Tổng hợp bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay và khó

Câu 1 Trắc nghiệm

Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2, nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3. Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a:b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan, được sử dụng cho cac thiết bị tổng hợp tuỷ sống. Khối lượng mol của A là 140 g/mol. Phát biểu nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Theo đề bài có:

- Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np2 => Lớp electron ngoài cùng của X là ns2np2 => X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn

- Nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np3 => Lớp electron ngoài cùng của Y là ns2sp3 => Y thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn

=> Hợp chất khí với hydrogen của X là XH4, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y là Y2O5

\( \Rightarrow \dfrac{X}{{X + 4}}:\dfrac{{2Y}}{{2Y + 80}} = 3,365\) (1)

Hợp chất tạo bởi X và Y có dạng là X3Y4 => 3X + 4Y = 140 (2)

Từ (1) và (2) => \(X \simeq 28\) và \(Y \simeq 14\) => X là Si; Y là N => Hợp chất A là Si3N4

A sai.

B sai

C đúng

D sai. Oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y là N2O5.

Câu 2 Trắc nghiệm

Một hợp chất A tạo thành từ các ion X+ và Y2-. Trong ion X+ có 5 hạt nhân của hai nguyên tố và có 10 eletron. Trong ion Y2- có 4 hạt nhân thuộc hai nguyên tố trong cùng một chu kì và đứng cách nhau một ô trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong Y2- là 32. Công thức hoá học của A là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

* Xác định X+:

X+ có 10 electron  => Tổng proton trong 5 hạt nhân là 11 => Số proton trung bình là \(\dfrac{{11}}{5} = 2,2\)

=> X+ có 1 nguyên tử H. Gọi nguyên tử thứ hai trong X+ là R

- TH1: \(R{H_4}^ + :{Z_R} + 4 = 11 \Rightarrow {Z_R} = 7 \Rightarrow \)R là N => X+ là NH4+ (thoả mãn)

- TH2: \({R_2}{H_3}^ + :2{Z_R} + 3 = 11 \Rightarrow {Z_R} = 4\) (loại)

- TH3: \({R_3}{H_2}^ + :3{Z_R} + 2 = 11 \Rightarrow {Z_R} = 3\) (loại)

* Xác định Y2-:

Y2- có 32 electron => Tổng số proton trong 4 nguyên tử là 30 => Số proton trung bình là \(\dfrac{{30}}{4} = 7,5\) => 2 nguyên tử trong Y2- đều thuộc cùng chu kì 2. Gọi 2 nguyên tử trong Y2- là A, B. Mà hai nguyên tố trong Y2- đứng cách nhau một ô trong bảng tuần hoàn => \({Z_B} = {Z_A} + 2\)

- TH1: \(A{B_3}^{2 - }:{Z_A} + 3{Z_B} = 30 \Rightarrow {Z_A} = 6;{Z_B} = 8\)=> CO32-

- TH2: \({A_2}{B_2}^{2 - }:2{Z_A} + 2{Z_B} = 30 \Rightarrow {Z_A} = 6,5;{Z_B} = 8,5\) (loại)

- TH3: \({A_3}{B^{2 - }}:3{Z_A} + {Z_B} = 30 \Rightarrow {Z_A} = 7;{Z_B} = 9\) (loại)

Vậy A có công thức hoá học là (NH4)2CO3

Câu 3 Trắc nghiệm

Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố hoá học (ba nguyên tố thuộc cùng chu kỳ). Biết X có

- tổng số hạt mang điện là 84

- tổng số hạt proton của nguyên tử nguyên tố có số hiệu lớn nhất nhiều hơn tổng số hạt proton của các nguyên tử nguyên tố còn lại là 6 hạt

- số nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại.

X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Gọi công thức của X là \({A_a}{B_b}{C_c}{D_d}\)

Theo giả thiết có:

\(a{Z_A} + b{Z_B} + c{Z_C} + d{Z_D} = 42\) (1)

a + b + c + d = 10 (2)

Giả sử: \({Z_A} < {Z_B} < {Z_C} < {Z_D} \Rightarrow a = b + c + d\) (3)

Mà \(d{Z_D} = a{Z_A} + b{Z_B} + c{Z_C} + 6\) (4)

Từ (2) và (3) => a = 5

Từ (1) và (4) => \(d{Z_D} = 24 \Rightarrow 5{Z_A} + b{Z_B} + c{Z_C} = 18 \Rightarrow {Z_A} < \dfrac{{18}}{7} \simeq 2,57 \Leftrightarrow {Z_A} = 1\)

Vì A là hidro ở chu kì 1 => B, C, D thuộc chu kì 2 => b = c = 1 và \({Z_B} + {Z_C} = 13\)

