Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỷ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là
Gọi số mol của NO2 và NO là a, b
Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,4 \hfill\\\dfrac{{46a + 30b}}{{(a + b)}} = 19.2 \hfill \\\end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered} a = 0,2 \hfill \\ b = 0,2 \hfill \\\end{gathered} \right.\)
Bảo toàn electron: \(2.{n_{Cu}} = 3.{n_{NO}} + 1.{n_{NO}}_2 = > {n_{Cu}} = \dfrac{{0,2.3 + 0,2.1}}{2} = 0,4mol\)
=> mCu = 0,4. 64 = 25,6 gam
Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích (đktc) NO và N2O thu được lần lượt là
nAl = 0,17 mol
Gọi số mol của N2O và NO là a, b
Bảo toàn electron: \(3.{n_{Al}} = 8.{n_{{N_2}O}} + 3.{n_{NO}} < = > 8a + 3b = 0,51\) (1)
Dhh/ H2= 16,75 => \(\dfrac{{44a + 30b}}{{(a + b)}} = 16,75.\,\,2\)(2)
Giải hệ pt (1)(2) => a= 0,03; b = 0,09
VN2O = 0,672 lít
VNO = 2,016 lít
Hòa tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO (phản ứng không tạo NH4+). Kim loại M là
+) Giả sử kim loại X tác dụng với HNO3 lên số oxi hóa +n
+) Bảo toàn e: \(n.{n_X} = 8.{n_{{N_2}O}} + 3{n_{NO}}\,\, = > {n_X} = \dfrac{{0,3.8 + 0,9.3}}{n}\)
+) Mặt khác nX. MX = 45,9 => M = 9n
Với n = 3 => M = 27 => M là Al
Cho 6,48 gam kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 0,896 lít khí X nguyên chất và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y và đun nóng thấy thoát ra 1,12 lít khí mùi khai (đo ở đktc). Khí X là
Cho NaOH vào dd Y sinh ra khí 0,05 mol NH3 => dd Y chứa muối NH4NO3
n NH4NO3 = n NH3 = 0,05 mol
n Al = 0,24 mol; n X = 0,04 mol
Gọi a là số electron nhận của khí X
Bte ta có: 3n Al = 8n NH4NO3 + a. n X <=> 3. 0,24 = 8. 0,05+ a. 0,04 => a = 8 e
Vậy khí X là N2O
Hỗn hợp X gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu đem hòa tan 22,2 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát ra 2,24 lít khí Y (đktc) và tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được là 79 gam. Khí Y là
Gọi số mol Al và Zn là a, b (mol)
Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{gathered}27a + 65b = 22,2 \hfill \\3a + 2b = \dfrac{{10,08}}{{22,4}}.2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,1 \hfill \\b = 0,3 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Ta thấy: mAl(NO3)3 + mZn(NO3)2 = 78< 79 => Có muối NH4NO3
mNH4NO3 = 1 gam => n NH4NO3 = 0,0125 mol
Gọi x là số eletron nhận để tạo thành khí Y
BT e: 3n Al + 2n Zn = nY. a + 8n NH4NO3 <=> 3. 0,1 + 2. 0,3 = 0,1. a + 0,125. 8 => a = 8
Vậy khí Y là N2O
Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỷ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là
Gọi số mol của N2O và N2 là a, b
Ta có: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,06 \hfill \\\dfrac{{44a + 28b}}{{(a + b)}} = 20,667.\,2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,05 \hfill \\ b = 0,01 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Áp dụng công thức tính số mol HNO3 ta có: nHNO3 = 10n N2O + 12n N2 = 0,62< 0,87 (đb cho)=> có chứa muối NH4NO3
Khi đó nHNO3 = 10n N2O + 12n N2 + 10n NH4NO3 => n NH4NO3 = 0,025 mol
Vậy m muối = mKL + m gốc NO3 (tạo muối nitrat) + m NH4NO3
= 9,55 + 62. (0,05. 8 + 0,01. 10 + 0,025. 8) + 0,025. 80 = 54,95 gam
Hòa tan 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỷ lệ mol 1:2:3 bằng H2SO4 đặc nguội được dung dịch Y và 7,84 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được khối lượng muối khan là
Gọi nFe = a => nMg = 2a; nCu = 3a
Ta có: 56.a + 24.2a + 64. 3a = 29,6 => a = 0,1 mol
nSO2 = 0,35 mol
Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội.
