A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng?
Trả lời bởi giáo viên
Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb
Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C bằng 4 nên phải có 2 nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng 4s1 và 1 nguyên tố còn lại 4s2
Vì B có tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: [Ar]3d64s2
Vậy A là: [Ar]3d54s1 và C là: [Ar]3d104s1
=> A: 24Cr; B: 26Fe; C: 29Cu
=> số electron của B2+ là 24; số electron của C2+ là 27 => Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51.
=> A đúng
B sai vì: công thức oxit cao nhất của Cr là CrO3
C sai vì tổng số proton trong A, B, C là: 24 + 26 + 29 = 79 nên tổng số khối của A, B, C > 79
D sai vì Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng
Hướng dẫn giải:
- Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb
- Từ các số liệu đầu bài cho, biện luận tìm cấu hình e của A, B, C
- Xét các đáp án