Hợp kim chứa nguyên tố Y nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố Y còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.
(1) Y là Al.
(2) Hạt nhân nguyên tử của Y có 13 hạt electron.
(3) Số hạt không mang điện của Y là 14.
(4) Số hạt mang điện dương của Y là 14.
Số phát biểu đúng là
Từ đề bài có:
- Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40
=> p + n + e = 40
Mà số p = số e => 2p + n = 40 (1)
- Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12
=> p + e – n = 12 => 2p – n = 12 (2)
Từ (1) và (2) => p = 13 và n = 14
(a) đúng. Y có số khối là p + n = 13 + 14 = 27 xấp xỉ với giá trị nguyên tử khối của Al
(b) sai. Hạt nhân nguyên tử không có hạt electron
(c) đúng
(d) sai. Hạt mang điện dương của Y là hạt proton => Số hạt mang điện dương của Y là 13
Nguyên tử M có tổng số các hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Theo đề bài có:
- Nguyên tử M có tổng số các hạt là 34 => 2p + n = 34 (1)
- M có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 => 2p – n = 10 (2)
Từ (1) và (2) => p = 11 và n = 12
B sai. Kí hiệu nguyên tử có dạng \({}_Z^AX\) với Z là số hiệu nguyên tử = số proton = số electron; A là số khối của X
Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố là 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Theo đề bài có tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố là 10
=> p + n + e = 10
Mà nguyên tử có số p = số e
=> 2p + n =10 (*)
Với những nguyên tử có p<82 => Điều kiện bền của nguyên tử là: \(p \le n \le 1,5p\)
Từ (*) suy ra n = 10 – 2p thay vào điều kiện bền
=> \(p \le 10 - 2p \le 1,5p \Leftrightarrow 2,86 \le p \le 3,33\)
Mà p là số nguyên => p=3 => n=4
C sai vì hạt nhân nguyên tử không chứa electron
Trong các dãy kí hiệu nguyên tử sau: \({}_7^{14}A,\,\,{}_9^{19}B,\,\,{}_{26}^{56}E,\,\,{}_{27}^{56}F,\,\,{}_8^{17}G,\,\,{}_{10}^{20}H,\,\,{}_{11}^{23}I,\,\,{}_{10}^{22}M\)
Các kí hiệu nào cùng chỉ cùng 1 nguyên tố hóa học ?
Các kí hiệu cùng 1 nguyên tố hóa học là: \(\,{}_{10}^{20}H,\,\,{}_{10}^{22}M\)
Khối lượng nguyên tử trung bình của bo (B) là 10,812. Số nguyên tử \({}_5^{11}B\) khi có 94 nguyên tử \({}_5^{10}B\) là
Ta có: \(\bar M = \dfrac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \dfrac{{{x_1}.10 + (100 - {x_1}).11}}{{100}} = 10,812\,\, = > \,\,{x_1} = 18,8\% \)
=> phần trăm số lượng của \({}_5^{11}B\) là: 100% - 18,8% = 81,2%
=> tỉ lệ số nguyên tử \(\dfrac{{{}_5^{11}B}}{{{}_5^{10}B}} = \dfrac{{81,2}}{{18,8}}\)
=> số nguyên tử \({}_5^{11}B\) khi có 94 nguyên tử \({}_5^{10}B\) là: \(94.\dfrac{{81,2}}{{18,8}} = 406\) nguyên tử
Nguyên tố X có 3 đồng vị là X1 chiếm 92,23%, X2 chiếm 4,67% và X3 chiếm 3,1%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X2 nhiều hơn X1 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855. Số khối của X3 là
A = 92,23%.X1 + 4,67%.X2 + 3,1%.X3 = 28,0855
Tổng số khối = X1 + X2 + X3 = 87
X1 + 1 = X2
=> X1 = 28; X2 = 29; X3 = 30
Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là
+) Ta có: ${\overline A _{Cl}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{35,75{\rm{ }} + {\rm{ }}37,25}}{{100}} = 35,5$
+) Gọi a là số khối trung bình của Cu
$ = > {\rm{ }}\% {m_{Cu}}{\rm{ = }}\frac{{a{\rm{ }}}}{{{\rm{ }}a{\rm{ }} + {\rm{ }}35,5.2{\rm{ }}}}.100\% = 47,228\% \,\,\, = > a = 63,54\% $
+) Đồng vị 63Cu chiếm 73% => đồng vị còn lại có số khối là x chiếm 27%
$ = > \frac{{63.73{\rm{ }} + {\rm{ }}x.27{\rm{ }}}}{{100}} = 63,54{\rm{ }}\,\, = > x = 65$
Vậy đồng vị còn lại là 65Cu
Mối quan hệ giữa số khối và khối lượng nguyên tử một cách gần đúng (tính theo đơn vị amu) là
Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, neutron và electron trong nguyên tử đó. Do khối lượng của electron quá nhỏ so với hạt nhân nên có thể bỏ qua. Vì vậy có thể coi khối lượng nguyên tử có giá trị bằng số khối
Kim cương và than chì có vẻ bề ngoài rất khác nhau nhưng đều được tạo nên từ các nguyên tử mà hạt nhân có 6 proton. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về kim cương và than chì?