Mg đứng trước Cu nên Mg phản ứng trước
Mg+ 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 +H2O
Mol 0,2 →0,2 →0,2
Cu+ 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 +H2O
Mol 0,15←0,35- 0,2
m muối = m MgSO4 + m CuSO4 = 48 gam
Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
Gọi số mol Cu và Fe là a, b (mol)
Ta có: 64a + 56b = 1,84 (1)
Bte: 2nCu + 3nFe = 3nNO + nNO2 <=> 2a + 3b = 0,01.3 + 0,04.1 (2)
Từ (1)(2) =>a = 0,02; b = 0,01
Hỗn hợp T gồm hai kim loại X và Y đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam T thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H2.
- Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
Nhận xét: Số mol e nhận trong phần 1 = số mol e nhận trong phần 2
H+ +2e → H2 N+5 + 3e → NO
0,15. 2← 0,15 3a← a
Ta có: 3a = 0,3 => a = 0,1 mol
VNO = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2(dung dịch không chưa muối amoni). Tỉ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,6. Tính nồng độ mol của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng
Gọi số mol của NO2 và NO là a, b
Ta có hpt: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} \hfill \\\dfrac{{46a + 30b}}{{a + b}} = 16,6.\,2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,01 \hfill \\b = 0,04 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
nHNO3 = nNO3- tạo muối + nN(sp khử) = 2n NO2 + 4n NO = 0,18 mol => (HNO3)= 0,65M
m muối = m kl p/u + m NO3- = (6,25 – 2,516) + (0,01.1 + 0,04.3). 62 = 11,794 gam
Hòa tan 0,1 mol Al và 0,2 mol Cu trong dung dịch H2SO4 đặc dư thu được V lít SO2 (ở 0oC, 1 atm, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
Quá trình oxi hóa kim loại:
Al → Al3+ + 3e Cu → Cu2+ + 2e
0,1 → 0,3 0,2 → 0,4
Quá trình khử S+6:
S+6 + 2e → S+4
2x ← x
Bte : 3n Al + 2nCu = 2n SO2 <=> 0,3 + 0,4 = 2x => x = 0,35 mol
VSO2 = 0,35. 22,4 = 7,84 lit
Hòa tan hết 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch X và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59 gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí. Số mol HNO3 đã phản ứng là (phản ứng không tạo NH4+)
\({\overline M _X} = \dfrac{{2,59}}{{0,07}} = 37\)=> Hai khí đó là N2O và NO
Gọi số mol của N2O và NO là a, b
Ta có: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,07 \hfill \\44a + 30b = 2,59 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,035 \hfill \\b = 0,035 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
nHNO3 = 10n N2O + 4n NO = 0,49 mol
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO2 và NO. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 18,2. Thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,242 g/ml) cần dùng là
Gọi số mol của NO2 và NO là a, b
Ta có: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,05 \hfill \\ \dfrac{{46a + 30b}}{{(a + b)}} = 18,2.\,\,2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,02 \hfill \\b = 0,03 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
nHNO3 = 2n NO2 + 4n NO = 0,16 mol
\({v_{{\text{dd}}}} = \dfrac{{{m_{HN{O_3}}}.100}}{{C\% .d}} = \dfrac{{0,16.\,\,63.\,\,100}}{{37,8.\,\,1,242}} = 21,47ml\)
Hòa tan hoàn toàn 15,12 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 dư, thu được 12,096 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3 : 1 (ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Kim loại R là
Đặt số mol của NO2 và NO lần lượt là 3a và a (mol)
⟹ nhh khí = 3a + a = 12,096 : 22,4 = 0,54 ⟹ a = 0,135
⟹ nNO2 = 0,405 và nNO = 0,135
Giả sử kim loại R có số oxi hóa là +n
R0 → R+n + n e N+5 + 1e → N+4 (NO2)
0,81/n ← 0,81 0,405 ← 0,405
N+5 + 3e → N+2 (NO)
0,405 ← 0,135
Ta có: \({m_R} = \dfrac{{0,81}}{n}.R = 15,12 \Leftrightarrow R = \dfrac{{56n}}{3}\)
Dễ thấy nghiệm thỏa mãn là n = 3, R = 56 (Fe).
