Bài 11: Phản ứng oxi hóa - khử và ứng dụng trong cuộc sống
Sách chân trời sáng tạo
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng vừa có chất oxi hóa vừa có chất khử. Chất oxi hóa là chất nhận electron là HCl, chất khử là chất nhường electron là Fe
\(\mathop {Fe}\limits^0 + 2\mathop H\limits^{ + 1} Cl \to \mathop {Fe}\limits^{ + 2} C{l_2} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \)
Cho phương trình của phản ứng sau:
\(F{e_x}{O_y} + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + S{O_2} + {H_2}O\)
Hệ số cân bằng của H2SO4 là
Bước 1. Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử
\({\mathop {Fe}\limits^{ + 2y/x} _x}{O_y} + {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(S{O_4})_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O\)
Do \(\mathop S\limits^{ + 6} \) trong H2SO4 xuống \(\mathop S\limits^{ + 4} \) trong SO2 nên H2SO4 là chất oxi hóa
⇒ FexOy là chất khử
Bước 2. Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
\(\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop S\limits^{ + 6} + 2e \to \mathop S\limits^{ + 4} }\\{\mathop {2xFe}\limits^{ + 2y/x} \to \mathop {2xFe}\limits^{ + 3} + (6x - 4y)e}\end{array}} \right.\)
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc của phương pháp thăng bằng electron
Bước 4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế
\(2F{e_x}{O_y} + (6x - 2y){H_2}S{O_4} \to xF{e_2}{(S{O_4})_3} + (3x - 2y)S{O_2} + (6x - 2y){H_2}O\)
Số oxi hóa của iron trong chất nào là lớn nhất?
Số oxi hóa của O trong các hợp chất thường là -2
Số oxi hóa của hợp chất bằng không
Số oxi hóa của hợp chất bằng tổng số oxi hóa của các nguyên tố
Với Fe2O3: Gọi số oxi hóa của iron trong hợp chất là x
⇒ 2.x+3.(-2)=0 ⇒ x=+3
Làm tương tự với các hợp chất còn lại thì thấy +3 là số oxi hóa cao nhất của Fe
Đâu không phải đặc điểm của phản ứng oxi hóa – khử?
Chất khử là chất nhường electron
Cho phương trình hóa học: $3C{l_2} + 6KOH\xrightarrow{{{t^o}}}5KCl + KCl{O_3} + 3{H_2}O$. Chất Cl2 đóng vai trò
\(\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e \to \mathop {2Cl}\limits^{ - 1} \): Cl2 nhận electron nên là chất oxi hóa
\(\mathop {C{l_2}}\limits^0 \to \mathop {2Cl}\limits^{ + 5} + 10e\): Cl2 nhường electron nên là chất khử
⇒ Cl2 trong phản ứng trên vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
Cho phản ứng chưa cân bằng:
\(KCl + KMn{O_4} + {H_2}S{O_4} \to C{l_2} + MnS{O_4} + {K_2}S{O_4} + {H_2}O\)
Trong phương trình hoá học của phản ứng trên, tỉ lệ mol KMnO4/Cl2 là
\(K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} + K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {H_2}S{O_4} \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 + \mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4} + {K_2}S{O_4} + {H_2}O\)
\(\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{2\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \to \mathop {C{l_2}}\limits^0 + 2e}\\{\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> \(10KCl + 2KMn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to 5C{l_2} + 2MnS{O_4} + 6{K_2}S{O_4} + 8{H_2}O\)
Từ PTHH => \(\dfrac{{{n_{KMn{O_4}}}}}{{{n_{C{l_2}}}}} = \dfrac{2}{5}\)
Cho phản ứng chưa cân bằng:
\(C{u_2}S + HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + {H_2}S{O_4} + NO + {H_2}O\)
Trong phương trình hoá học của phản ứng trên, khi hệ số của Cu2S là 6 thì hệ số của H2SO4 là
\(\begin{array}{*{20}{c}}3\\{10}\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{C{u_2}S \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} + \mathop S\limits^{ + 6} + 10e}\\{\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> \(3C{u_2}S + 22HN{O_3} \to 6Cu{(N{O_3})_2} + 3{H_2}S{O_4} + 10NO + 8{H_2}O\)
