Câu hỏi:
1 năm trước

X+, Y2+ có cùng cấu hình electron của nguyên tử argon (Z=18) và T có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về X, Y, T?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: c

Cấu hình electron của Ar: 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s1 (X+ + 1e thành X): ô 19, chu kì 4, nhóm IA

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p64s2 (Y2+ + 2e thành Y): ô 20, chu kì 4, nhóm IIA

Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s2: ô 12, chu kì 3, nhóm IIA

⇒ A sai

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là X>Y

- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về bán kính nguyên tử là Y>T

⇒ Chiều giảm dần bán kính nguyên tử là X>Y>T (B sai)

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là X>Y

- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về tính kim loại là Y>T

⇒ Chiều giảm dần tính kim loại là X>Y>T (C đúng)

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là Y>X

- Trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần ⇒ Thứ tự giảm dần về độ âm điện là T>Y

=> Thứ tự giảm dần độ âm điện là T>Y>X (D sai)

Hướng dẫn giải:

- Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y

- Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn

- Áp dụng các quy luật về sự biến đổi

Câu hỏi khác