Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là
Chất rắn vàng là S → X là SO2 do X có khả năng tẩy trắng chống mốc và là nguyên nhân gây mưa axit
Dẫn a mol SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH. Phát biểu nào sau đây đúng?
\(2 > \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = 1,5 > 1\)
Sau phản ứng thu được 2 muối
Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:
Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4
Cho các phương trình hóa học:
a) SO2 + H2O \(\overset {} \leftrightarrows \) H2SO3
b) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
d) SO2 + 2H2S → 3S + H2O
e) 2SO2 + O2 → 2SO3
Có bao nhiêu phản ứng trong đó SO2 đóng vai trò là chất khử ?
Những phản ứng SO2 đóng vai trò chất khử là
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
e) 2SO2 + O2 → 2SO3
Vì \(\mathop S\limits^{ + 4} \) cho 2e để tạo thành \(\mathop S\limits^{ + 6} \)
Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là:
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S (A)
2FeS + 10H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 9SO2 (B)+ 10H2O
2H2S + SO2 → 3S (C) + 2H2O
=> những khí tác dụng được với NaOH là: H2S (A), SO2 (B), S (C)
Để nhận biết hai bình chứa khí không màu CO2 và SO2, cách làm nào sau đây không đúng?
Cả CO2 và SO2 đều phản ứng và làm vẩn đục nước vôi trong => không nhận biết được
Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?
Ứng dụng không phải của ozon là điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là:
Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là: SO2 và NO2.
SO2 là tác nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nào sau đây ?
SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
Cho hình vẽ sau
Phản ứng xảy ra trong bình hứng (eclen) có thể là
Phản ứng xảy ra là:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Nguyên liệu được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là
Phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là:
4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3 (đi từ quặng pirit)
Cho các chất tham gia phản ứng
a. S + F2 b. SO2+ Br2 + H2O
c. SO2+ O2 d. SO2 + H2SO4 đặc, nóng
e. SO2và H2O f. H2S + Cl2(dư) + H2O
Số phản ứng tạo ra lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
Các phản ứng tạo ra lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
a. S+\(F_2\) → SF6
b. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
c. 2SO2 + O2 \(\xrightarrow{{{V_2}{O_5},{t^o}}}\) 2SO3
d. SO2 + H2O → H2SO3
e. H2S + 4Cl2(dư) + 4H2O → 8HCl + H2SO4
Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường trong các thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm chất X. X là
Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút xút vì xút có khả năng phản ứng:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch có giá trị pH bằng
2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4
0,1 ← 0,25 → 0,1
pH = - log (H+) = - log (0,1) =1
Hấp thụ 10,08 lít khí SO2 (đktc) vào 273,6 gam dung dịch Ba(OH)2 22,5%. Nồng độ phần trăm chất tan sau phản ứng là:
nSO2 = 0,45 mol; nBa(OH)2 = 0,36 mol
Xét tỉ lệ: \(1 < T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ba{{(OH)}_2}}}}} < 2\)
=> phản ứng thu được 2 muối Ba(HSO3)2 (x mol) và BaSO3 (y mol)
Bảo toàn nguyên tố Ba: \({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = {n_{Ba{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} + {n_{BaS{O_3}}} = > \,\,x + y = 0,36\,\,(1)\)
