Bài 15: Tốc độ phản ứng hóa học

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

Câu 1 Trắc nghiệm

Thực hiện phản ứng phân hủy HI trong bình kín ở nhiệt độ xác định:

2HI(k) → H2(k) + I2(k)

Khi tăng áp suất của HI lên 2 lần thì tốc độ của phản ứng thay đổi như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tốc độ phản ứng thuận tính theo nồng độ của các chất tham gia phản ứng là v = k.[HI]2

Khi áp suất của HI tăng lên 2 lần thì nồng độ của HI cũng tăng lên 2 lần.

Tốc độ phản ứng lúc đó là v' = k.(2[HI])2 = 4k.[HI]2 = 4v

⟹ Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.

Câu 2 Trắc nghiệm

Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp lưu huỳnh trioxit:

2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k)

Khi tăng nồng độ của O2 lên 2 lần và giảm nồng độ SO2 đi 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận sẽ

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tốc độ phản ứng thuận tính theo nồng độ của các chất tham gia phản ứng là v = k.[SO2]2.[O2]

Khi tăng nồng độ của O2 lên 2 lần và giảm nồng độ SO2 đi 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận khi đó: v' = k.(0,5[SO2])2. 2[O2] = 0,5k.[SO2]2.[O2] = 0,5v

⟹ Tốc độ phản ứng thuận giảm 2 lần.

Câu 3 Trắc nghiệm

Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 3 lần. Tốc độ phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 70oC?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Cứ tăng nhiệt độ lên 10oC tốc độ của phản ứng tăng 3 lần

Ta có: \(\dfrac{{70 - 20}}{{10}} = 5\)

⟹ Tăng nhiệt độ 20oC lên 70oC nghĩa là tăng nhiệt độ lên liên tiếp 5 lần, mỗi lần 10oC

⟹ Tốc độ phản ứng tăng 35 = 243 lần.

Câu 4 Trắc nghiệm

Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ của một phản ứng tăng lên n lần. Tốc độ phản ứng khi thực hiện ở 20oC là v1. Khi tăng nhiệt độ của phản ứng lên 40oC thì tốc độ phản ứng là v2. Khi tăng nhiệt độ phản ứng lên 70oC thì tốc độ phản ứng là v3. Biết v3 = 15,625v2. Biểu thức liên hệ giữa v1 và v2 nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

- Khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 40oC lên 70oC ⟹ tốc độ phản ứng tăng n3 lần (coi như tăng liên tiếp 3 lần, mỗi lần 10oC).

⟹ v3 = n3.v2

⟹ n3 = 15,625 ⟹ n = 2,5.

- Khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 20oC lên 40oC ⟹ tốc độ phản ứng tăng n2 lần (coi như tăng liên tiếp 2 lần, mỗi lần 10oC).

⟹ v2 = n2.v1 = 2,52.v1 = 6,25v1

Vậy v2 = 6,25v1.

Câu 5 Trắc nghiệm

Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ.

 

Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Theo đồ thị ta thấy khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Câu 6 Trắc nghiệm

Khi nhiệt độ tăng thêm 100 thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20o lên 80o thì tốc độ phản ứng tăng lên 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tốc độ tăng số lần là: \({3^{{{80 - 20} \over {10}}}}\) = \({3^6}\) = 729

Câu 7 Trắc nghiệm

Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

∆CBr2 = a-0,01 = v.t = 50.4.10-5 => a = 0,012 mol/lít

Câu 8 Trắc nghiệm

Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Ban đầu nồng độ Br2 là 0,025 mol/l, sau 60s, nồng độ Br2 là 0,012 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ của Br2

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng ta có:

 \({v_t} = \frac{{{\rm{[}}B{r_2}]bd - {\rm{[}}B{r_2}]sau}}{t} = \frac{{0,025 - 0,012}}{{60}} = 2,{17.10^{ - 4}}\,(mol/l.s)\)

Câu 9 Trắc nghiệm

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào 5 yếu tố:

- Nồng độ các chất tham gia phản ứng.

- Diện tích bề mặt tiếp xúc.

- Nhiệt độ.

- Áp suất (với phản ứng có chất khí).

- Chất xúc tác.

Do đó tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố thời gian xảy ra phản ứng.

Câu 10 Trắc nghiệm

Cho phản ứng hóa học sau : 2H2O2 (l) $\xrightarrow{{Mn{O_2}}}$  2H2O(l) + O2 (k). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên :

- Nồng độ H2O: nếu tăng nồng độ H2O thì tốc độ phản ứng tăng.

- Thêm chất xúc tác : làm tăng tốc độ của phản ứng.

- Nhiệt độ : nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

→ Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng là áp suất vì chất tham gia không phải là chất khí.

Câu 11 Trắc nghiệm

Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hóa học tăng lên 2 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ ${{25}^{o}}C$ lên ${{75}^{o}}C$?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi nhiệt độ của phản ứng trước và sau khi tăng là t1, t2.

Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần nên $\frac{{{v}_{{{t}_{2}}}}}{{{v}_{{{t}_{1}}}}}\,\,=\,\,2$ mà ${{v}_{{{t}_{2}}}}=\,\,{{v}_{{{t}_{1}}}}.{{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}\,\,\to \,\,{{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}\,=\,\,\frac{{{v}_{{{t}_{2}}}}}{{{v}_{{{t}_{1}}}}}\,\,=\,\,2\,\,\,\,(1)$

- Theo bài ra, nhiệt độ tăng thêm ${{10}^{o}}C$ nên t2 – t1 = ${{10}^{o}}C$

 Thay vào (1) ta có: ${{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}\,=\,\,2\,\,\to \,\,{{k}^{1}}\,\,=\,\,{{2}^{1}}\,\,\to \,\,k\,\,=\,\,2$

- Khi nâng nhiệt độ từ ${{25}^{o}}C$lên ${{75}^{o}}C$ thì t2 – t1 = ${{50}^{o}}C.$

Mà ${{k}^{\frac{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}{10}}}\,=\,\,\frac{{{v}_{{{t}_{2}}}}}{{{v}_{{{t}_{1}}}}}\,\,\to \,\,\frac{{{v}_{{{t}_{2}}}}}{{{v}_{{{t}_{1}}}}}=\,\,{{2}^{\frac{50}{10}}}=\,\,{{2}^{5}}\,\,=\,\,32.$

=> tốc độ phản ứng tăng lên 32 lần.

Câu 12 Trắc nghiệm

Một phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO (k) + O(k) \( \rightleftarrows \) 2NO(k). Giữ nguyên nhiệt độ, nén hỗn hợp phản ứng xuống còn 1/3 thể tích. Kết luận nào sau đây không đúng ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Thể tích giảm dẫn đến áp suất tăng → cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự tăng áp suất → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều thuận giảm số phân tử khí)→ C đúng

Giả sử ban đầu khi ở trạng thái cân bằng: [NO] = a(M); [O2] = b (M); [NO2] = c (M)

→ Tốc độ chiều thuận: Vt = k[NO]2.[O2] = k.a2.b

→ Tốc độ chiều nghịch: Vn = k’[NO2]2 = k’c

Khi giảm thể tích xuống 3 lần thì nồng độ các chất tăng lên 3 lần

Vthuận sau = k[3NO]2.[3O2] =  32.3 k[NO]2.[O2] = 27 k.a2.b = 27Vt → Tốc độ phản ứng thuận tăng 27 lần  → A đúng

Vnghịch sau = k’[3NO2]2 = 32 k’[NO2]2 = 9 k’c = 9Vn → Tốc độ phản ứng nghịch tăng 9 lần →  B đúng

Câu 13 Trắc nghiệm

Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm với dung dịch axit clohiđric:

• Nhóm thứ nhất: Cân 1 gam kẽm miếng và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M

• Nhóm thứ hai: Cân 1 gam kẽm bột và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M

Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

A. Sai vì cả hai nhóm dùng nồng độ HCl như nhau là 2M

B. Đúng

C. Sai, vì kẽm bột là chất rắn nên không có nồng độ

D. Sai

Câu 14 Trắc nghiệm

Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:

(1)   Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

(2)   Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

(3)   Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.

(4) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.

Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

(1) đúng vì dùng khí nén, nóng để tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy tốt hơn

(2) đúng vì tăng nhiệt độ phản ứng giúp đá vôi phân hủy nhanh hơn.

(3) đúng vì nghiền nhỏ giúp tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu giúp tăng tốc độ phản ứng

(4) đúng vì chất xúc tác bột Fe giúp tăng tốc độ phản ứng

→ 4 phát biểu đều đúng

Câu 15 Trắc nghiệm

Cho phản ứng hóa học sau: 

\(4N{H_{3{\text{ }}(k)}} + 3{O_{2{\text{ }}(k)}}\underset{{{v_n}}}{\overset{{{v_t}}}{\longleftrightarrow}}2{N_{2{\text{ }}(k)}} + 6{H_2}{O_{\left( h \right)}},\Delta H < 0 \)

Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên trong số các yếu tố sau: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 16 Trắc nghiệm

Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tốc độ sẽ tăng lên \({3^{\frac{{50 - 20}}{{10}}}}\) = 33 = 27 lần

Câu 17 Trắc nghiệm

Cho phản ứng: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) →  Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).

Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; (4) giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Các yếu tố thỏa mãn: (1) ; (2) ; (6)

Câu 18 Trắc nghiệm

Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau

                               A  +  B  →  2C

Tốc độ phản ứng này là V  = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:

Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.

Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l

Trường hợp 3: Nồng độ của  chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.

Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

TH2, nồng độ mỗi chất tăng lên 4 lần => v tăng lên: 4 . 4 = 16 lần

TH3, nồng độ mỗi chất A tăng lên 4 lần => v tăng lên: 4 . 1 = 4 lần

Câu 19 Trắc nghiệm

Có hai mẫu đá vôi:

Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.

Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.

Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Mẫu 2 chứa đá vôi có dạng hạt nhỏ, mẫu 1 chứa đá vôi dạng khối

⟹ Diện tích tiếp xúc của mẫu 2 với dung dịch HCl lớn hơn mẫu 1.

⟹ Mẫu 2 tan nhanh hơn trong dung dịch HCl so với mẫu 1.

Vậy thí nghiệm này chứng minh tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.

Câu 20 Trắc nghiệm

Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng.                

Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Theo đồ thị ta thấy khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.