Đồng vị là những nguyên tố có cùng:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n.
Do đó, đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị là 109Ag (chiếm 44%) và AAg. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,88. Số khối A của đồng vị thứ 2 là:
Phần trăm số nguyên tử AAg là 100% - 44% = 56%
Khối lượng nguyên tử trung bình: \(\overline A = \dfrac{{x.{A_1} + y{A_2}}}{{100}} \to 107,88 = \dfrac{{44.109 + 56.A}}{{100}} \to A = 107\)
Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong phân tử CuSO4.5H2O là
Bước 1: Tính phần trăm của đồng vị 63Cu và 65Cu
- Gọi phần trăm số nguyên tử của 63Cu và 65Cu lần lượt là x% và y%.
⟹ x + y = 100 (1)
- Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54
⟹ \(\dfrac{{63{\rm{x}} + 65y}}{{100}} = 63,54\) (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 73 và y = 27.
⟹ 63Cu chiếm 73% số nguyên tử của đồng.
Bước 2: Tính số mol 63Cu trong CuSO4.5H2O
Xét 1 mol CuSO4.5H2O ⟹ nCu (63) = x%.nCu = x%.nCuSO4.5H2O = 0,73 (mol)
Bước 3: Tính phần trăm khối lượng của 63Cu trong phân tử CuSO4.5H2O
\(\% {m_{Cu(63)}} = \dfrac{{{m_{Cu(63)}}}}{{{m_{CuSO4.5H2O}}}}.100\% = \dfrac{{63.0,73}}{{63,54 + 32 + 16.4 + 18.5}}.100\% = 18,43\% \)
Số khối của nguyên tử Y là 13. Số hạt proton trong nguyên tử nguyên tố X là:
Vì số khối của nguyên tử Y là 13 nên P + N= 13 → N = 13 – P (*)
Mặt khác ta có P ≤ N ≤ 1,5P nên P ≤ 13- P≤ 1,5P → 5,2 ≤ P ≤ 6,5
Vì số proton là số tự nhiên nên P = 6
Chọn câu phát biểu không đúng
Sai vì : Số khối bằng tổng số hạt p và n
Các đồng vị của cùng một nguyên tố là những nguyên tử khác nhau về:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số notron, do đó có số khối A khác nhau.
Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
Đáp án A.
Chọn phát biểu sai:
A, B, C đúng
D sai vì đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron.
Cho 3 nguyên tử \({}_{12}^{24}Mg\); \({}_{12}^{25}Mg\); \({}_{12}^{26}Mg\). Phát biểu nào sau đây sai?
Sai là do: Số n của các nguyên tử lần lượt là 12,13,14 chứ không phải số e.
Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số nơtron: \({}_{11}^{23}Na\)(1); \({}_6^{13}C\) (2); \({}_9^{19}F\)(3); \({}_{17}^{38}Cl\)(4)
A = Z + N
=> N C = 13 – 6 = 7
=> N F = 19 – 9 = 10
=> N Na = 23 – 11 = 12
=> N Cl = 38 – 17 = 21
Trong nguyên tử \({}_{37}^{86}Rb\) có tổng số hạt là:
Tổng số hạt = P + E + N = Z +A = 86 + 37 = 123
Nguyên tố Cacbon có 2 đồng vị là \({}_6^{12}C\) và \({}_6^{13}C\) Nguyên tố Oxi có 2 đồng vị là \({}_8^{16}O\) và \({}_8^{17}O\). Số loại phân tử CO2 có thể tạo ra là:
C12-O16-O16
C12-O16-O17
C12-O17-O17
C13-O16-O16
C13-O16-O17
C13-O17-O17
Nguyên tố hoá học là những nguyên tố có cùng:
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử (hay số proton).
Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền \({}_{6}^{12}C\) và \({}_{6}^{13}C\). Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của hai đồng vị trên là
Gọi phần trăm số nguyên tử của 12C là x % và 13C là y%
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 100\\
\dfrac{{12x + 13y}}{{100}} = 12,011
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 98,9\% \\
y = 1,1\%
\end{array} \right.\)
Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là: 24, 25 và 26. Trong 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24, 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Hãy tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg.
% Mg ( 24 ) = 3930 : 5000 . 100% = 78,6 %
% Mg ( 25 ) = 505 : 5000 . 100% = 10,1 %
% Mg ( 26 ) = 100 – 78,6 – 10,1 = 11,3 %
= = 24,327
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: \(_{13}^{26}X,\,\,\,_{26}^{55}Y,\,\,\,_{12}^{26}Z\) ?
X và Z có cùng số khối bằng 26. Vậy nhận định A đúng.
Nguyên tử X có 13 proton, nguyên tử Z có 12 proton. Do đó X và Z không phải là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Vậy nhận định B không đúng.
Nguyên tử X có 13 proton, nguyên tử Y có 26 proton. Do đó X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Vậy nhận định C không đúng.
Nguyên tử X có 13 notron, nguyên tử Y có 30 notron. Do đó X và Y không có cùng số notron. Vậy nhận định D không đúng.
Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm \({}_{13}^{27}Al\) lần lượt là:
Kí hiệu hóa học của nguyên tố là \({}_Z^AX\) với A là số khối, Z là số hiệu nguyên tử.
Vậy nguyên tử nhôm có số proton = 13 và số notron= A- số proton= 27-13 = 14.
Nguyên tố clo có 2 đồng vị bền 35Cl chiếm 75,77% và 37Cl chiếm 24,23%. Tính nguyên tử khối trung bình của Cl là:
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình:
\(\overline {{A_X}} = {{A.x + B.y} \over {100}}\)
Trong đó đồng vị A có x% số nguyên tử, đồng vị B có y% số nguyên tử.
Vậy nguyên tử khối trung bình của nguyên tố clo bằng:
\(\overline {{A_{Cl}}} = {{35.75,77 + 37.24,23} \over {100}} = 35,48\)
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: \({}_{13}^{26}X,{}_{26}^{56}Y,{}_{12}^{26}Z\) ?
X và Z có cùng số khối bằng 26. Vậy nhận định A đúng.
Nguyên tử X có 13 proton, nguyên tử Z có 12 proton. Do đó X và Z không phải là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Vậy nhận định B không đúng.
Nguyên tử X có 13 proton, nguyên tử Y có 26 proton. Do đó X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Vậy nhận định C không đúng.
Nguyên tử X có 13 notron, nguyên tử Y có 30 notron. Do đó X và Y không có cùng số notron. Vậy nhận định D không đúng.
Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546. Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Tính % số nguyên tử của đồng vị 65Cu?
Gọi % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là x% thì % số nguyên tử của đồng vị 63Cu là (100-x)%
Nguyên tử khối trung bình của đồng được tính bằng công thức:
\(\overline {{A_{Cu}}} = {{65x + 63.(100 - x)} \over {100}} = 63,546\)
Giải phương trình trên ta có x= 27,3
Vậy % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là 27,3%