Mà \(d{Z_D} = 24 \Rightarrow d = 3;{Z_D} = 8 \Rightarrow {Z_B} = 6;{Z_C} = 7\)

=> X là NH4HCO3

Câu 4 Trắc nghiệm

Cho hợp chất X được tạo thành bởi 3 nguyên tố phi kim. Trong phân tử X có tổng số hạt mang điện là 84, tổng số nguyên tử các nguyên tố là 6. Nguyên tử có điện tích hạt nhân lớn nhất có số hạt proton gấp 16 lần số hạt proton của nguyên tử có điện tích hạt nhân nhỏ nhất, và gấp 2 lần số hạt proton của nguyên tử còn lại. Công thức phân tử của X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Gọi công thức phân tử X là AaBbCc

Gọi số hiệu nguyên tử của nguyên tố A, B, C là \({Z_A},{Z_B},{Z_C}\) theo thứ tự tăng dần

Theo bài có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a{Z_A} + b{Z_B} + c{Z_C} = 42}\\{a + b + c = 6}\\{{Z_C} = 16{Z_A};{Z_C} = 2{Z_B}}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow {Z_B} = 8{Z_A} \Rightarrow a{Z_A} + 8b{Z_A} + 16c{Z_A} = 42\) (1)

\( \Rightarrow {Z_A} < \frac{{42}}{{1 + 16 + 8}} = 1,68 \Rightarrow {Z_A} = 1 \Rightarrow {Z_B} = 8 \Rightarrow {Z_C} = 16\)

Thay \({Z_A} = 1\) vào (1) => a + 8b + 16c = 42

Kết hợp a + b + c = 6

\( \Rightarrow 7b + 15c = 36 \Rightarrow c < \dfrac{{36 - 7}}{{15}} \simeq 1,93\)

=> c = 1 => b = 3 => a = 2

Vậy X có công thức là H2SO3

Câu 5 Trắc nghiệm

X, Y,Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

X là phi kim vì oxit của X tan trong nước tạo axit

Y phản ứng với nước làm xanh quỳ nên Y là bazơ

Z phản ứng với cả axit và kiềm nên Z là kim loại có oxit lưỡng tính như Al

Vì theo chiều tăng ĐTHN thì tính axit tăng dần nên sắp xếp trật tự là Y, Z, X

Câu 6 Trắc nghiệm

Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố này chứa 8,82% hiđro về khối lượng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Qui tắc bát tử : R2O5 => RH3

%mH = $\frac{3}{R+3}$.100% = 8,82%

=> R = 31 => P (Z = 15) : 1s22s22p63s23p3

=> chu kỳ 3

Câu 7 Trắc nghiệm

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ứng với công thức RH4 => CT oxit bậc cao là RO2

%O = 53,3% => %R =  46,7%

Lập tỉ lệ => MR = 28 , R là nguyên tố Si

Câu 8 Trắc nghiệm

Hợp chất M được tạo bởi cation X+ và anion Y2-. Trong đó X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là  2s22p6 và Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp.  Xác định công thức phân tử của M.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6

=> Cấu hình e của X: 1s22s22p63s1 (Z = 11)

=> X là natri (Na)

Gọi Y2-: AxBy2-

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 5}\\{x.{Z_A} + y.{Z_B} = 50 - 2 = 48}\end{array}} \right. \Rightarrow {Z_{TB}} =\;\frac{{48}}{5} = 9,6$

=> A, B thuộc chu kì 2 và 3 trong bảng tuần hoàn.

=>  ZB - ZA = 8 Û ZB =  8 + ZA.

=>  $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = 5}\\{x{Z_A} + y(8 + {Z_A}) = 48}\end{array}} \right.$ =>  ZA= $\frac{48-8y}{5}$

Lập bảng, y = 1,2,3,4 =>  Nghiệm hợp lí khi y=1; ZA=8

Với ZA = 8 → A là oxi

       ZB = 16 → B là lưu huỳnh

       y = 1=>  x = 4 =>  Y2-là SO42-

Vậy M là Na2SO4

Câu 9 Trắc nghiệm

Ion R+ có tổng số hạt cơ bản là 57 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của R trong bảng HTTH là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

R+ có p + (e – 1) + n = 57 => R có 2p + n = 57 + 1 = 58

Trong R+ có : p + (e – 1) = n + 17 => 2p – n = 18

=> p = 19 và n = 20 

=> R thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm IA

Câu 10 Trắc nghiệm

A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb

Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C bằng 4 nên phải có 2 nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng 4s1 và 1 nguyên tố còn lại 4s2

Vì B có tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: [Ar]3d64s2

Vậy A là: [Ar]3d54s1 và C là: [Ar]3d104s1

=> A: 24Cr; B: 26Fe; C: 29Cu

=> số electron của B2+ là 24;  số electron của C2+ là 27 => Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.