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, thoát ra 4,48 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 2. Giá trị của m là
Đặt số mol của NO, N2O, N2 lần lượt là a, 2a, 2a (mol)
⟹ nkhí = a + 2a + 2a = 0,2 ⟹ a = 0,04
Quá trình trao đổi e:
Al0 → Al+3 + 3e N+5 + 3e → N+2 (NO)
2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)
2N+5 + 10e → 2N0 (N2)
Áp dụng bảo toàn e: 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2
⟹ nAl = 1/3.(3.0,04 + 8.0,08 + 10.0,08) = 0,52 mol
⟹ m = 0,52.27 = 14,04 gam
Cho 3,024 gam một kim loại R tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại R là
nN2O = 0,9408 : 22,4 = 0,042 mol
R0 → R+n + n e 2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)
0,336/n ← 0,336 0,336 ← 0,042
Ta có: \({m_R} = \dfrac{{0,336}}{n}.R = 3,024 \Leftrightarrow R = 9n\)
Thay các giá trị n = 1, 2, 3 vào biểu thức trên:
Vậy R là kim loại nhôm (Al).
Hòa tan hoàn toàn 7,08 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,12 mol NO và 0,04 mol N2O (không còn sản phẩm khử nào khác). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là
Đặt nMg = x và nAl = y (mol)
- mX = 24x + 27y = 7,08 (1)
- Quá trình trao đổi e:
Mg0 → Mg+2 + 2e N+5 + 3e → N+2 (NO)
x → 2x 0,36 ← 0,12
Al0 → Al+3 + 3e 2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)
y → 3y 0,32 ← 0,04
Áp dụng bảo toàn e ⟹ 2x + 3y = 0,36 + 0,32 (2)
Giải hệ (1) (2) được x = 0,16 và y = 0,12
⟹ %mMg = \(\dfrac{{0,16.24}}{{7,08}}.100\% \) = 54,24%
Đốt m gam Fe trong oxi thu được 48,8 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe. Hòa tan hoàn toàn A trong H2SO4 đặc, nóng thu được 10,08 lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là
Sơ đồ: \(\mathop {F{\rm{e}}}\limits^0 + {O_2} \to A\left\{ {F{\rm{e}}O,F{{\rm{e}}_2}{O_3},F{e_3}{O_4},F{\rm{e}}} \right\} + {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}_{\,d,n} \to {\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} _2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O\)
Fe0 → Fe+3 + 3e O2 + 4e → 2O-2
x → 3x (mol) y → 4y (mol)
S+6 + 2e → S+4 (SO2)
0,9 ← 0,45 (mol)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}56{\rm{x}} + 32y = 48,8\\3x = 4y + 0,9\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,7\\y = 0,3\end{array} \right.\)
⟹ m = mFe = 56.0,7 = 39,2 gam
Hòa tan 9,28 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Y và 0,07 mol một sản phẩm Z duy nhất chứa lưu huỳnh. Sản phẩm Z là
Gọi nMg = nAl = nZn = a mol ⟹ mhh X = 24a + 27a + 65a = 9,28 ⟹ a = 0,08 mol
Quá trình nhường e:
Mg0 → Mg+2 + 2e
0,08 → 0,16 (mol)
Al0 → Al+3 + 3e
0,08 → 0,24 (mol)
Zn0 → Zn+2 + 2e
0,08 → 0,16 (mol)
⟹ ne = 0,16 + 0,24 + 0,16 = 0,56 mol
Giả sử 1 mol sản phẩm khử Z trao đổi n mol electron
⟹ n = ne : nZ = 0,56 : 0,07 = 8
⟹ Z là H2S (vì S+6 + 8e → S-2)
Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thu được 11,8 g hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
Ta có: nNO = 0,1 mol
Áp dụng bảo toàn khối lượng: mO2 = mhỗn hợp - mFe = 11,8 - m (gam) → nO2 = (11,8-m)/32 mol
Ta có sơ đồ phản ứng:
\(Fe\xrightarrow{{ + {O_2}}}Fe,F{e_x}{O_y}\xrightarrow{{ + HN{O_3}}}Fe{(N{O_3})_3} + NO\)
Quá trình cho - nhận electron:
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3nFe = 4.nO2 + 3.nNO
→ \(\frac{{3m}}{{56}} = 4.\frac{{11,8 - m}}{{32}} + 3.0,1\) → m = 9,94 (gam)