Cho cấu hình electron của các nguyên tố:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p4;
Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
Nhận xét nào sau đây đúng?
X có 2 electron lớp ngoài cùng (3s2) → nguyên tố kim loại.
Y có 6 electron lớp ngoài cùng (3s23p4) → nguyên tố phi kim.
Z có 8 electron lớp ngoài cùng (3s23p6) → nguyên tố khí hiếm.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p, n, e là 58, trong hạt nhân số hạt p và n hơn kém nhau 1 đơn vị. Số hiệu nguyên tử của X là:
Vì nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt p, n, e là 58 nên P + E + N = 58 suy ra 2P + N= 58 (1)
Vì trong hạt nhân số hạt p và n hơn kém nhau 1 đơn vị nên –P + N=1 (2) hoặc P – N=1 (3)
Giải hệ (1) và (2) ta có P= 19 và N= 20
Giải hệ (1) và (3) ta có: P= 19,67 (Loại) và N= 18,67 (Loại)
Vậy P = 19 và N= 20
Vậy số hiệu nguyên tử của X là 19.
Nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần hạt không mang điện. Số hạt mang điện trong nguyên tử X là?
Vì nguyên tử X có tổng số hạt là 34 nên P + E + N = 34 → 2P + N=34 (1)
Vì trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần hạt không mang điện nên P + E = 1,8333.N
→ 2P – 1,8333N = 0 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có P= 11 và N= 12
Vậy số hạt mang điện trong nguyên tử X là P + E = 11 + 11= 22 hạt.
Tổng số hạt cơ bản trong ion X2- là 28, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 8. Ion X2- có số hạt proton là:
Gọi số hạt proton, electron, notron trong nguyên tử X lần lượt là P, E và N.
Vì tổng số hạt cơ bản trong ion X2- là 28 nên P + E + N + 2 = 28 → 2P + N = 26 (1)
Vì tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 8 nên P + E +2 – N= 8 → 2P – N= 6 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: P= 8 và N = 10
Vậy ion X2- có 8 hạt proton.
Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số hạt electron có trong ion M3+ là?
Gọi số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử M lần lượt là P, N, E.
Vì ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79 nên P + N + E – 3 = 79
Suy ra 2P + N = 82 (1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 nên P + E -3 – N = 19 → 2P – N= 22 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có P = 26 và N = 30.
Vậy số hạt electron trong ion M3+ là 26 – 3 = 23 hạt.
Cho biết cấu hình electron của X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p64s1. Nhận định nào sau đây đúng?
Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại (trừ H, He).
Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm (cả trường hợp He có 2e).
X : 1s22s22p63s23p3 : 5 e lớp ngoài cùng nên X là một phi kim
Y : 1s22s22p63s23p64s1 : 1 e lớp ngoài cùng nên Y là một kim loại
Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s2s2p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng?
Cấu hình electron của nhôm: 1s22s22p63s23p1
A đúng, lớp ngoài cùng là 3s23p1 → có 3 electron lớp ngoài cùng.
B sai, vì lớp ngoài cùng có 3 electron.
C sai, vì lớp thứ 2 là 2s22p6 có 8 electron.
D sai, vì lớp thứ 2 là 2s22p6 có 8 electron.
Trong các ion sau đây , ion nào không có cấu hình electron của khí hiếm?
Zn ( 30 ) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 => Zn2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 ( mất đi 2 e )
Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố khí hiếm.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5 có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3 có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1 có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên là nguyên tố kim loại.
Nguyên tử Na (Z = 11) có cấu hình electron là:
Na (Z = 11) có cấu hình e nguyên tử là 1s22s22p63s1
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
1s22s22p63s23p1 là cấu hình e của nguyên tố kim loại.
Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6. Tổng số electron của nguyên tử M là:
Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6.
Suy ra cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố M là 1s22s22p63s23p63d64s2.
Suy ra tổng số electron của nguyên tử nguyên tố M là 26.
Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X?
X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 7.
Suy ra cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p5.
Vậy số hiệu nguyên tử của X = số electron = 17
Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?
Ta thấy e cuối cùng được điền vào phân lớp p nên X là nguyên tố p
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L. Số proton có trong nguyên tử X là:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai).
Vậy cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p2.
Nguyên tử X có 6 electron nên nguyên tử X có 6 proton.
Cho nguyên tố có Z = 20. Hỏi nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
Cấu hình e của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p64s2
=> Nguyên tố có 2e lớp ngoài cùng
Nguyên tố A có số proton bằng 8. Số electron có trong A là:
Số hạt E = P ( hạt mang điện dương bằng số hạt mang điện âm )
Trong anion X─ có tổng số hạt cơ bản là 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Cấu hình electron của X─ là
Hạt p: Z
Hạt e: Z + 1
Hạt n: N
=> Tổng số hạt: 2Z + N + 1, số hạt mang điện: 2Z + 1
- Trong anion X─ có tổng số hạt cơ bản là 53=> 2Z + N + 1 = 53 hay 2Z + N = 52 (1)
- Số hạt mang điện chiếm 66,04% => (2Z + 1)/(2Z + N + 1) = 0,6604 hay 0,6792Z – 0,6604N = -0,3396 (2)
Giải (1) và (2) thu được Z = 17 và N = 18
Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p5
=> Cấu hình e của X-: 1s22s22p63s23p6
Cấu hình electron của nguyên tử có Z=17 là
- Bước 1: Tổng số electron của nguyên tử là 17
- Bước 2: Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron đến phân lớp 4s theo chiều tăng của năng lượng: 1s2s2p3s3p
- Bước 3: Điền các electron: 1s22s22p63s23p5
Đáp án A
Nguyên tử oxygen có Z=8 là nguyên tố
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p4
- Electron cuối cùng được điền vào phân lớp p nên đây là nguyên tố p
Đáp án B