Cần tối thiểu m gam kẽm để khử hoàn toàn lượng bạc có trong 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giá trị của m là
Cách 1:
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
0,015 ← 0,03 (mol)
=> mZn = 0,015.65 = 0,975 (g)
Cách 2:
BTe: 2nZn = nAg+ => nZn = nAg+/2 = 0,03/2 = 0,015 mol
=> mZn = 0,015.65 = 0,975 (g)
Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NXOY + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất môi trường là:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3F{e^{ + 8/3}} \to 3F{{\rm{e}}^{ + 3}} + 1{\rm{e}}}\\{x{N^{ + 5}} + (5{\rm{x}} - 2y) \to x{N^{2y/x}}}\end{array}} \right.\)
(5x-2y) Fe3O4 +(46x – 18y) HNO3 → (15x-6y)Fe(NO3)3 + NXOY + (23x-9y)H2O
Số lượng phân tử HNO3 môi trường là số phân tử HNO3 tạo muối Fe(NO3)3
=> 3.(15x - 6y) = 45x -18y
Nhúng một thanh Cu vào 300 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,1 M. Khi Fe(NO3)3 phản ứng hết thì khối lượng thanh đồng là:
Số mol Fe(NO3)3 là 0,03 mol
PTHH: 2Fe(NO3)3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
0,03 → 0,015
=> Cu bị tan ra 0,015 mol nên khối lượng thanh đồng giảm là m = 0,015.64 = 0,96 gam
Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) và 3,12 gam kim loại. Công thức của muối là:
Đặt CTHH của muối là MCl
Thì ta có: \(2MCl\xrightarrow{dpnc}2M+C{{l}_{2}}\)
Ta có số mol khí Cl2 là 0,04 mol
Suy ra số mol kim loại là 0,08 mol
Vì thế M = \(\frac{3,12}{0,08}\) = 39 (K)
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3 (đktc). Giá trị của m là:
Vì khi cho NaOH vào dd X thì tạo ra khí NH3 nên phản ứng tạo muối NH4NO3
Ta có sơ đồ:
Quá trình cho e: Al → Al+3 + 3e
Quá trình nhận e: 2N+5 +10e → N2
N+5 + 8e → N-3
Số mol khí N2 là 0,06 mol
Số mol khí NH3 là 0,06 mol
Ta có NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 +H2O
Số mol NH4NO3 là 0,06 mol
Áp dụng định luật bảo toàn e thì 3nAl = 10.0,06 + 8.0,06 => nAl = 0,36 mol
Khối lượng của Al là 0,36.27 = 9,72 gam
Số mol Cl2 giải phóng ra trong phản ứng nào sau đây là nhỏ nhất khi số mol các chất oxi hóa trông mỗi phản ứng là bằng nhau và HCl đặc dùng dư?
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
Số mol Cl2 tạo ra ít nhất ở phản ứng A
Xét phản ứng: MxOy + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O, điều kiện nào của x và y để phản ứng này là phản ứng oxi hóa – khử?
Sau phản ứng tạo thành hợp chất M(NO3)3 => M có số oxi hóa cao nhất là +3
=> trong hợp chất MxOy, số oxi hóa của M là $+\frac{2y}{x}<+3\Rightarrow y<1,5\text{x}$
+) Với x = 1 => y < 1,5 => y = 1
+) Với x = 2 => y < 3 => y = 1 (loại y = 2 vì x và y chưa tối giản)
Vậy x =1 hoặc 2; y = 1
Cho 6,7 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IA và ở 2 chu kì kế tiếp vào nước dư thu được 5,6 lít H2 ở đktc và dung dịch X. Tên của 2 kim loại là:
Đặt công thức trung bình của 2 kim loại là \(\overline{M}\)thì
\(\overline{2M}+2{{H}_{2}}O\to 2\overline{M}OH+{{H}_{2}}\)
Số mol khí H2 là 5,6 :22,4 =0,25 mol
Nên số mol của \(\overline{M}\) là 0,5 mol
Suy ra \(\overline{M}\)=6,7 : 0,5=13,4
Vậy 2 kim loại là Na va Li
Cho phản ứng: aFeS + bH+ + cNO3− → Fe3+ + SO42− + NO + H2O. Tổng hệ số a+b+c là:
Ta có
$\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{F{\rm{e}}S \to \mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} + \mathop {{\rm{}}S}\limits^{ + 6} O_4^{2 - } + 9{\rm{e}}}\\{\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} + 3{\rm{e}} \to \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.$
=> PTHH: FeS + 4H+ + 3NO3− → Fe3+ + SO42− + 3NO + 2H2O
Vậy a + b + c = 8
Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 5,76 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít khí NO
2) Cho 5,76 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
Phần 1:
nCu = 0,09 mol
Số mol HNO3 là 0,12 mol
PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Theo PTHH thì số mol H+ hết nên NO sẽ tính theo H+ suy ra nNO = 0,03mol
=> V1 = 0,672 lít
Phần 2
Số mol H+ là 0,12.1 + 0,12.0,5.2 = 0,24 mol
Số mol NO3- là 0,12 mol
\(3Cu+8{{H}^{+}}+2NO_{3}^{-}\to 3C{{u}^{2+}}+4{{H}_{2}}O+2NO\)
Theo phương trình hóa học số mol H+ và Cu vừa đủ nên nNO = 0,06 mol
=> V2 = 1,344 lít
Suy ra V2 = 2V1
Trộn đều 10,8 gam Al với hỗn hợp Fe2O3, CuO, Cr2O3 rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21. V có giá trị là
nAl = 0,4 mol
Đặt nNO = a mol và nNO2 = b mol
Sau tất cả quá trình thì chỉ có Al có số oxi hóa tăng
Bảo toàn electron, ta có: $3.{{n}_{Al}}=3.{{n}_{NO}}+{{n}_{N{{O}_{2}}}}\Rightarrow 3a+b=0,4.3$
\({{\bar{M}}_{hh}}=\frac{30a+46b}{a+b}=21.2\)
=> a = 0,2 và b = 0,6
=> nkhí = 0,8 mol => V = 17,92 lít
Cho 10,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 46 gam chất rắn D. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư sau đó nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 12 gam chất rắn E. Nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 là
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Nếu chỉ có Mg phản ứng thì:
\({{n}_{Mg}}=\dfrac{46-10,8}{108.2-24}=\dfrac{11}{60}\)
=> \({{m}_{MgO}}=40.\dfrac{11}{60}=\dfrac{22}{3}\ne 12\) (vô lí)
=> Mg phản ứng hết, Fe phản ứng còn dư
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe phản ứng và Fe còn dư
mA = 24a + 56.(b + c) = 10,8
Bảo toàn electron: nAg = 2a + 2b
=> mD = 108.(2a + 2b) + 56c = 46
E gồm MgO (a mol) và Fe2O3 (0,5b mol)
=> mE = 40a + 160.0,5b = 12
=> a = 0,1; b = 0,1 và c = 0,05
=> nAgNO3 = nAg = 2a + 2b = 0,4
=> CM = 0,8M
Hòa tan hết 9,6 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO2 này hấp thụ vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 18,9 gam chất rắn. Kim loại M là
nNaOH = 0,3 mol
Nếu sản phẩm là Na2SO3 (0,15 mol) => mNa2SO3 = 18,9 gam
Theo đề thì mrắn = 18,9 gam => sản phẩm là Na2SO3 => nSO2 = 0,15 mol
Gọi kim loại M có hóa trị x
Bảo toàn electron: x.nM = 2.nSO2 => 9,6x/M = 0,15.2
=> M = 32x
=> x = 2 và M = 64 => M là Cu
Cho 16,3 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IA và ở 2 chu kì kế tiếp vào nước dư thu được 5,6 lít H2 ở đktc và dung dịch X. Tên của 2 kim loại là:
đặt công thức trung bình của 2 kim loại là \(\overline{M}\)thì
\(\overline{2M}+2{{H}_{2}}O\to 2\overline{M}OH+{{H}_{2}}\)
Số mol khí H2 là 5,6 :22,4 =0,25 mol
Nên số mol của \(\overline{M}\) là 0,5 mol
Suy ra \(\overline{M}\)=16,3 : 0,5=32,6
Vậy 2 kim loại là Na va K
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ của AgNO3 trong hỗn hợp Y là:
Vì dung dịch khi cho X tác dụng với Y chỉ chưa 2 muối nên 2 muối đó là Al(NO3)3 và Zn(NO3)2
và 3 kim loại thu được là Ag, Cu, Zn
Ta có
Al → Al+3+ 3e
Zn → Zn+2+ 2e
Cu+2+ 2e → Cu
Ag+1+ 1e → Ag
A tác dụng với HCl thì Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Suy ra số mol H2 = số mol Zn dư và bằng 0,15 mol
Suy ra tổng só mol Al và Zn trong dd B là 0,4 - 0,15 =0,25 mol trong đó có 0,2 mol Al và 0,05 mol Zn
Trong A thì khối lượng Cu và Ag là 47,35 – 0,15.65 = 37,6 g
Đặt số mol Cu và Ag trong dd Y ban đầu là x và y thì 64x + 108y = 37,6
Theo bảo toàn e thì 2x + y = 0,2.3 + 0,05.2 = 0,7 suy ra x = 0,25 và y = 0,2
Nên nồng độ của Ag(NO3) trong hỗn hợp Y là 0,2 : 0,5 = 0,4 M
X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng FeO trong X gần nhất với giá trị nào nhất dưới đây?
