Các loại hạt được tìm thấy trong nguyên tử là
Các loại hạt được tìm thấy trong nguyên tử là proton, neutron và electron
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thành phần nguyên tử 1H?
Nguyên tử 1H có 1 proton, 1 electron và không có neutron
Loại hạt nào mang điện trong nguyên tử?
Loại hạt mang điện trong nguyên tử là proton (mang điện tích dương) và electron (mang điện tích âm)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Hạt proton có khối lượng xấp xỉ 1 amu và mang điện tích dương
Hạt neutron có khối lượng xấp xỉ 1 amu và không mang điện
Hạt electron có khối lượng bé hơn 1 amu và mang điện tích âm
Nguyên tử oxygen – 16 có điện tích hạt nhân là +8. Số proton và số electron trong nguyên tử là
Điện tích hạt nhân là +8 ⇒ Số proton = 8
Mà số proton = số electron ⇒ Số electron = 8
Một nguyên tử X có tổng số các hạt là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tổng số hạt mang điện là
X có tổng số hạt là 115 ⇒ p + n + e = 115
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e
⇒ 2p + n = 115 (1)
X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt
⇒ p + e – n =33 ⇒ 2p – n = 33 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p = 37, n= 41
⇒ Tổng số hạt mang điện là p + e = 2p = 74
Phát biểu nào sau đây đúng?
Kích thước của nguyên tử lớn hơn nhiều so với kích thước của hạt nhân
Khối lượng của nguyên tử xấp xỉ khối lượng của hạt nhân
Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử nitrogen gồm 7 proton và 7 neutron là
mtuyệt đối nguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me = 7. 1,672.10-27 + 7.1,675.10-27 + 7.9,109.10-31
= 2,344.10-26 kg
Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Số đơn vị điện tích hạt nhân của R là
R có tổng số hạt là 115 ⇒ p + n + e = 115
Có p=e ⇒ 2p + n = 115 (1)
R có số khối là 80 ⇒ p + n = 80 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=35; n=45
Nguyên tử Al có số electron và số neutron lần lượt là 13 và 14. Số khối của nguyên tử Al là
A=N+P=N+Z=N+E=14+13=27
Chọn mệnh đề đúng
Trong một nguyên tử, luôn luôn có số proton và số electron bằng nhau.
Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?
Nguyên tử trung hòa về điện do số proton bằng số electron
Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng các hạt proton, electron, neutron bằng 180, trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt neutron. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện bao nhiêu hạt?
X có tổng số các hạt là 180 ⇒ n + p + e = 180
Mà số p = số e ⇒ 2p + n = 180 (1)
X có tổng các hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt neutron ⇒ p + e = 1,432n ⇒ 2p = 1,432n (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=e=53; n=74
Tổng số hạt mang điện là p + e = 106
Tổng số hạt không mang điện là n = 74
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 106 – 74 = 32 hạt
Nguyên tử X có tổng số các hạt là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số proton, electron, neutron trong X lần lượt là
X có tổng số các hạt là 49 ⇒ p + n + e = 49
Mà số p = số e ⇒ 2p + e = 49 (1)
Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện
⇒ n = 53,125% (p + e)
⇒ n = 53,125%.2p (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=16; n=17
⇒ p = e = 16; n = 17
Đâu không phải là đơn vị tính khối lượng nguyên tử?
Đơn vị tính khối lượng nguyên tử: amu, kg, g
Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxygen nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hidro. Biết 1amu được định nghĩa bằng 1/12 khối lượng một nguyên tử carbon-12. Vậy khối lượng của nguyên tử oxygen tính theo đơn vị amu là (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)
MO=15,842MH
MC=11,9059MH
⇒ \({M_O} = 15,842.\frac{{{M_C}}}{{11,9059}} = 15,967.\frac{1}{{12}}{M_C} = 15,967amu\)
Dữ kiện nào trong kết quả thí nghiệm của Thomson chứng minh các electron mang điện tích âm?
Kết quả thí nghiệm của Thomson chứng minh các electron mang điện tích âm là có chùm tia phát ra từ cực âm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường.
Dữ kiện nào trong kết quả thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng?
Kết quả thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng là hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng.
Công thức tính số khối là
Công thức tính số khối là A=Z+N trong đó Z là số proton, N là số neutron
Cho biết khối lượng một nguyên tử của Fe là 8,97.10-23 gam. Fe có điện tích hạt nhân Z=26. Số neutron của Fe là
Một mol Fe có 6,02.1023 nguyên tử Fe
⇒Khối lượng mol nguyên tử Fe là 6,02.1023.8,97.10-23=54 (g/mol)
⇒ A=54
Mà A=N+P=N+Z ⇒ N=54-26=28