Từ PTHH ta thấy 3 mol Cu2S tạo ra 3 mol H2SO4
=> 6 mol Cu2S tạo ra 6 mol H2SO4
Hiện nay, chlorine dioxide (ClO2) được xem là một chất khử trùng hiệu quả và không gây ô nhiễm thế hệ mới. Một trong những phương pháp công nghiệp được biết đến để điều chế chlorine dioxide là dùng methanol phản ứng với sodium chlorate trong môi trường acid theo phương trình:
\(C{H_3}OH + NaCl{O_3} + {H_2}S{O_4} \to Cl{O_2} + C{O_2} + N{a_2}S{O_4} + {H_2}O\)
Tổng hệ số nguyên của các chất trong phương trình khi cân bằng là
\(\mathop C\limits^{ - 2} {H_3}OH + Na\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3} + {H_2}S{O_4} \to \mathop {Cl}\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop C\limits^{ + 4} {O_2} + N{a_2}S{O_4} + {H_2}O\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}6\\1\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {Cl}\limits^{ + 5} + 1e \to \mathop {Cl}\limits^{ + 4} }\\{\mathop C\limits^{ - 2} \to \mathop C\limits^{ + 4} + 6e}\end{array}} \right.\)
\(C{H_3}OH + 6NaCl{O_3} + 3{H_2}S{O_4} \to 6Cl{O_2} + C{O_2} + 3N{a_2}S{O_4} + 5{H_2}O\)
=> Tổng hệ số cân bằng của các chất là 1 + 6 + 3 + 6 + 1 + 3 + 5 = 25
Nitrogen dioxide (NO2) là nguyên liệu điều chế nhiều chất vô cơ. Hình dưới đây biểu diễn quá trình điều chế một số chất vô cơ từ nitrogen dioxide
Phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) \(2\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + 7\mathop {{H_2}}\limits^0 \to 2\mathop N\limits^{ - 3} {\mathop H\limits^{ + 1} _3} + 4{H_2}O\) => A đúng
(2) \(2N{O_2} \to {N_2}{O_4}\) => Không có sự thay đổi số oxi hoá các nguyên tố => B đúng
(3) \(3\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O \to 2H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} + \mathop N\limits^{ + 2} O\) => C đúng
D sai. Số oxi hoá của N trong (1) giảm dần, trong (2) không thay đổi, trong (3) vừa tăng vừa giảm
Copper là kim loại có khả năng thể hiện nhiều số oxi hoá khác nhau. Hình dưới đây cho biết màu sắc lần lượt của kim loại copper (A), copper (I) chloride (B), copper (II) chloride (C). Số oxi hoá của nguyên tử Cu trong các chất A, B, C lần lượt là
Số oxi hoá của Cu trong copper (A), copper (I) chloride (B), copper (II) chloride (C) lần lượt là 0, +1, +2
Dẫn khí SO2 vào 100ml dung dịch KMnO4 0,1M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:\(S{O_2} + KMn{O_4} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4} + {K_2}S{O_4} + MnS{O_4}\). Thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở 25oC, 1 bar là
Các nguyên tử thay đổi số oxi hóa là S, Mn
\(\begin{array}{*{20}{c}}{5x}\\{\mathop {\mathop {2x}\limits^{} }\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop S\limits^{ + 4} \to \mathop S\limits^{ + 6} + 2e}\\{\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là: \(5S{O_2} + 2KMn{O_4} + 2{H_2}O \to 2{H_2}S{O_4} + {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4}\)
Theo đề bài có: \({n_{KMn{O_4}}} = 0,1.0,1 = 0,01mol\)
Tính toán theo PTHH => \({n_{S{O_2}}} = \dfrac{{0,01.5}}{2} = 0,025mol = > {V_{S{O_2}}} = 0,025.24,79 \approx 0,62\) lít
Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate:
\(FeS{O_4} + KMn{O_4} + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + MnS{O_4} + {H_2}O\)
Thể tích dung dịch KMnO4 0,04M (ở 25oC, 1 bar) để phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch FeSO4 0,1M là
Các nguyên tử thay đổi số oxi hóa là Fe, Mn