Ta tính được: nH2SO4 = 2,15 mol
Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1922,4 gam H2O gồm 1896,3 gam H2O trong dung dịch H2SO4 ban đầu. Suy ra mH2O sinh ra = 1922,4 - 1896,3 = 26,1 (gam) → nH2O sinh ra = 1,45 mol
- Ta có 11,2 lít (đktc) hỗn hợp NO (x mol), H2(y mol) có tỉ khối so với H2 là 6,6
+ nhỗn hợp = x + y = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol
+ mhỗn hợp = mNO + mH2 = 30x + 2y = 6,6.2.0,5 = 6,6 (g)
Giải hệ trên ta được x = 0,2 và y = 0,3
- Sơ đồ phản ứng:
Do phản ứng sinh ra H2 nên NO3- đã phản ứng hết => Dung dịch Y không chứa ion NO3-
\(\left\{ \matrix{
Mg \hfill \cr
NaN{O_3} \hfill \cr
{\rm{ }}FeO \hfill \cr} \right\} + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}:2,15 \to \left\{ \matrix{
M{g^{2 + }} \hfill \cr
N{a^ + } \hfill \cr
{\rm{ }}F{e^{x + }} \hfill \cr
{\rm{ }}N{H_4}^ + \hfill \cr
{\rm{ }}S{O_4}^{2 - } \hfill \cr} \right\} + \left\{ \matrix{
NO:0,2 \hfill \cr
{H_2}:0,3 \hfill \cr} \right. + {H_2}O:1,45\)
Bảo toàn nguyên tố H: nNH4+ = (2nH2SO4 - 2nH2 - 2nH2O)/4 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố N: nNaNO3 = nNH4+ + nNO = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nFeO = 4nSO42- + nNO + nH2O - 4nH2SO4 - 3nNaNO3 = 0,45 mol
=> nO (X) = 3nNaNO3 + nFeO = 1,65 mol => m = 100 gam
Mà mMg trong X = m hh - mNaNO3 - mFeO = 33,6 gam
Vậy %mMg = 33,6% gần nhất với giá trị 33%.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được b gam muối khan (biết b = 3,456m). Giá trị của b gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giả sử Z gồm a mol CO dư và b mol CO2
+ BTNT "C": nCO bđ = nCO dư + nCO2 => a + b = 0,4 (1)
+ mZ = 28a + 44b = 0,4.19.2 (2)
Giải hệ (1) và (2) được a = 0,15 và b = 0,25
Quá trình khử oxit KL bằng CO có thể viết đơn giản là: CO + O → CO2
→ nO pư = nCO2 = 0,25 mol
→ nO dư = 0,2539m/16 - 0,25 mol
nNO = 7,168/22,4 = 0,32 mol
Coi hỗn hợp Y gồm {KL: 0,7461m (gam); O: 0,2539m/16 - 0,25 (mol)}
Ta có các quá trình nhận electron:
O0 + 2e → O-2
0,2539m/16-0,25 → 0,2539m/8-0,5
N+5 + 3e → N+2
0,96 ← 0,32
Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan gồm kim loại và NO3- (trong muối)
Ta có: n NO3- trong muối = n e nhận = 0,2539m/8 - 0,5 + 0,96 = 0,2539m/8 + 0,46 (mol)
→ m muối = m kim loại + mNO3-trong muối
=> 0,7461m + 62.(0,2539m/8 + 0,46) = 3,456m
→ m = 38,4276 gam → b = 3,456m = 132,8 gam
Vậy giá trị của b gần nhất với giá trị 133,056.
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nAl = nFe) vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và của AgNO3 lần lượt là
Đặt nAl = nFe = a (mol) → 27a + 56a = 8,3 → a = 0,1 (mol)
Cho rắn A pư với dd HCl dư chỉ có Fe pư
BT e: nFe dư = nH2 = 0,05 (mol)
→ nFe pư = nFe bđ - nFe dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)
Xét quá trình hh kim loại tác dụng với hh muối có:
Bảo toàn e ta có:
∑ ne (KL nhường) = ne (Ag+, Cu2+ nhận)
→ 0,3 + 0,1 = 2a + b (I)
Mặt khác có: mB = 64a + 108b = 28 (II)
giải hệ (I) và (II) được a = 0,1 và b = 0,2
\( \Rightarrow \left\{ \matrix{
{C_M}Cu{(N{O_3})_2} = {{{n_{Cu(N{O_3})}}_2} \over {{V_Y}}} = {{0,1} \over {0,1}} = 1(M) \hfill \cr
{C_M}AgN{O_3} = {{{n_{AgN{O_3}}}} \over {{V_Y}}} = {{0,2} \over {0,1}} = 2(M) \hfill \cr} \right.\)