đủ thì thu được 6,99 gam kết tủa, khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Hai kim loại và giá trị m là:
Đặt kim loại kiềm là A; kim loại hóa trị II là B
Đặt: A2SO4: x (mol) và BSO4: y (mol)
PTHH: A2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2ACl
BSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + BCl2
\({n_{BaS{O_4}}} = \frac{{{n_{BaS{O_4}}}}}{{{M_{BaS{O_4}}}}} = \frac{{6,99}}{{233}} = 0,03\;(mol)\)
Theo 2 PTHH trên ta có: ∑nA2SO4+BSO4 = ∑nBaSO4 = 0,03 (mol)
Ta có: \({M_{BS{O_4}}} < {\overline M _{hh}} < {M_{{A_2}S{O_4}}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow B + 96 < {\overline M _{hh}} = \frac{{3,82}}{{0,03}} < 2A + 96\\ \Rightarrow B + 96 < \frac{{382}}{3} < 2A + 96\,\,(*)\end{array}\)
Mặt khác: B = A +1 (do đề cho nguyên tử khối kim loại hóa trị II hơn kim loại kiềm 1u)
Thế vào (*) ta được
\(\begin{array}{l} \Rightarrow A + 97 < \frac{{382}}{3} < 2A + 96\,\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A + 97 < \frac{{382}}{3}\\\frac{{382}}{3} < 2A + 96\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A < \frac{{91}}{3}\\A > \frac{{47}}{3}\end{array} \right. \Rightarrow 15,67 < A < 30,33\end{array}\)
A là kim loại kiềm nên A = 23 (Na) thỏa mãn
→ Nguyên tử khối của B = 24 (Mg)
Theo 2 PTHH trên ta có: ∑nBaCl2 = ∑nBaSO4 = 0,03 (mol)
BTKL ta có: mA2SO4+BSO4 + mBaCl2 = mBaSO4 + mACl+BCl2
→ 3,82 + 0,03.208 = 6,99 + m
→ m = 3,07 (g)
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
Nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt thu được hỗn hợp X.
X + NaOH dư → dung dịch Y + chất không tan Z + 0,03 mol H2.
CO2 + dung dịch Y → 0,1 mol Al(OH)3
Z + H2SO4 → 15,6 gam muối Fe2(SO4)3 và FeSO4 + 0,11 mol SO2
Ta có: nH2 = 0,03 mol → nAl dư = 0,02 mol → nAl phản ứng = 0,1 – 0,02 = 0,08 mol
→ nAl2O3 tạo thành = 0,04 mol → nO trong oxit sắt = 0,04.3 = 0,12 mol
Đặt nFe2(SO4)3 = x mol và nFeSO4 = y mol
Ta có hệ phương trình 400x + 152y = 15,6 gam và 6x + 2y = 0,11.2
Giải hệ trên ta được x = 0,02 và y = 0,05 → nFe = 0,02.2 + 0,05 = 0,09 mol
Vậy moxit sắt = mFe + mO = 0,09.56 + 0,12.16 = 6,96 (gam)
Vậy giá trị m gần nhất với giá trị 6,95 gam
Thổi một luồng khí CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng thu được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng dư thấy tạo ra 0,18 mol SO2 và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được 24 gam muối khan. Tính thành phần phần trăm của Fe trong hỗn hợp ban đầu?
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 0,06 mol
Trong E ta có: nFe2(SO4)3 = 0,06 mol
Ban đầu đặt u và v là số mol Fe và Fe2O3
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có u + 2v = 0,06.2
Bảo toàn electron ta có 3u + 2.nCO2 = 2.nSO2 → 3u + 2.0,06 = 2.0,18
Giải hệ trên ta được u = 0,08 và v = 0,02 → %mFe = 58,33%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S +6) và còn 7m/50 gam kim loại không tan. Cho toàn bộ lượng kim loại không tan tác dụng hết với dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng hết với dung dịch chứa tối đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng (đã axit hóa bằng H2SO4 dư).
Giá trị của m và thành phần % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X?