Kim cương và than chì đều được tạo nên từ cùng một nguyên tố hóa học.
Cho đến năm 2020, có bao nhiêu nguyên tố hóa học được xác định?
Cho đến năm 2020, có 118 nguyên tố hóa học được xác định
Vì sao nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học không phải là các trị số nguyên?
Nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học không phải là các trị số nguyên vì nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối cho biết
Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
Các đồng vị của thủy ngân phân bố trong tự nhiên với hàm lượng như bảng dưới đây:
Số khối | 196 | 198 | 199 | 200 | 201 | 202 | 204 |
Phần trăm số nguyên tử (%) | 0,14% | 10,2% | 16,84% | 23,13% | 13,22% | 29,8% | 6,85% |
Giá trị nguyên tử khối trung bình của thủy ngân là
\(\mathop M\limits^\_ = \dfrac{{196.0,14 + 198.10,2 + 199.16,84 + 200.23,13 + 201.13,22 + 202.29,8 + 204.6,85}}{{100}} = 200,98\)
Một nguyên tử X có hai đồng vị có thành phần phần trăm lần lượt là 75,76% và 24,24%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,48. Tổng số hạt trong hai đồng vị là 106 và tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số neutron của đồng vị có số khối nhỏ hơn là
\(35,48 = \dfrac{{(p + {n_1}).75,76 + (p + {n_2}).24,24}}{{100}}(1)\)
Tổng số hạt trong hai đồng vị là 106 ⇒ 2p+n1+2p+n2=106 (2)
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30 ⇒2p + 2p – n1 – n2 = 30 (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ p=17, n1=18, n2=20
Trong thể dục thể thao, có một số vận động viên sử dụng các loại chất kích thích trong thi đấu, gọi là doping, dẫn đến thành tích đạt được của họ không thật so với năng lực vốn có. Một trong các loại doping thường gặp nhất là testosterone tổng hợp.
Tỉ lệ giữa hai đồng vị \({}_6^{12}C(98,98\% )\)và \({}_6^{13}C(1,11\% )\)là không đổi đối với testosterone tự nhiên trong cơ thể. Trong khi testosterone tổng hợp (tức doping) có phần trăm số nguyên tử đồng vị \(_6^{13}C\)ít hơn testosterone tự nhiên. Đây là cơ sở của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope Ratio – Tỉ lệ đồng vị carbon) – một xét nghiệm với mục đích xác định xem vận động viên có sử dụng doping hay không.
Giả sử, thực hiện phân tích CIR đối với một sân vận động thu được kết quả phần trăm số nguyên tử đồng vị \({}_6^{12}C\)là x và \({}_6^{13}C\)là y. Từ tỉ lệ đó, người ta tính được nguyên tử khối trung bình của carbon trong mẫu phân tích có giá trị là 12,0310.
Nguyên tử khối của carbon trong testosterone tự nhiên trong cơ thể là
\( \Rightarrow \mathop M\limits^\_ = \dfrac{{12.98,98 + 13.1,11}}{{100}} = 12,0219\)
Trong thể dục thể thao, có một số vận động viên sử dụng các loại chất kích thích trong thi đấu, gọi là doping, dẫn đến thành tích đạt được của họ không thật so với năng lực vốn có. Một trong các loại doping thường gặp nhất là testosterone tổng hợp.
Tỉ lệ giữa hai đồng vị \({}_6^{12}C(98,98\% )\)và \({}_6^{13}C(1,11\% )\)là không đổi đối với testosterone tự nhiên trong cơ thể. Trong khi testosterone tổng hợp (tức doping) có phần trăm số nguyên tử đồng vị \(_6^{13}C\)ít hơn testosterone tự nhiên. Đây là cơ sở của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope Ratio – Tỉ lệ đồng vị carbon) – một xét nghiệm với mục đích xác định xem vận động viên có sử dụng doping hay không.
Giả sử, thực hiện phân tích CIR đối với một sân vận động thu được kết quả phần trăm số nguyên tử đồng vị \({}_6^{12}C\)là x và \({}_6^{13}C\)là y. Từ tỉ lệ đó, người ta tính được nguyên tử khối trung bình của carbon trong mẫu phân tích có giá trị là 12,0310.
Với kết quả thu được, em có nhận xét gì về việc sử dụng doping của vận động viên này?
\(12,0310 = \dfrac{{x.12 + y.13}}{{100}}(1)\)
x+y=100 (2)
Từ (1) và (2) ⇒x=96,9 và y=3,1>1,11%
Vận động viên này đã sử dụng doping