Hòa tan hoàn toàn 5,3g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong H2O được 3,36 lít khí H2 (đktc) Hai kim loại đó là:
Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại là M
2 M + 2 H2O → 2 MOH + H2
Theo PTHH:
\(n_M=2 n_{H_2}\) = \(2\times \dfrac{{3,36}}{{22,4}}=0,3\) mol
=> 7 (Li) < \(M_{tb}=\dfrac{{5,3}}{{0,3}}=17,66\) < 23 (Na)
(Vì là 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp)
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 31. Nhận xét nào sau đây về
X, Y là không đúng?
- X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X => ZY – ZX = 1
- Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 31 => ZX + ZY = 31
=> ZX = 15 và ZY = 16
Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3
Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p4
Xét các phương án:
A đúng vì X có 5e lớp ngoài cùng và Y có 6e lớp ngoài cùng
B đúng vì trong một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân độ âm điện tăng dần
C đúng
D sai vì X có 5e lớp ngoài cùng => nhóm VA => oxit cao nhất của X là X2O5
Cho 3,2 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). X và Y là
Gọi kí hiệu chung của 2 KL là M
M + 2HCl → MCl2 + H2
Theo PTHH: nM = nH2 = 0,1 mol
=> 24 (Mg) < Mtb = 3,2 / 0,1 = 32 < 40 (Ca)
Vậy 2 kim loại là Mg và Ca
Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,04% về khối lượng. Nguyên tố R là
Tổng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất khí với hidro và trong oxit cao nhất có trị số bằng 8.
Công thức hợp chất khí là RH3 => Oxit cao nhất là R2O5
\(\% {m_O} = \dfrac{{16.5}}{{2R + 16.5}}.100\% = 74,04\% \to R = 14\)
Vậy R là N
Cho 4,4 g hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2(đktc). Hai kim loại là?
Gọi công thức chung 2 kim loại là M.
M + 2HCl → MCl2 + H2
Ta thấy: nKL = nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol
=> 24 (Mg) < Mtb = 4,4 : 0,15 = 29,33 < 40 (Ca)
Vậy 2 kim loại đó là Mg và Ca.
Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Nguyên tố R là
+) Hợp chất với hiđro là RH3 => Chất cao nhất với oxi có công thức là: R2O5
+) Ta có : $\dfrac{2.R}{16.5}=\text{ }\dfrac{25,93}{74,07~}$
=> R= 14 => R là nguyên tố Nitơ
Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VIA có 60% oxi về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R là
+) Nhóm VIA nên hợp chất oxit bậc cao là RO3
+) Ta có: $\frac{R}{16.3}=\frac{40}{60}$ => R= 32 (Lưu huỳnh)
=> Công thức Oxit cao nhất là : SO3
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R thuộc nhóm IVA có chứa 25% hiđro về khối lượng. Công thức oxit cao nhất của R là
R có hóa trị IV, công thức hợp chất khí với hiđro là RH4
$\frac{\%R}{\%H}=\frac{{{M}_{R}}}{4{{M}_{H}}}=>\text{ }{{M}_{R}}=\frac{\%R.4{{M}_{H}}}{\%H}=\frac{75.4}{25}=12$
=> Cacbon
Công thức oxit cao nhất là: CO2
Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó, còn trong hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro. Nguyên tố R là
Gọi hợp chất với hiđro có công thức là : RHx , hợp chất với oxi có công thức là R2O8-x
Ta có:
(1) Oxit R2O8-x chứa 38,8% nguyên tố R => chứa 61,2% oxi => $\frac{2.R}{16\left( 8-x \right)}=\frac{38,8}{61,2}$
(2) trong RHx, chứa 2,74% hiđro => chứa 97,26% R => $\frac{R}{x}=\frac{97,26}{2,74}=35,5$
=> R = 35,5x thay vào pt (1) ta có : x = 1 và => R= 35,5 (Clo)
Oxit cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73% oxi, còn trong hợp chất khí với hiđro chứa 75% nguyên tố đó. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro là
Gọi hợp chất với hiđro có công thức là : RHx , hợp chất với oxi có công thức là R2O8-x
Ta có:
(1) Oxit R2O8-x chứa 72,73% oxi => R chiếm 27,27% => $\frac{2.R}{16\left( 8-x \right)}=\frac{27,27}{72,73}$
(2) trong RHx, R chiếm 75% => H chiếm 25% về khối lượng => $\frac{R}{x}=\frac{75}{25}=3~$
=> R= 3x thay vào pt (1) ta có đáp án : x= 4 và => R = 12
Vậy R là cacbon => CO2 và CH4
Trong một hợp chất oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm A, oxi chiếm 60% về khối lượng. Hãy cho biết nguyên tố đó ở nhóm nào ? (biết số hạt nơtron bằng số hạt proton)
Gọi oxit là R2On (R có hóa trị cao nhất là n)
+) Oxi chiếm 60% về khối lượng => $\frac{16n}{2{{A}_{\text{R}}}+16n}.100\%=60\%\,\,=>\,\,{{A}_{R}}=\frac{16}{3}n$
+) Với n = 3 => AR = 16
Vì trong R có số p = số n => 2p = 16 => p = 8 (Oxi => loại vì oxi có hóa trị cao nhất là 2)
+) Với n = 6 => AR = 32
Trong R có số p = số n => 2p = 32 => p = 16 (S, thỏa mãn vì S có số oxi hóa cao nhất là 6)
=> nguyên tố ở nhóm VIA
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng: $\frac{{{\text{m}}_{\text{R}}}}{{{\text{m}}_{\text{H}}}}\text{ }=\text{ }\frac{\text{16}}{\text{1}}$. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.
+) Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n. Ta có: m + n = 8.
Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.
+) Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài: $\frac{{{M}_{R}}}{{{M}_{H}}}=\frac{16}{1}$ nên R = 32.
+) Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.
+) Ta có: P ≤ N ≤ 1,5P => P ≤ 32 – P ≤ 1,5P => 12,8 ≤ P ≤ 16
Mặt khác, R thuộc nhóm VI (hóa trị cao nhất trong oxit bằng VI) nên dựa vào cấu hình electron khi P = 13, 14, 15, 16 ta thấy P = 16 thỏa mãn.
Vậy kí hiệu của nguyên tử R là: ${}_{16}^{32}R$
A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron A là
A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên số thứ tự của chúng hơn kém nhau 8 hoặc 18 đơn vị (đúng bằng số nguyên tố trong một chu kỳ).
Theo bài ra, tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32 nên ZA + ZB = 32.
Trường hợp 1: ZB - ZA = 8. Ta tìm được ZA = 12; ZB = 20.
Cấu hình electron:
A : 1s22s22p63s2 (chu kỳ 3, nhóm IIA).
và B: 1s22s22p63s23p64s2 (chu kỳ 4, nhóm IIA).
Trường hợp 2: ZB - ZA = 18. Ta tìm được ZA = 7; ZB = 25.
Cấu hình electron:
A : 1s22s22p3 (chu kỳ 2, nhóm VA).
và B: 1s22s22p63s23p63d54s2 (chu kỳ 4, nhóm VIIB).
Trường hợp này A, B không cùng nhóm nên không thỏa mãn.
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. Hai nguyên tố A và B là
A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA
=> A thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.
Mà ZA + ZB = 23 => A, B thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và chu kỳ 3).
Mặt khác, A và B không thể cùng chu kỳ vì hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp trong một chu kỳ hơn kém nhau 1 proton, nghĩa là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23), không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.
TH 1: B thuộc chu kỳ 2 => ZB = 7 (nitơ).
Vậy ZA = 23 - 7 = 16 (lưu huỳnh).
Trường hợp này thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitơ không phản ứng với lưu huỳnh.
TH 2: B thuộc chu kỳ 3 => ZB = 15 (phopho).
Vậy ZA = 23 - 15 = 8 (oxi).
Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxi phản ứng với phopho.
Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là
+) Gọi kim loại trung bình là R
PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2
+) nH2 = 0,2 mol = nR
=> MR = $\frac{6,4}{0,2}$ = 32
+) Ta có: MMg = 24 < 32 < MCa = 40 => 2 kim loại cần tìm là Mg và Ca
Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro (đktc). X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây ?
+) Gọi kim loại trung bình là R
2R + 2H2O → 2ROH + H2
+) Theo phương trình: \(n_R=2 n_{H_2}\)= 2.0,01 = 0,02 mol
=> MR = 0,3 / 0,02 = 15
=> 2 kim loại kiềm cần tìm là Li và Na
Cho 1,44 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxit có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O
0,01 ← 0,01
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
=> nMO = nM = 0,01 mol
=> mhỗn hợp = 0,01.(M + 16) + 0,01.M = 1,44 => M = 64
=> M là Cu (Z = 29)
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 => Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB
Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2.
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2.
Các khí đo ở đktc. Tên kim loại M là
Gọi số mol trong mỗi phần: Fe = x mol; M = y mol.
Phần 1:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
x x
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
y 0,5ny
=> nH2 = 0,07 nên x + 0,5ny = 0,07 (1)
Phần 2:
2Fe + 6H2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O
x 1,5x
2M + 2nH2SO4 (đặc) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ M2(SO4)n + nSO2↑ + 2nH2O
y 0,5nx
=> nSO2 = 0,09 nên 1,5x + 0,5ny = 0,09 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,04 và ny = 0,06
+) Mặt khác: 56x + My = 2,78 nên My = 0,54.
+) Vậy $\frac{M}{n}=\frac{{{M}_{Y}}}{{{n}_{Y}}}=9$ hay M = 9n.
Ta lập bảng sau:
n |
1 |
2 |
3 |
M |
9 (loại) |
18 (loại) |
27 (nhận) |
Vậy M là Al.
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon
Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là
nH2 = 0,05 mol
nKL = 2nH2 = 0,1 mol
=> MKL = 3,9 : 0,1 = 39. Vậy kim loại đó là K