Đặt n Fe = a => n HCl phản ứng = 2a => n HCl dư =0,2 a
Vậy dung dịch A chứa Fe2+ : a mol; Cl- : 2,2 a mol và H+
Dung dịch A khi tác dụng với dung dịch KMnO4 có sự trao đổi e như sau:
Fe+2 → Fe+3 + 1e Mn+7 + 5e → Mn+2
2Cl- → Cl2 + 2e
=> a + 2,2a = 0,064 . 5 => a = 0,1
Ta có n Fe = 7m/50 : 56 = a => m = 40 gam
Gọi số mol Fe3O4 = x; số mol Fe phản ứng là y
=> 232x + 56y + 7m/50 = m
=> 232x + 56y + 0,14 . 40 = 40
Sau phản ứng, dung dịch thu được chỉ có muối sắt (II)
Áp dụng định luật bảo toàn electron
=> 2x + 0,1 . 2 = 2y
x = 0,1 và y = 0,2
% m Fe3O4 = 58% và % m Fe = 42%
Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được 34 gam muối khan. Dẫn toàn bộ lượng SO2 ở trên vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
Đặt nMg = x, nCu = y, ta có MgSO4: x mol và CuSO4: y mol
\(\left\{ \begin{array}{l}24x + 64y = 10\\120x + 160y = 34\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,15\\y = 0,1\end{array} \right.\)
Đặt số mol SO2 là a, áp dụng BT e ta có: 2x + 2y = 2a → a = 0,25 → V = 0,25.22,4 = 5,6 (lít)
Tỉ lệ: \(1 < T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ba{{(OH)}_2}}}}} = \frac{{0,25}}{{0,15}} < 2 \Rightarrow \)tạo hai muối BaSO3: u mol và Ba(HSO3)2: v mol
\(\left\{ \begin{array}{l}u + v = {n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,15\\u + 2v = {n_{S{O_2}}} = 0,25\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}u = 0,05\\v = 0,1\end{array} \right.\)
→ m = 0,05.217 = 10,85 gam
Đem nung hỗn hợp G, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp H, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là
Sơ đồ tổng quát
\(G\left\{ \begin{gathered}
Fe \hfill \\
Cu \hfill \\
\end{gathered} \right. + {O_2}\xrightarrow{1}H\left\{ \begin{gathered}
hhKL \hfill \\
hhOxit \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{{H_2}S{O_{4d,nong}},(2)}}\left\{ \begin{gathered}
F{e^{3 + }} \hfill \\
C{u^{2 + }} \hfill \\
{O^{2 - }} \hfill \\
\end{gathered} \right. + S{O_2} + ...\)
Đặt: \({n_{{O_2}}} = y\)
Áp dụng BTKL cho quá trình 1:
\({m_{KL}} + {m_{{O_2}}} = {m_H} \Rightarrow 56x + 64.0,15 + 32y = 63,2 \Rightarrow 56x + 32y = 53,6{\rm{ (*)}}\)
Fe0 → Fe+3 + 3e S+6 + 2e → S+4
(mol) x → 3x (mol) 0,6 ← 0,3
Cu0 → Cu+2 + 2e O2 + 4e → 2O-2
(mol) 0,15 → 0,3 (mol) y → 4y
BT e: 3x + 0,3 = 0,6 + 4y (**)
Giải (*) và (**) ta được: x = 0,7; y = 0,45
X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng FeO trong X gần nhất với giá trị nào nhất dưới đây?
Ta tính được: nH2SO4 = 2,15 mol
Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1922,4 gam H2O gồm 1896,3 gam H2O trong dung dịch H2SO4 ban đầu. Suy ra mH2O sinh ra = 1922,4 - 1896,3 = 26,1 (gam) → nH2O sinh ra = 1,45 mol
- Ta có 11,2 lít (đktc) hỗn hợp NO (x mol), H2(y mol) có tỉ khối so với H2 là 6,6
+ nhỗn hợp = x + y = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol
+ mhỗn hợp = mNO + mH2 = 30x + 2y = 6,6.2.0,5 = 6,6 (g)
Giải hệ trên ta được x = 0,2 và y = 0,3
- Sơ đồ phản ứng:
Do phản ứng sinh ra H2 nên NO3- đã phản ứng hết => Dung dịch Y không chứa ion NO3-
\(\left\{ \begin{array}{l}Mg\\NaN{O_3}\\{\rm{ }}FeO\end{array} \right\} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}:2,15 \to \left\{ \begin{array}{l}M{g^{2 + }}\\N{a^ + }\\{\rm{ }}F{e^{x + }}\\{\rm{ }}N{H_4}^ + \\{\rm{ }}S{O_4}^{2 - }\end{array} \right\} + \left\{ \begin{array}{l}NO:0,2\\{H_2}:0,3\end{array} \right. + {H_2}O:1,45\)
Bảo toàn nguyên tố H: nNH4+ = (2nH2SO4 - 2nH2 - 2nH2O)/4 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố N: nNaNO3 = nNH4+ + nNO = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nFeO = 4nSO42- + nNO + nH2O - 4nH2SO4 - 3nNaNO3 = 0,45 mol
=> nO (X) = 3nNaNO3 + nFeO = 1,65 mol => m = 100 gam
Mà mMg trong X = m hh - mNaNO3 - mFeO = 33,6 gam
Vậy %mMg = 33,6% gần nhất với giá trị 33%.
Nung 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Mg(OH)2, Al2O3, Al(OH)3 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy xa hoàn toàn thu được 16,04 gam chất rắn (biết chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân hiđroxit kim loại). Mặt khác cho 20 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là
- Xét phản ứng nung X:
X \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Y + H2O
BTKL: mH2O = mX - mY = 20 - 16,04 = 3,96 gam => nH2O = 3,96 : 18 = 0,22 mol
BTNT "H": nOH = 2nH2O = 0,44 mol
- Xét phản ứng cho X tác dụng với H2SO4:
nH2SO4 = 0,47 mol; nH2 = 1,344 : 22,4 = 0,06 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành KL, O, OH
Sơ đồ phản ứng:
\(X\left\{ \begin{gathered}
KL \hfill \\
O \hfill \\
OH \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}:0,47}}Muoi\,Y\left\{ \begin{gathered}
KL \hfill \\
S{O_4} \hfill \\
\end{gathered} \right. + {H_2}:0,06 + {H_2}O\)
BTNT "H": nOH + 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nH2O => 0,44 + 2.0,47 = 2.0,06 + 2nH2O
=> nH2O = 0,63 mol
BTNT "O": nO + nOH + 4nH2SO4 = 4nSO4(muối) + nH2O
=> nO + 0,44 + 4.0,47 = 4.0,47 + 0,63 => nO = 0,19 mol
Mặt khác: mX = mKL + mO + mOH => nKL = mX - mO - mOH = 20 - 0,19.16 - 0,44.17 = 9,48 gam
Muối được tạo bởi KL và gốc SO4 nên ta có:
m muối = mKL + mSO4 = 9,48 + 0,47.96 = 54,6 gam