Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Nguyên tử X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d và làm cho phân lớp d có tất cả là 7 electron. Tổng số electron của nguyên tử X là
X có electron cuối cùng phân bố vào phân lớp 3d
=> mức năng lượng e của X là: 1s22s22p63s23p64s23d7
=> cấu hình e của X là 1s22s22p63s23p63d74s2
=> tổng số e của X là 27
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục, giống như quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời là cách nói theo
Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử theo những quỹ đạo tròn hay bầu dục, giống như quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời là cách nói theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr.
Nguyên tắc sắp xếp các electron trong nguyên tử là
Nguyên tắc sắp xếp các electron trong nguyên tử là thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao.
Các lớp electron trong cấu hình electron nguyên tử được kí hiệu bằng
Các lớp electron trong cấu hình electron được kí hiệu bằng các số thứ tự.
Lớp M là lớp thứ
Lớp M là lớp thứ 3
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.
Trong 1 orbital chứa tối đa bao nhiêu electron?
Trong 1 orbital chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
Orbital dạng hình số tám nổi là
Orbital dạng hình số tám nổi là orbital p.
Một orbital được biểu diễn bằng
Một orbital được biểu diễn bằng một ô vuông.
Orbital s có dạng
Orbital s có dạng hình cầu.
Ion X2- có 18 electron. Trong ion X2-, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là
Ion X2- có 18 electron => X có 16 electron => Z = 16
Ta có: 2Z + 2 – N = 17 hay 2.16 + 2 – N = 17 => N = 17
A = Z + N = 16 + 17 = 33
Nguyên tố X là kim loại kiềm nằm ở chu kì 4 (bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học). Cấu hình electron của nguyên tố X là
Bước 1: Xác định số e lớp ngoài cùng
X là kim loại kiềm ⟹ X thuộc nhóm IA ⟹ X có 1 electron lớp ngoài cùng (1)
Bước 2: Xác định số lớp e
- X nằm ở chu kì 4 ⟹ X có 4 lớp electron (2)
Bước 3: Viết cấu hình e
Từ (1) và (2) ta có cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p64s1.
Nguyên tố X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p3. Kết luận không đúng là:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3
→ ZX = 15 → X là photpho (P).
A đúng, vì ZX = 15 nên X có số thứ tự 15 trong BTH.
B đúng, số lớp e = số thứ tự chu kì, X có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3 trong BTH.
C sai, số e ngoài cùng của X là 5 (3s23p3) không phải bằng 3.
D đúng, số e ngoài cùng của X là 5 nên có xu hướng nhận thêm 3e để đạt cấu hình 8e lớp ngoài cùng bền vững giống khí hiếm.
Cấu hình electron của ion X- là 1s22s22p63s23p6. X là
- Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p5
- Từ cấu hình thấy có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên X là một phi kim
Cho các cấu hình electron sau:
X: 1s22s2
Y: 1s22s22p63s2
Z2-: 1s22s22p6
T: 1s22s22p63s23p6
M3+: 1s22s22p6
Số lượng các chất là kim loại là
Cấu hình của Z: 1s22s22p4
Cấu hình của M: 1s22s22p63s23p1
X, Y có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên X, Y là kim loại
Z có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên Z là phi kim
T có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên T là khí hiếm
M có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên M là kim loại