Các loại hạt được tìm thấy trong nguyên tử là
Các loại hạt được tìm thấy trong nguyên tử là proton, neutron và electron
Hạt nhân mang điện tích
Hạt nhân gồm hai hạt là proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện) nên hạt nhân mang điện tích dương
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thành phần nguyên tử 1H?
Nguyên tử 1H có 1 proton, 1 electron và không có neutron
Trong hạt nhân có
Trong hạt nhân có proton và neutron
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Hạt proton có khối lượng xấp xỉ 1 amu và mang điện tích dương
Hạt neutron có khối lượng xấp xỉ 1 amu và không mang điện
Hạt electron có khối lượng bé hơn 1 amu và mang điện tích âm
Nguyên tử oxygen – 16 có điện tích hạt nhân là +8. Số proton và số electron trong nguyên tử là
Điện tích hạt nhân là +8 ⇒ Số proton = 8
Mà số proton = số electron ⇒ Số electron = 8
Một nguyên tử X có tổng số các hạt là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tổng số hạt mang điện là
X có tổng số hạt là 115 ⇒ p + n + e = 115
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e
⇒ 2p + n = 115 (1)
X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt
⇒ p + e – n =33 ⇒ 2p – n = 33 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p = 37, n= 41
⇒ Tổng số hạt mang điện là p + e = 2p = 74
Phát biểu nào sau đây đúng?
Kích thước của nguyên tử lớn hơn nhiều so với kích thước của hạt nhân
Khối lượng của nguyên tử xấp xỉ khối lượng của hạt nhân
Một nguyên tử nitrogen có khối lượng là 14,0067 amu. Khối lượng của nguyên tử theo đơn vị kg là
1amu=1,661.10-27 kg
Suy ra 14,0067 amu bằng 14,0067.1,661.10-27=2,3265.10-26 kg
Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử nitrogen gồm 7 proton và 7 neutron là
mtuyệt đối nguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me = 7. 1,672.10-27 + 7.1,675.10-27 + 7.9,109.10-31
= 2,344.10-26 kg
Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Số đơn vị điện tích hạt nhân của R là
R có tổng số hạt là 115 ⇒ p + n + e = 115
Có p=e ⇒ 2p + n = 115 (1)
R có số khối là 80 ⇒ p + n = 80 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=35; n=45
Nguyên tử Al có số electron và số neutron lần lượt là 13 và 14. Số khối của nguyên tử Al là
A=N+P=N+Z=N+E=14+13=27
Chọn mệnh đề đúng
Trong một nguyên tử, luôn luôn có số proton và số electron bằng nhau.
Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogadro NA=6,022.1023. Kim loại X là
Thể tích 1 nguyên tử X là: \({V_{ngtu}} = \dfrac{4}{3}\pi {r^3}\)
Thể tích nguyên tử (phần đặc) trong 1cm3 tinh thể là: 1.(100%-26%) = 0,74 cm3
1cm3 tinh thể có số nguyên tử là: 0,74 : \(\dfrac{4}{3}\pi {r^3}\) = 5,843.1022 nguyên tử
Khối lượng 1 nguyên tử: 10,48 : 5,843.1022 = 1,79.10-22 (g)
Khối lượng 1 mol nguyên tử: 1,79.10-22.6,022.1023 = 108 g/mol
=> X là Ag
Tổng số hạt mang điện của phân tử XCl3 là 116. Biết số hiệu nguyên tử của clo là 17. Điện tích hạt nhân X là
Ta có nguyên tử trung hòa về điện => số p bằng số e
Số hạt mang điện trong X là PX + EX = 2PX
Số hạt mang điện trong Clo là PCl + ECl = PCl =17.2=4=34
Phân tử gồm 3 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử X.
=> Tổng số hạt mang điện trong phân tử XCl3= PX + EX + 3.(PCl + ECl) = 2PX + 3.2.17 = 116
=> PX = 7
=> Điện tích hạt nhân của X là 7+
Tổng số hạt của phân tử XY là 45. Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69. Trong các nguyên tử X, Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Giá trị đúng nhất với số khối của X, Y là
Tổng số hạt của phân tử XY là 45 => PX + EX + NX + PY + EY + NY = 45
=> 2PX + NX + 2PY + NY = 45 (1)
Tổng số hạt của phân tử XY2 là 69 => PX + EX + NX + 2.(PY + EY + NY) = 69
=> 2PX + NX + 2.(2PY + NY) = 69 (2)
Từ (1) và (2) => 2PX + NX = 21 và 2PY + NY = 24
Vì trong X và Y đều có số hạt P = số hạt N
=> 2PX + PX = 21 => PX = 7
2PY + PY = 24 => PY = 8
=> số khối AX = PX + NX = 14 và AY = PY + NY = 16
Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, neutron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Số khối của X là
Phân tử MX3 gồm 1 nguyên tử M và 3 nguyên tử X nên tổng số hạt là:
(2.ZM + NM) + 3.(2.ZX + NX) = 196 (1)
Trong phân tử MX3, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 60 nên:
2.ZM + 3.2.ZX – (NM + 3.NX) = 60 (2)
Từ (1) và (2) => ZM + 3.ZX = 64 (3) và NM + 3.NX = 68 (4)
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8
=> AX – AM = 8 => ZX + NX – (ZM + NM) = 8 (5)
Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 nên: 2ZX + NX + 1 – (2.ZM + NM – 3) = 16 (6)
Từ (5) và (6) => ZX – ZM = 4 (7) và NX – NM = 4 (8)
Từ (3) và (7) => ZX = 17 và ZM = 13
Từ (4) và (8) => NX = 18 và NM = 14
=> số khối của X là AX = ZX + NX = 17 + 18 = 35
Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm trong tinh thể ?
Đổi 1,44 \(\mathop A\limits^o \) = 1,44.10-8 cm
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{44.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$
Nếu coi nguyên tử là một khối cầu đặc khít thì khối lượng riêng của nguyên tử là:
\( = > \,\,d = \frac{m}{V} = 26,179\,\,gam/c{m^3}\)
Gọi x là phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lượng riêng thực tế của Au = 19,36 $ = > {\rm{ }}x = \frac{{19,36}}{{26,179}}.100\% = 73,95\% $
Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng các hạt proton, electron, neutron bằng 180, trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt neutron. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện bao nhiêu hạt?
X có tổng số các hạt là 180 ⇒ n + p + e = 180
Mà số p = số e ⇒ 2p + n = 180 (1)
X có tổng các hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt neutron ⇒ p + e = 1,432n ⇒ 2p = 1,432n (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=e=53; n=74
Tổng số hạt mang điện là p + e = 106
Tổng số hạt không mang điện là n = 74
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 106 – 74 = 32 hạt
Nguyên tử X có tổng số các hạt là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số proton, electron, neutron trong X lần lượt là
X có tổng số các hạt là 49 ⇒ p + n + e = 49
Mà số p = số e ⇒ 2p + e = 49 (1)
Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện
⇒ n = 53,125% (p + e)
⇒ n = 53,125%.2p (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=16; n=17
⇒ p = e = 16; n = 17