Đâu không phải thông tin về nguyên tố hóa học mà một ô nguyên tố biểu diễn?
Một ô nguyên tố biểu diễn số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và kí hiệu nguyên tố
Một nguyên tử X có số hạt mang điện chiếm 63,04% tổng số hạt và số khối của X là 63. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
X có số hạt mang điện chiếm 63,04% tổng số hạt \( \Rightarrow \dfrac{{p + e}}{{p + e + n}}.100\% = 63,04\% \)
Mà p=e \( \Rightarrow \dfrac{{2p}}{{2p + n}}.100\% = 63,04\% (1)\)
Số khối của X là 63 ⇒ p + n = 63 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=29, n=34
Cấu hình electron của X (p=29): 1s22s22p63s23p63d104s1
- Số thứ tự ô: 29
- Chu kì 4 vì có 4 lớp electron
- Nhóm B vì electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d. Số thứ tự của nhóm là I ⇒ Nhóm IB
Chú ý trường hợp đặc biệt: Các nguyên tố có cấu hình nguyên tử bán bão hòa và bão hòa:
+ Cr (Z=24) 1s22s22p63s23p63d44s2 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d54s1
+ Cu (Z=29) 1s22s22p63s23p63d94s1 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d104s1
Số cột của nhóm A và nhóm B trong bảng tuần hoàn hóa học lần lượt là
Trong bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B được đánh số thứ tự từ I cho đến VIII. Nhóm A có 8 cột, nhóm B có 10 cột (vì nhóm VIIIB chiếm 3 cột) trong bảng tuần hoàn
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Xác định số thứ tự nhóm:
+ Nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6: số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó
+ Nhóm B có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n-1)s1-10ns1-2: số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n-1)d và ns. Nếu tổng số electron của nguyên tử là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB
Cho cấu hình nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- Ô 21
- Chu kì 4 vì có 4 lớp electron
- Nhóm B vì electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3d. Số thứ tự của nhóm là IIIB
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Y nằm ở chu kì 4, nhóm VB. Số hiệu nguyên tử của Y là
1s22s22p63s23p63d34s2
suy ra Z=p=23
Nguyên tử Z có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 4s. Z có thể ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn
Do phân lớp s chứa tối đa là 2 electron nên ta có hai trường hợp:
- TH1: 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Ô 19, chu kì 4, nhóm IA
- TH2: 1s22s22p63s23p64s2 ⇒ Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA