Bài tập tính số hạt trong nguyên tử

Câu 1 Trắc nghiệm

Nguyên tử R có điện tích ở lớp vỏ là -41,6.10-19 culong. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Điện tích của 1 electron bằng -1,6.10-19 culong.

Số electron trong lớp vỏ của nguyên tử R là (-41,6.10-19) : (-1,6.10-19)= 26

Số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó hạt nhân của R có 26 proton.

Trong nguyên tử R thì số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó trong nguyên tử R thì tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương. Do đó nguyên tử R trung hòa về điện.

Vậy các phát biểu A, B và D chính xác.

Còn phát biểu C không chính xác.

Câu 2 Trắc nghiệm

Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Xác định số proton trong nguyên tử nguyên tố X?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vì tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10 nên P + E + N= 10

Suy ra 2P + N =10 → N= 10 -2P (*)

Mặt khác ta có: P ≤ N ≤ 1,5P nên  P ≤ 10 -2P ≤ 1,5P → 2,86 ≤ P ≤ 3,33

Vì số proton là số nguyên nên P = 3

Câu 3 Trắc nghiệm

Ion X- có 10 electron. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có 10 nơtron. Tổng số hạt trong ion X- là: 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Ta có: X + 1e →X-

Do đó số hạt electron trong nguyên tử X là 9 electron. Suy ra số hạt proton trong nguyên tử X là 9 hạt proton

→ Số hạt proton trong ion X- là 9 hạt proton.

Vậy tổng số hạt trong ion X- là số p + số n + số e = 9 + 10 + 10= 29 hạt

Câu 4 Trắc nghiệm

Trong anion X3- có tổng số hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. Nhận xét nào dưới đây về X là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi số hạt proton, electron, notron trong nguyên tử X lần lượt là P, E và N.

Ta có: X + 3e →X3-

Trong anion X3- có tổng số hạt là 111 nên P + E + N + 3 = 111 → 2P + N= 108 (1)

Vì số electron bằng 48% số khối nên E +3 = 48% (P + N) ↔ P + 3 = 0,48P + 0,48N

↔ 0,52P – 0,48N = -3 (2)

Giải hệ trên ta có P = 33 và N = 42

Số khối của X là A= P + N = 33 + 42= 75. Vậy phát biểu A đúng.

Số electron của X bằng 33. Vậy phát biểu B sai.

Số hạt mang điện trong X bằng P + E = 66. Vậy phát biểu C và phát biểu D sai.

Câu 5 Trắc nghiệm

Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng các hạt là 52. Số hạt nơtron trong nguyên tử X là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Vì nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng các hạt là 52 nên ta có:

P + N < 36

P + E + N = 52 → 2P + N = 52 → N= 52 – 2P (1)

Mặt khác ta có P ≤ N ≤ 1,5P nên P ≤ 52 – 2P ≤ 1,5P → 14,86  ≤  P ≤  17,33

Vì P là số hạt proton nên P là số tự nhiên. Ta xét bảng sau:

Vậy số notron trong nguyên tử X là 18 hạt.

Câu 6 Trắc nghiệm

Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện  nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi số p, n, e trong nguyên tử nguyên tố R lần lượt là P, N, E.

Vì tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92 nên 2. (P + N + E) + (8+8+8)= 92 → 2P + N= 34 (1)

Vì số hạt mang điện  nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 nên 2. (P+E) + (8+8) – 2.N – 8= 28

→4P – 2N= 20 (2)

Giải hệ (1) và (2) ta có P = 11 và N= 12

Suy ra A= P + N= 23. Vậy R là nguyên tố Na. Vậy X là Na2O.

Câu 7 Trắc nghiệm

Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 58

- Hạt p ít hơn hạt n: N – Z = 1

Giải hệ tìm được Z = 19, N = 20 => A = Z + N = 19 + 20 = 39

Kí hiệu của nguyên tố: \({}_{19}^{39}K\)

Câu 8 Trắc nghiệm

Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p, n, e lần lượt là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 82

- Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện: 2Z – N = 22

Giải hệ thu được Z = 26 và N = 30

Vậy số p, n, e lần lượt là 26, 30, 26.

Câu 9 Trắc nghiệm

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n – p= 4, trong hạt nhân của A có n’= p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Xác định nguyên tố, số hạt proton trong nguyên tử M, A và công thức của MAx?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong hợp chất MAx thì M chiếm 46,67% về khối lượng nên ta có:

\({M \over {xA}} = {{46,67} \over {53,33}} \to {{n + p} \over {x(n' + p')}} = {7 \over 8}(1)\)  

Thay n – p = 4 và n’ = p’ vào (1) ta có:  \({{2p + 4} \over {2xp'}} = {7 \over 8}\)

Tổng số proton trong MAx là 58 nên p +xp’= 58 (2)

Giải (1) và (2) ta có p= 26 và xp’ = 32

Do A là phi kim ở chu kì 3 nên 15 ≤ p’≤17.

Vậy x=2 và p’=16 thỏa mãn

Vậy M là Fe và A là S. Công thức phân tử FeS2.

Câu 10 Trắc nghiệm

Cho nguyên tử nguyên tố R có 82 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử R là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 82 (1)

- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện: 2Z – N = 22 (2)

Giải (1) và (2) => Z = 26 và N = 30

=>Số khối A = Z + N = 26 + 30 = 56

Câu 11 Trắc nghiệm

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z = 112 => Z = 56

Câu 12 Trắc nghiệm

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi số hạt proton (bằng số hạt electron) trong nguyên tử là Z, số hạt notron trong nguyên tử là N

Ta có: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 suy ra 2Z + N= 40

Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt nên 2Z – N= 12

Giải hệ trên ta có: Z= 13 và N= 14

Vậy số khối của X là A= Z + N= 13 + 14= 27.

Câu 13 Trắc nghiệm

Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối X là     

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Đặt số p = số e = Z, số n = N

- Tổng số hạt là 40: 2Z + N = 40 (1)

- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12: 2Z – N = 12 (2)

Giải (1) và (2) thu được Z = 13 và n = 14

Số khối: A = Z + N = 13 + 14 = 27

Câu 14 Trắc nghiệm

Nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e  là 13. Số khối của nguyên tử R là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong 82 nguyên tố đầu tiên ta luôn có:

1 ≤ N/Z ≤ 1,5

Mà N = 13 – 2Z => 1 ≤ (13 – 2Z)/Z ≤ 1,5

=> 3,71 ≤ Z ≤ 4,33

=> Z = 4

=> N = 5

=> A = Z + N = 9

Câu 15 Trắc nghiệm

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, số khối của X là 23. Số notron của X là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

X có : p + n + e = 2p + n = 34 ; ZX = p + n  = 23

=> n = 12

=>B

Câu 16 Trắc nghiệm

Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có hệ : \left\{ \begin{array}{l} P + E + N = 82\\ P + E - N = 22 \end{array} \right\} => P + E = 52  : N = 30

Mà P = E  => P = E = 52 : 2 = 26

=>A = 26 + 30 = 56

Câu 17 Trắc nghiệm

Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Y2+ có : số hạt mang điện là [p + (e – 2)]

=> [p + (e – 2)] – n = 10

=> 2p – n = 12

Y2+ có 34 hạt cơ bản => Y có 34 + 2 = 36 hạt cơ bản

=> p + e + n  = 2p + n = 36

=> p = 12 ( p là số hiệu nguyên tử của Y)

=>B

Câu 18 Trắc nghiệm

Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z; biết tổng số các hạt cơ bản (n, p , e) trong 3 đồng vị bằng 129, số notron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số notron. Số khối của X, Y, Z lần lượt là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giả sử số hạt notron trong X, Y, Z lần lượt là NX, NY, NZ

Vì X, Y, Z là đồng vị nên chúng đều có số p= số e = Z

Ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{(2Z + {N_x}) + (2Z + {N_Y}) + (2Z + {N_Z}) = 129 \hfill \cr {N_X} - {N_Y} = 1 \hfill \cr Z = {N_Z} \hfill \cr} \right.\) 

Suy ra 7Z + NY = 128

Mà Z ≤ N ≤ 1,5Z

Suy ra Z ≤ 14,22 và Z ≥ 12,8

Mà Z là số nguyên nên Z = 13 và Z = 14

-Xét trường hợp 1: Z= 13

Suy ra NZ= 13, NX= 19,5, NY= 18,5 → Loại

-Xét trường hợp 2: Z= 14

Suy ra NZ= 14, NX= 16, NY= 15

→ Số khối của X, Y, Z lần lượt là 30, 29, 18

Câu 19 Trắc nghiệm

Nguyên tử X có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi số hạt trong X là: p, n, e. Ta có hệ phương trình

\(\left\{ \matrix{
{\rm{2p + n = 40}} \hfill \cr
{\rm{2p - n = 12}} \hfill \cr} \right. \to \left\{ \matrix{
{\rm{p = 13}} \hfill \cr
{\rm{n = 14}} \hfill \cr} \right.\)

X (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

Điện tích hạt nhân của X: +13.1,602.10-19 = .+ 2,0826.10-18 C → B đúng

X là kim loại do có 3e ở lớp ngoài cùng → A sai

X là nguyên tố p do electron cuối cùng điền vào phân lớp p, X có 7 electron p → C,D sai

Câu 20 Trắc nghiệm

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là              

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

X có 7 electron p → X: 1s22s22p63s23p1 → X có số p = 13

Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8 nên:

2py = 13.2 + 8 → py = 17

→ Y: 1s22s22p63s23p5