\(\begin{array}{*{20}{c}}{5x}\\{\mathop {\mathop {2x}\limits^{} }\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {2Fe}\limits^{ + 2} \to \mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} + 2e}\\{\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là:
\(10FeS{O_4} + 2KMn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to 5F{e_2}{(S{O_4})_3} + {K_2}S{O_4} + 2MnS{O_4} + 8{H_2}O\)
Theo đề bài ta có: \({n_{FeS{O_4}}} = 0,1.0,03 = {3.10^{ - 3}}(mol)\)
Tính toán theo PTHH => \({n_{KMn{O_4}}} = \dfrac{{{{3.10}^{ - 3}}.2}}{{10}} = {6.10^{ - 4}}(mol) = > {V_{KMn{O_4}}} = {6.10^{ - 4}}.24,79 \simeq 0,015\) lít
Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy: $Fe{S_2} + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}F{e_2}{O_3} + S{O_2}$. Thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở 25oC và 1 bar) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 3,2 tấn FeS2 trong quặng pyrite là
Các nguyên tử thay đổi số oxi hóa là Fe, S và O
\(\begin{array}{*{20}{c}}{2x}\\{\mathop {11x}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{2Fe{S_2} \to \mathop {F{e_2}}\limits^{ + 3} + \mathop {4S}\limits^{ + 4} + 22e}\\{\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop O\limits^{ - 2} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là: $4Fe{S_2} + 11{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2F{e_2}{O_3} + 8S{O_2}$
Theo đề bài có: \({n_{Fe{S_2}}} = \dfrac{{3,{{2.10}^6}}}{{56 + 32.2}} = \dfrac{{80000}}{3}(mol)\)
Tính toán theo PTHH => \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{80000}}{3}.11}}{4} = \dfrac{{220000}}{3}(mol) = > {V_{{O_2}}} = \dfrac{{220000}}{3}.24,79\) (lít)
Mà có \({V_{{O_2}}} = 21\% {V_{kk}} \Rightarrow {V_{kk}} = \dfrac{{{V_{{o_2}}}}}{{21\% }} = \dfrac{{\dfrac{{220000}}{3}.24,79}}{{21\% }} \simeq 8656825\)lít
Phản ứng nào sau đây carbon vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử?
A đúng. Số oxi hóa của C trong đơn chất C là 0, trong CO2 là +4 và trong CO là +2 => C là chất khử, CO2 là chất oxi hóa
B loại. Số oxi hóa của C trong CO là +2, trong CO2 là +4 => CO là chất khử
C loại. Số oxi hóa của C trong đơn chất C là 0, trong CO2 là +2 => C là chất khử
D loại. Số oxi hóa của C trong đơn chất C là 0, trong CO2 là +4 => C là chất khử
Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid. Khi đó Cr+6 bị khử thành Cr+3, ethanol (C2H5OH) bị oxi hóa thành acetaldehyde (CH3CHO). Khi chuẩn độ 50 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Giả sử trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7. Phát biểu nào sau đây đúng?
Sơ đồ phản ứng: \(C{H_3}\mathop C\limits^{ + 1} {H_2}OH + {K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7} + {H_2}S{O_4} \to C{H_3}\mathop C\limits^{ - 1} HO + {K_2}S{O_4} + \mathop {C{r_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3} + {H_2}O\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{3x}\\{\mathop {\mathop {1x}\limits^{} }\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop C\limits^{ + 1} + 2e \to \mathop C\limits^{ - 1} }\\{\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} + 6e \to \mathop {C{r_2}}\limits^{ + 3} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là:
\(3C{H_3}\mathop C\limits^{ + 1} {H_2}OH + {K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7} + 4{H_2}S{O_4} \to 3C{H_3}\mathop C\limits^{ - 1} HO + {K_2}S{O_4} + \mathop {C{r_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3} + 7{H_2}O\)
Theo đề bài ta có: \({n_{{K_2}C{r_2}{O_7}}} = 0,01.0,02 = {2.10^{ - 4}}(mol) = > {n_{ethanol}} = {2.10^{ - 4}}.3 = {6.10^{ - 4}}(mol)\)
=> \({m_{ethanol}} = {6.10^{ - 4}}.46 = 0,0276gam \Rightarrow \% {m_{ethanol}} = \dfrac{{0,0276}}{{50}}.100\% \simeq 0,055\% \)>0,02%
