Một cation Mn+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Hỏi lớp ngoài cùng của nguyên tử M có cấu hình electron nào sau đây
Kim loại là những nguyên tố có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng (trừ 1H, 2He, 5B).
+ Nếu ion là M+ => Cấu hình M: 3s1
+ Nếu ion là M2+ => Cấu hình M: 3s2
+ Nếu ion là M3+ => Cấu hình M: 3s23p1
Nguyên tử S (Z=16), thì cấu hình electron tương ứng của ion S2- là:
Cấu hình electron của S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4
=> Cấu hình electron của S2-: 1s22s22p63s23p6 (nhận thêm 2 e)
Phát biểu nào sau đây sai? Electron
Electron là hạt mang điện tích âm, có khối lượng 9,1094.10-31 kg, chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
Vậy phát biểu A, B và C đúng.
Ta có: me= 9,1.10-31 kg, mp= 1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg
Vậy me= 1/1840.mp= 1/1840.mn
Do đó electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Vậy phát biểu D sai.
Nguyên tử M có phân lớp mức năng lượng cao nhất là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là:
Nguyên tử M có phân lớp mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên M có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d74s2.
Tổng số electron của nguyên tử M là 27 e.
Cấu hình electron của Fe3+ (ZFe = 26) là
Fe(Z = 26) có cấu hình: 1s22s22p63s23p63d64s2
Bỏ đi 3 electron lớp ngoài cùng ta được cấu hình của Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5
Ở trạng thái cơ bản nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L. Số proton của nguyên tử X là
Lớp L gồm 2s và 2p. Lớp L có 5e ứng với cấu hình: 2s22p3 nên cấu hình đầy đủ của X là: 1s22s22p3
→ X có 7 electron lớp ngoài cùng.
Ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1:
Cấu hình e thoả mãn sẽ có dạng: 1s22s22p63s23p63dx4s1
Dễ thấy do lớp ngoài cùng là 4s1 nên x có 3 giá trị thoả mãn x= 0 ; 5 ; 10
Tương ứng với các cấu hình e:
3s23p64s1 ; 3s23p63d54s1 ; 3s23p63d104s1
Trong phân tử XY2 có tổng số hạt mang điện là 44. Tổng số khối của các nguyên tử trong XY2 là 44. Số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2. Biết rằng trong nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau. Số proton của Y là
Gọi số hạt trong X là p1, n1 và trong Y là p2, n2 (biết số p = số e).
Phương trình (1) tổng số hạt mang điện là 44: 2p1 + 4p2 = 44.
Phương trình (2) tổng số khối của các nguyên tử trong XY2 là 44: p1 + n1 + 2p2 + 2n2=44.
Phương tình (3) số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2: n1 + 2 = n2.
Phương trình (4) nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau: p1 = n1.
Từ (1) (2) (3) (4) suy ra p1 = 6, n1= 6, p2= 8, n2 = 8.
Hợp chất Y có công thức phân tử MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Phân tử khối của Y là (chấp nhận nguyên tử khối có trị số bằng số khối)?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt nên ZM + 2.ZX= 58 (1)
Trong hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt nên –ZM + NM= 4 (2)
Trong hạt nhân X số neutron bằng số proton nên ZX= NX (3)
Phân tử khối của hợp chất Y bằng MY= ZM + NM + 2.(ZX + NX)= (ZM+ 2.ZX) + (NM+ 2.NX)= 58 + NM + 2.NX
Trong hợp chất MX2, nguyên tố M chiếm 46,67% về khối lượng nên ta có:
\(\dfrac{{{N_M} + {Z_M}}}{{58 + {N_M} + 2{N_X}}}.100\% = 46,67\% \) (4)
Từ 4 phương trình (1), (2), (3), (4) ta có ZM= 26, NM=30.
Suy ra AM= ZM + NM= 26 + 30= 56 suy ra M là nguyên tố Fe
Thay vào (4) ta có NX= 16, ZX= 16 suy ra AX= NX + ZX= 32 suy ra X là nguyên tố S.
Hợp chất Y là FeS2, hợp chất Y có phân tử khối bằng 56 + 2.32= 120
Chọn câu phát biểu sai:
Câu phát biểu sai là: số p và số e được gọi là số khối
Vì số khối bằng tổng số p + số n
Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là:
- Thứ tự sắp xếp mức năng lượng (phân mức năng lượng):
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s …
=> Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các đáp án là phân lớp 3d
Nhận định nào sau đây chính xác:
Nhận định đúng là: Lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ cái: K, L, M,…
A sai. Phân lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau.
B sai. Phân lớp electron thường được kí hiệu bằng các chữ và số: 1s, 2s,…
C sai. Lớp electron là tập hợp các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
Số electron lớp ngoài cùng của Crom (Cr) có Z = 24 là:
Cấu hình e của Cr (Z = 24) là: 1s22s22p63s23p63d54s1
=> số e lớp ngoài cùng là 1
Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+. Vậy X là:
Điện tích hạt nhân là 16+
=> số p = số e =16
Cấu hình e của X (Z = 16) là: 1s22s22p63s23p4
=> lớp ngoài cùng có 6 electron => X là phi kim
Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là:
Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là: 1s22s22p63s23p63d64s2
Nguyên tử Fe mất 3e tạo thành ion Fe3+ => cấu hình e của Fe3+ : 1s22s22p63s23p63d5
Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
Nguyên tử R mất n electron tạo thành cation Rn+
=> có thể mất 1e, 2e hoặc 3e
=> cấu hình electron của R có thể là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s22p63s23p1
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Điện tích hạt nhân của X là:
X có : p + n + e = 2p + n = 34
Và : 2p – n = 10
=> p = 11 ; n = 12
Vậy điện tích hạt nhân = 11
Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2. Số lượng nguyên tố X là:
Các nguyên tố thỏa mãn :
1s22s22p63s23p63dx4s2 trong đó
x = 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 10
x không thể là 4 hoặc 9 vì rơi vào trường hợp bán bão hòa và bão hòa
Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số p, n, e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Công thức của M2X là:
Trong M2X : 2p + n = 140 (1) ; 2p – n = 44 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2)
=>p = 46 ; n = 48
=> AM2X = 94 = 2AM + AX (3)
Mà AM – AX = 23 (4)
Giải hệ phương trình (3) và (4)
=>AM = pM + nM =39 ; AX = pX + nX =16
Mà (2pM + nM) – (2pX + nX) = 34
=> 39+ pM - 16 -pX = 34
=>pM – pX = 11
Lại có : pM2X = 2pM + pX = 46
=> pM = 19 (K) và pX = 8 (O)
Vậy M2X là K2O
Ion âm X2- có tổng số hạt là 26. Nguyên tử X có số khối là 16. Số hạt electron trong X2- là:
Gọi số hạt trong X lần lượt là p, n, e
Ion dương X2- có tổng số hạt là 26 ⟹ p + n + (e + 2) = 26 ⟹ 2p + n = 24 (1)
Nguyên tử X có số khối là 16: p + n = 16 (2)
Từ (1) và (2): p = n = 8 ⟹ Số hạt e trong Xlà 8 ⟹ số hạt e trong X2- là 8 + 2=10.