=> A đúng

B sai vì: công thức oxit cao nhất của Cr là CrO3

C sai vì tổng số proton trong A, B, C là: 24 + 26 + 29 = 79 nên tổng số khối của A, B, C > 79

D sai vì Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

Câu 11 Trắc nghiệm

Phân tử M có công thức YX2, có cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử X, Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm (cột) và ở hai chu kì nhỏ (hàng) liên tiếp. Công thức phân tử của M là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Phân tử M có 2 nguyên tử X và 1 nguyên tử Y nên tổng số hạt là

2.(2ZX + NX) + (2ZY + NY) = 96   (1)

Hạt nhân X cũng như Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện nên:

ZX = NX

ZY = NY

Thế vào (1) ta được: 6ZX + 3ZY = 96  (2)

Do X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp nên:

ZX = ZY + 8  (3)

Hoặc ZY = ZX + 8  (4)

Từ (2) và (3) => ZX = 40/3 ; ZY = 16/3 => loại

Từ (2) và (4) => ZX = 8 (O) và ZY = 16 (S)

Vậy hợp chất là SO2

Câu 12 Trắc nghiệm

Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số p trong X+ là 11, trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị. Công thức hợp chất M là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đặt A, B là hai nguyên tố tạo ra cation X+

+) X+ có dạng AB4+ => pA + 4.pB = 11

=> pA = 7 (N) và pB = 1 (H), thỏa mãn NH4+, loại nghiệm pA = 3 (Li) và pB = 2 (He) do Li là kim loại và He là khí hiếm

+) Tương tự A2B3+ => 2.pA + 3.pB = 11 => vô nghiệm

Đặt D, E là hai nguyên tố tạo ra anion Y3-

+) Y3- có dạng: DE43- => pD + 4.pE = 47

Theo đề: Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn và cách nhau 7 đơn vị

=> pD + 7 = pE hoặc pD – 7 = pE

=> pD = 15 và pE = 8

=> Y3- là PO43-

+) Làm tương tự cho D2E33-, vô nghiệm

Vậy M là (NH4)3PO4

Câu 13 Trắc nghiệm

Một chất A có công thức MXOm. Tổng số hạt proton trong một phân tử A là 78. Trong một ion XOm- có số hạt electron bằng 41,03% tổng số hạt electron trong một phân tử A. Nguyên tố X thuộc chu kì 2. Tìm công thức của chất A

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tổng số electron = tổng số proton = 78

Số electron của XOm- = 78.41,03% = 32

=> số electron của M+ = 78 – 32 = 46

=> ZM = 47 => M là Ag

X ở chu kì 2 nên có số electron từ 3 đến 9

=> số electron của XOm- = x + 8m + 1 = 32

=> x = 7 và m = 3 là nghiệm duy nhất

Vậy XOm- là NO3

=> chất A là AgNO3

Câu 14 Trắc nghiệm

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức hóa học của hợp chất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên:

$\frac{M}{xA}=\frac{46,67}{53,33}\Rightarrow \frac{n+p}{x.({{n}^{'}}+{{p}^{'}})}=\frac{7}{8}$

 Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có: $\frac{2p+4}{2\text{x}.{{p}^{'}}}=\frac{7}{8}$ => 4.(2p + 4)  = 7xp’

Tổng số proton trong MAx là 58 nên:  p + xp’ = 58

Từ đây tìm được: p = 26 và xp’ = 32

Do A là phi kim ở chu kì 3 nên  15 ≤ p’ ≤ 17 => p = 16

Vậy x = 2 và p’ = 16 thỏa mãn.

Vậy M là Fe và M là S.

=> Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là FeS2

Câu 15 Trắc nghiệm

Hòa tan hết 46 gam hỗn hợp gồm Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước, thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc.

Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4.

Xác định tên hai kim loại kiềm.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Gọi kí hiệu chung của hai kim loại kiềm là M.

Gọi số mol trong 46 gam hỗn hợp đầu: M = a mol và Ba = b mol.

Các phương trình phản ứng:

2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑ (1)

a                         a          0,5a

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑ (2)

b                        b               b

Số mol H2 = 0,5 mol nên: 0,5a + b = 0,5 => a + 2b = 1  (3)

Khi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Na2SO4:

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH  (4)

Khi thêm 0,18 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Ba(OH)2 nên b > 0,18.

Khi thêm 0,21 mol Na2SO4, trong dung dịch còn dư Na2SO4 nên b < 0,21.

Mặt khác: Ma + 137b = 46  (5)

Kết hợp (3), (5) ta có: $b=\frac{46-M}{137-2M}$

Mặt khác: 0,18 < b < 0,21 → 29,7 < M < 33,34

Khối lượng mol trung bình của 2 kim loại kiềm liên tiếp là: 29,7 < M < 33,34.

