Cho các nguyên tố: X (Z= 11), Y (Z= 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại...
Bước 1: Xác định tính kim loại, phi kim của X, Y
11X: 1s22s22p63s1 => X là kim loại điển hình (nhóm IA)
17Y: 1s22s22p63s23p5 => Y là phi kim điển hình (nhóm VIIA)
Bước 2: Xác định liên kết giữa X, Y
Như vậy liên kết giữa X và Y là liên kết ion
X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIA. Công thức và loại liên kết của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:
X ở nhóm IIIA nên dễ nhường 3e để đạt cấu hình của khí hiếm
Y ở nhóm VIA nên dễ nhận 2e để đạt cấu hình khí hiếm
=> CTHH: X2Y3
X là kim loại điển hình còn Y là phi kim điển hình nên liên kết giữa X và Y là liên kết ion.
Số electron lớp ngoài cùng của ion S2- (Z = 16) là:
Nguyên tố S có Z = 16 => cấu hình e của S là: 1s22s22p63s23p4
Nguyên tử S nhận thêm 2e để tạo thành ion S2-
=> Cấu hình e của ion S2- là: 1s22s22p63s23p6
=> Số electron lớp ngoài cùng của S2- là 2 + 6 = 8
Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:
Cấu hình e của K (Z = 19) là: 1s22s22p63s23p64s1
Nguyên tử K cho 1e để tạo thành ion K+
=> Cấu hình e của ion K+ là: 1s22s22p63s23p6
=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ : 3s23p6.
Cho các nguyên tố R (Z = 8), X (Z = 9) và Y (Z = 16). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là
R (Z = 8) có cấu hình e: 1s22s22p4 => dễ nhận 2e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là R2-
X (Z = 9) có cấu hình e: 1s22s22p5 => dễ nhận 1e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là X-
Y (Z = 16) có cấu hình e: 1s22s22p63s23p4 => dễ nhận 2e để tạo cấu hình bền => ion tạo ra là Y2-
Cho nguyên tố 11Na và 17Cl. Trong phân tử NaCl, cấu hình electron của các ion là
Na (Z = 11) có cấu hình e: 1s22s22p63s1
Trong phân tử NaCl, Na có hóa trị I => Na cho 1e tạo cấu hình bền
=> cấu hình e của Na+ là 1s22s22p6
Cl (Z = 17) có cấu hình e: 1s22s22p63s23p5
Trong phân tử NaCl, Cl có hóa trị I => Cl nhận 1e tạo cấu hình bền
=> cấu hình e của Cl- : 1s22s22p63s23p6
Cấu hình e của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p64s2, của nguyên tử Y là 1s22s22p5. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là
X : 1s22s22p63s23p64s2 => dễ cho 2e để tạo cấu hình bền (1s22s22p63s23p6)
Y: 1s22s22p5 => dễ nhận 1e để tạo cấu hình bền
=> 2 nguyên tử Y nhận 2e của 1 nguyên tử X để tạo hợp chất bền
=> công thức phân tử: XY2
Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10e là:
Na có Z = 11 => số e = 11 => ion Na+ có số e = 11 – 1 = 10
Mg có Z = 12 => số e = 12 => ion Mg2+ có số e = 12 – 2 = 10
Al có Z = 13 => số e = 13 => ion Al3+ có số e = 13 – 3 = 10
Ca có Z = 20 => số e = 20 => ion Ca2+ có số e = 20 – 2 = 18
S có Z = 16 => số e = 16 => ion S2- có số e = 16 + 2 = 18
Cl có Z = 17 => số e = 17 => ion Cl- có số e = 17 + 1 = 18
O có Z = 8 => số e = 8 => ion O2- có số e = 8 + 2 = 10
Vậy có 4 ion có 10e
Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, S2-, Cl-, O2-. Số ion có 3 lớp e là:
Viết cấu hình e của các nguyên tử => cấu hình e của ion tương ứng
Na(Z=11): 1s2 2s2 2p6 3s1 => Na+ : 1s2 2s2 2p6
Mg(Z=12): 1s2 2s2 2p6 3s2 => Mg2+ : 1s2 2s2 2p6
Al(Z=13): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 => Al3+: 1s2 2s2 2p6
O(Z=8): 1s2 2s2 2p4 => O2-: 1s2 2s2 2p6
Ca(Z=20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 => Ca2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
S(Z = 16) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 =>S2-: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Cl (Z=17) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 => Cl- 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
=> 3 ion có 3 lớp e là : Ca2+, S2-, Cl-
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Liên kết ion thường được tạo thành từ phi kim điển hình và kim loại điển hình.
Tính chất nào không phải của hợp chất ion?
Đáp án D
Magnesium oxide là hợp chất tạo bởi liên kết ion. Phát biểu nào đúng khi nói về hợp chất trên?
Hợp chất tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Mg2+ và O2-
O2- được tạo thành từ O nhận 2 electron
Mg2+ được tạo thành từ Mg nhường 2 electron
Đâu là dãy các chất đều có liên kết ion?
Liên kết ion thường được tạo thành từ phi kim điển hình và kim loại điển hình.
B loại vì các chất đều có liên kết cộng hóa trị
C loại vì HCl, HNO3 có liên kết cộng hóa trị
D loại vì H2O, Cl2O7, H2SO4 có liên kết cộng hóa trị
Một hợp chất ion có công thức X2Y. Hai nguyên tố X, Y thuộc hai chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA. Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong X2Y là 30. X2Y là
Gỉa sử X thuộc nhóm IA thì X có dạng ion là X+
Muốn tạo thành hợp chất X2Y thì X+ phải kết hợp với Y2- tức Y thuộc nhóm VIA
Có tổng số electron trong X2Y là 30 ⇒ 2.pX + pY=30 (Thấy pX=11; pY=8)
⇒ X là Na; Y là O
Ion nào có cùng cấu hình electron với cấu hình electron của nguyên tử Ne (Z=10)?
10Ne: 1s22s22p6
S2-: 1s22s22p63s23p6
Cl-: 1s22s22p63s23p6
Li+: 1s2
F-: 1s22s22p6
Tổng số hạt trong nguyên tử M và nguyên tử X bằng 86, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 18 hạt.
Cho các phát biểu sau:
(1) M là kim loại.
(2) M với X tạo với nhau liên kết cộng hóa trị.
(3) X thuộc nhóm VIIA.
(4) X có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố của bảng tuần hoàn.
Số phát biểu đúng là
Gọi số p, n, e trong nguyên tử M là P1, E1, N1
trong nguyên tử X là P2, E2, N2.
Ta có các phương trình:
2P1 + N1 + 2P2 + N2 = 86
2P1 + 2P2 - (N1 + N2) = 26
(P1 + N1) + 12 = P2 + N2
2P1 + N1 + 18 = 2P2 + N2,
Giải hệ phương trình ta được cập nghiệm thỏa mãn:
M: P1 = 11; N1 = 12, vậy M là natri
X: P2 = 17; N2 = 18, vậy X là clo.
Cấu hình electron: M: 1s2 2s2 2p6 3s1 ; X: 1s2 2s22p6 3s2 3p5.
M là kim loại điển hình (vì lớp ngoài cùng có 1 electron)
X là phi kim điển hình (vì lớp ngoài cùng có 7 electron).
Vậy liên kết hoá học giữa M và X thuộc loại liên kết ion.
Các phát biểu đúng là (1), (3)