Bài 5: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
Sách chân trời sáng tạo
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Sulfur (S) có Z=16. Công thức hóa học của oxide cao nhất của S là
S: 1s22s22p23s23p4
⇒ S có 6 electron hóa trị
⇒ Công thức oxide cao nhất của S là SO3
Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào
Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần.
Đáp án C
Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 13, 6, 8, 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nguyên tố trên?
13X: 1s22s22p63s23p1: Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA
6Y: 1s22s22p2: Ô 6, chu kì 2, nhóm IVA
8Z: 1s22s22p4: Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
9T: 1s22s22p5: Ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA
A đúng vì T là Fluor (F) là nguyên tố có giá trị độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn ⇒ D sai
B đúng
- Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử là T<Z<Y
- Trong một nhóm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử là Y<X
⇒ Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử là T<Z<Y<X
C đúng
- Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại giảm dần ⇒ Thứ tự tăng dần của tính kim loại là T<Z<Y
- Trong một nhóm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính kim loại tăng dần ⇒ Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử là Y<X
⇒ Thứ tự tăng dần của tính kim loại là T<Z<Y<X
X+, Y2+ có cùng cấu hình electron của nguyên tử argon (Z=18) và T có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về X, Y, T?
Cấu hình electron của Ar: 1s22s22p63s23p6
Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s1 (X+ + 1e thành X): ô 19, chu kì 4, nhóm IA
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p64s2 (Y2+ + 2e thành Y): ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s2: ô 12, chu kì 3, nhóm IIA
⇒ A sai
- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là X>Y
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là Y>T
⇒ Chiều giảm dần bán kính nguyên tử là X>Y>T (B sai)
- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là X>Y
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là Y>T
⇒ Chiều giảm dần tính kim loại là X>Y>T (C đúng)
- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là Y>X
- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là T>Y
=> Thứ tự giảm dần độ âm điện là T>Y>X (D sai)
Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần.
Đáp án B
Tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương là
Tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương là tính kim loại
Đáp án A
Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào?
Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần
Đáp án B
Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt:
X: 1s22s1
Y: 1s22s22p1
Z: 1s22s22p2
Tính acid của oxide cao nhất tăng dần là
Nhận thấy cả 3 nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng chu kì 2, khác nhóm. Cụ thể X thuộc nhóm IA, Y thuộc nhóm IIIA, Z thuộc nhóm IVA
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của oxide cao nhất tăng dần
⇒ X2O<Y2O3<ZO2.
Đáp án A
Cho số hiệu nguyên tử của B, C, N lần lượt là 5, 6, 7. Dãy gồm các chất có tính acid tăng dần là
5B: 1s22s22p1
6C: 1s22s22p2
7N: 1s22s22p3
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tăng dần
Đối với nguyên tố phi kim, hydroxide của nó ở dạng acid
Các nguyên tố trên cùng thuộc chu kì 2 nhưng khác nhóm. Cụ thể B nhóm IIIA, C nhóm IVA, N nhóm VA
Đáp án C
Cho vị trí của các nguyên tố X, Y, Z, T, Q, M trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau:
Có các nhân xét sau:
(1) Thứ tự bán kính tăng dần là X, Y, Z.
(2) Thứ tự tính phi kim giảm dần là Q, T, Z.
(3) Thứ tự tính acid của oxide cao nhất tăng dần là X, Y, M.
(4) Thứ tự tính base của hydroxide tăng dần là Y(OH)2, XOH.
(5) Thứ tự độ âm điện tăng dần là X, Y, Z, T, Q.
Số nhận xét đúng là
- Trong một chu kì: bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ⇒ Thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần: Y<X
- Trong một nhóm A: bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ⇒ Thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần: Z<Y
⇒ Thứ tự bán kính tăng dần Z<Y<X ((1) sai)
- Trong một chu kì tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ⇒ Thứ tự bán kính nguyên tử giảm dần: Q>T>Z ((2) đúng)
- Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của oxide cao nhất tăng dần ⇒ Thứ tự tính acid của oxide cao nhất tăng dần là X<Y<M ((3) đúng)
- Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính base của các hydroxide giảm dần ⇒ Thứ tự tính base của hydroxide tăng dần là Y(OH)2 < XOH ((4) đúng)
- Trong một chu kì: độ âm điện tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là X<Y, Z<T<Q
- Trong một nhóm A: độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là Y<Z
⇒ Thứ tự độ âm điện tăng dần là X<Y<Z<T<Q ((5) đúng)
Đáp án C
Phosphorus (P) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử P có 5 electron hóa trị và 8 electron p.
(2) Nguyên tử P có 3 lớp electron và có 2 electron độc thân.
(3) Công thức oxide cao nhất của P có dạng P2O5 và là acidic oxide.
(4) Hydroxide cao nhất của P có dạng H3PO4 và có tính acid.
(5) Nguyên tố P có độ âm điện thấp hơn nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 9.
Số phát biểu đúng là
1s22s22p63s23p3
(1) sai vì có 9 electron p
(2) sai vì có 3 electron độc thân
Số hiệu nguyên tử là 9 => Nguyên tố F (F có giá trị độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố trong bảng tuần hoàn)
(3), (4), (5) đúng
T, Q là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của T và Q là 58. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Theo đề bài:
ZT +ZQ = 58 (1)
- Nếu T, Q hơn nhau 8 nguyên tố, ta có:
ZQ = ZT +8 (2)
(1) và (2) ⇒ ZT= 25, ZQ = 33.
Cấu hình electron của T: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5 (chu kì 4, nhóm VIIB)
Cấu hình electron của Q: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p3 (chu kì 4, nhóm VA) (trái với giả thiết).
– Nếu T, Q hơn nhau 18 nguyên tố, ta có:
ZQ = ZT +18 (2’)
(1) và (2’) ⇒ ZT = 20, ZQ = 38.
Cấu hình electron của T: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2 (chu kì 4, nhóm IIA)
Cấu hình electron của Q: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 (chu kì 5, nhóm IIA)
T, Q phù hợp.
- Nếu ZQ =ZT +32. Lí luận tương tự và kết luận không phù hợp
Nhận thấy T, Q cùng thuộc nhóm IIA nhưng khác chu kì
Trong một nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần tính kim loại tăng dần ⇒ T có tính kim loại nhỏ hơn Q
Oxide cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm IVA, có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mR:mO = 3:8. Xác định nguyên tố R?
Oxide cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm IVA ⇒ RO2
mR:mO = 3:8 \( \Rightarrow \dfrac{R}{{2.16}} = \dfrac{3}{8} \Rightarrow R = 12\)(C)