Hai kim loại đó là Na (Na = 23) và K (K = 39).

Câu 16 Trắc nghiệm

A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb

Do tổng số e lớp ngoài cùng của A, B, C bằng 4 nên phải có 2 nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 và nguyên tố còn lại có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s2

Vì B có tổng số e lớp ngoài cùng là phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: [Ar]3d64s2

Vậy:

A có cấu hình [Ar]3d54s1 => A là Cr (Z = 24)

B có cấu hình là [Ar]3d64s2 => B là Fe (Z = 26)

C có cấu hình [Ar]3d104s1 => C là Cu (Z = 29)

Xét từng đáp án:

A. Tổng số e của B2+ và C2+ là: (26-2) + (29-2) = 51 => A đúng

B. Công thức oxit cao nhất của A là CrO3 => B sai

C. Tống số khối của A, B, C là: 52 + 56 + 64 = 172 => C sai

D. Chỉ có Cr và Fe tác dụng được với H2SO4 loãng giải phóng khí H2 => D sai

Câu 17 Trắc nghiệm

M là một kim loại, X là một phi kim ở chu kì 3. M và X kết hợp với nhau tạo thành một hợp chất có màu vàng sáng, đẹp mắt và có tên gọi vui là “vàng của kẻ ngốc”. Hạt nhân của M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Hạt nhân của X có số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MXa là 58. Biết phần trăm về khối lượng của M trong hợp chất là 46,67%. Công thức của MXa

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Coi nguyên tử là hình cầu thì khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng với khối lượng hạt nhân nguyên tử

* Khối lượng của M là: \({Z_M} + {N_M} = {N_M} - 4 + {N_M} = 2{N_M} - 4\)

* Khối lượng của X là: \({Z_X} + {N_X} = 2{Z_X}\)

Theo bài có phần trăm về khối lượng của M trong hợp chất là 46,67%

\( \Rightarrow \dfrac{{2{N_M} - 4}}{{2{Z_X}.a}} = \dfrac{{46,67}}{{100 - 46,67}} = \dfrac{{46,67}}{{53,33}}\) (1)

Tổng số proton trong MXa là 58

\( \Rightarrow {Z_M} + a.{Z_X} = 58 \Rightarrow a.{Z_X} = 58 - {Z_M} = 58 - ({N_M} - 4) = 62 - {N_M}\) (2)

Thay (2) vào (1) => \(\dfrac{{2{N_M} - 4}}{{2(62 - {N_M})}} = 0,875 \Rightarrow {N_M} = 30;{Z_M} = 30 - 4 = 26 \Rightarrow \)M là Fe

Từ (2) \( \Rightarrow {Z_X} = \dfrac{{62 - 30}}{a} = \dfrac{{32}}{a} \Rightarrow a = 2;{Z_X} = 16\) thoả mãn => X là S

Hợp chất A là FeS2

Câu 18 Trắc nghiệm

Hợp chất MX2 là một chất hút ẩm phổ biến được sử dụng trong công nghiệp. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron và electron là 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 5. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong M lớn hơn trong X là 8 hạt. Phát biểu nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron và electron là 164 hạt

\( \Rightarrow 2{Z_M} + {N_M} + 2(2{Z_X} + {N_X}) = 164\) (1)

- Trong phân tử MX2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt

\( \Rightarrow (2{Z_M} + 4{Z_X}) - ({N_M} + 2{N_X}) = 52\) (2)

- Số khối của M lớn hơn số khối của X là 5

\( \Rightarrow ({Z_M} + {N_M}) - ({Z_X} + {N_X}) = 5\) (3)

- Tổng số hạt proton, neutron và electron trong M lớn hơn trong X là 8 hạt

\( \Rightarrow (2{Z_M} + {N_M}) - (2{Z_X} + {N_X}) = 8\) (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) \( \Rightarrow {Z_M} = 20;{Z_X} = 17\)

Cấu hình electron nguyên tử:

- của M là 1s22s22p63s23p64s2 => M thuộc ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

- của X là 1s22s22p63s23p5 => X thuộc ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA

=> M là Ca, X là Cl => Hợp chất cần tìm là CaCl2

Cấu hình electron của các ion Ca2+ và Cl- đều là 1s22s22p63s23p6

Mà bán kính nguyên tử tỉ lệ thuận với số lớp electron và tỉ lệ nghịch với số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử đó

Nhận thấy Ca2+ và Cl- có cùng số lớp electron nhưng điện tích hạt nhân của Ca2+ lớn hơn Cl-

=> Bán kính ion Ca2+ nhỏ hơn Cl-