=> Người lái xe phạm luật
Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4) thu được 4,53 gam manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4. Khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng là
Sơ đồ phản ứng: \(KI + KMn{O_4} + {H_2}S{O_4} \to MnS{O_4} + {I_2} + {K_2}S{O_4} + {H_2}O\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{5x}\\{\mathop {\mathop {2x}\limits^{} }\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{2\mathop I\limits^{ - 1} \to \mathop {{I_2}}\limits^0 + 2e}\\{\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là: \(10KI + 2KMn{O_4} + 8{H_2}S{O_4} \to 2MnS{O_4} + 5{I_2} + 6{K_2}S{O_4} + 8{H_2}O\)
Theo đề bài ta có: \({n_{MnS{O_4}}} = \dfrac{{4,53}}{{151}} = 0,03(mol)\)
Tính toán theo PTHH => \({n_{KI}} = \dfrac{{0,03.10}}{2} = 0,15(mol) = > {m_{KI}} = 24,9gam\)
Cho 1,8 gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch acid nitric đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO (ở 25oC, 1 bar, là chất khí duy nhất) và muối Mg(NO3)2. Giá trị của V là
Sơ đồ phản ứng: \(Mg + HN{O_3} \to Mg{(N{O_3})_2} + NO + {H_2}O\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{3x}\\{\mathop {2x}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {Mg}\limits^0 \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2} + 2e}\\{\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.\)
=> Phương trình cân bằng là: \(3Mg + 8HN{O_3} \to 3Mg{(N{O_3})_2} + 2NO + 4{H_2}O\)
Theo đề bài ta có: \({n_{Mg}} = \dfrac{{1,8}}{{24}} = 0,075mol\)
Tính toán theo PTHH => \({n_{NO}} = \dfrac{{0,075.2}}{3} = 0,05mol \Rightarrow {V_{NO}} = 0,05.24,79 = 1,2395\)lít
Cho phương trình hóa học: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất khử là Cu, chất oxi hóa là HNO3.
(2) Qúa trình khử là \(Cu \to C{u^{ + 2}} + 2e\).
(3) Số phân tử HNO3 bị khử là 2.
(4) Các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là Cu, H, N.
Số phát biểu đúng là
Số oxi hóa của nguyên tố thay đổi số oxi hóa được biểu diễn:
\(3\mathop {Cu}\limits^0 {\rm{ }} + {\rm{ }}8H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {\left( {N{O_3}} \right)_2} + {\rm{ }}2\mathop N\limits^{ + 2} O{\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}O\)
\(\mathop {Cu}\limits^0 \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} + 2e\) : quá trình oxi hóa (Cu nhường e nên là chất khử)
\(\mathop N\limits^{ + 5} + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2} \) : quá trình khử (HNO3 có \(\mathop N\limits^{ + 5} \)nhận e nên là chất oxi hóa)
Do \(\mathop N\limits^{ + 5} \) trong HNO3 bị Cu khử xuống \(\mathop N\limits^{ + 2} \)trong NO nên số phân tử HNO3 bị khử chính bằng số phân tử NO và bằng 2
⇒ Phát biểu đúng: (1), (3)
Cho các chất và ion sau: CO, C, CO2, CO32-, HCO3-. Số chất và ion mà C có cùng số oxi hóa là
Với CO2: Gọi số oxi hóa của C trong hợp chất bằng x
⇒ 1.x+2.(-2)=0 ⇒ x=+4
Với CO: Gọi số oxi hóa của C trong hợp chất là y
⇒ 1.x + 1.(-2) = 0 ⇒ x=+2
Với C: số oxi hóa là 0
Với CO32-: Gọi số oxi hóa của C trong ion là z
⇒ 1.z + 3.(-2) = -2 ⇒ z=+4
Với HCO3-: Gọi số oxi hóa của C trong ion là t
⇒ 1.(+1) + 1.t + 3.(-2) = -1 ⇒ x=+4
Vậy có 3 hợp chất và ion có cùng số oxi hóa của C là CO2, CO32-, HCO3-
Cho các chất và ion sau: ClO4-, ClO-, Cl2, ClO3-. Thứ tự theo chiều tăng dần về số oxi hóa của Cl là
Với ClO4-: Gọi số oxi hóa của Cl là x
⇒ 1.x + 4.(-2) = -1 ⇒ x = +7
Với ClO3-: Gọi số oxi hóa của Cl là y
⇒ 1.x + 3.(-2) = -1 ⇒ x = +5
Với ClO-: Gọi số oxi hóa của Cl là z
⇒ 1.x + 1.(-2) = -1 ⇒ x = +1
Với Cl2: Số oxi hóa của Cl là 0
⇒ Thứ tự theo chiều tăng dần về số oxi hóa của Cl là Cl2, ClO-, ClO3-, ClO4-