Bảo toàn nguyên tố S: \({n_{S{O_2}}} = 2{n_{Ba{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} + {n_{BaS{O_3}}} = > \,2\,x + y = 0,45\,\,(2)\)
Từ (1) và (2) => x = 0,09 mol; y = 0,27 mol
mdd sau phản ứng = mSO2 + mdd Ba(OH)2 – mBaSO3 = 0,45. 64 + 273,6 – 0,27. 217= 243,81 gam
\( = > \,\,C{\% _{Ba{{(H{\text{S}}{O_3})}_2}}} = \frac{{0,09.\,\,299}}{{243,81}}.100\% = 11,03\% \)
Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong X là
nSO2 = 0,1 mol; nNaOH = 0,3 mol
Xét tỉ lệ: \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} > 2\)
=> phản ứng thu được muối Na2SO3 và NaOH dư
Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:
n KOH = 0,2 mol; n KHSO3 = 0,1 mol
Theo BTNT K ta thấy n KOH > n KHSO3 => phản ứng có tạo muối K2SO3
BTNT K: n KOH = n KHSO3 + 2n K2SO3 => n K2SO3 = 0,05 mol
BTNT S: n SO2 = nK2SO3 + n KHSO3 = 0,05 + 0,1 = 0,15 mol
V SO2 = 3,36 lít
Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH cần là
n SO2 = 0,1 mol
Giả sử phản ứng tạo 1 muối NaHSO3
BTNT S: nNaHSO3 = nSO2 = 0,1 => m muối = 10,4 gam < 11,5 gam
Giả sử phản ứng tạo 1 muối Na2SO3
BTNT S: nNa2SO3 = nSO2 = 0,1 => m muối = 12,6 gam > 11,5 gam
Chứng tỏ phản ứng tạo hỗn hợp 2 muối NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol)
Ta có hpt: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,1 \hfill \\104a + 126b = 11,5 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,05 \hfill \\b = 0,05 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
BTNT Na => n NaOH = 2n Na2SO3 + n NaHSO3 = 0,15 mol
VNaOH = 0,15 :1 = 0,15 lít = 150ml
Hấp thụ hết 4,48 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Nếu thay SO2bằng CO2, K2SO3 bằng K2CO3 ta được 200 ml dung dịch Y. Lấy 200 ml dung dịch Y cho từ từ vào 600 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 5,376 lít khí (đktc). Giá trị của x là:
nCO2 bđ = 0,4 mol
100 ml X + Ba(OH)2 => nBaCO3 = nC(100 ml X) = 0,2 mol
=> Trong 200 ml X có 0,8 mol C => Bảo toàn C : nCO2 bđ + nK2CO3 = nC(X)
=> nK2CO3 = y = 0,4 mol
Giả sử trong 100 ml X có a mol K2CO3 và b mol KHCO3
Bảo toàn C: a + b = 0,2.2 = 0,4 mol
Cho từ từ X vào nHCl = 0,3 mol tạo nCO2 = 0,24 mol
=> K2CO3 và KHCO3 phản ứng đồng thời (vì HCl lúc đầu dư) theo tỉ lệ mol a : b
Gọi nK2CO3 pứ = ax và nKHCO3 pứ = bx
=> 2ax + bx = nHCl = 0,3 mol ; ax + bx = nCO2 = 0,24 mol
=> ax = 0,06 và bx = 0,18 mol
=> a : b = 1 : 3
=> a = 0,1 ; b = 0,3 mol
=> Bảo toàn K : x + 2y = 2.(2a + b)
=> x = 0,2 mol
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,008 mol FeS2 và 0,012 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Lượng khí SO2 thoát ra phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch KMnO4 0,02M thu được dung dịch trong suốt, không màu. (Biết O = 16; S = 32; K = 39; Mn = 55; Fe = 56). Giá trị của V là
Bước 1: Tính số mol Fe và S trong X
- Quy đổi hỗn hợp X gồm FeS2 và FeS thành hỗn hợp X gồm Fe và S.
- Bảo toàn nguyên tố Fe và S ta có:
\(X\left\{ \begin{array}{l}{n_{Fe}} = {n_{Fe{S_2}}} + {n_{FeS}} = 0,008 + 0,012 = 0,02\\{n_S} = 2{n_{Fe{S_2}}} + {n_{FeS}} = 2.0,008 + 0,012 = 0,028\end{array} \right.(mol)\)
Bước 2: Tính số mol SO2 sinh ra
X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Quá trình trao đổi e:
Fe0 → Fe+3 + 3e ; S+6 + 2e → S+4
S0 → S+6 + 6e
Bảo toàn electron ta có:
\(3{n_{Fe}} + 6{n_S}\; = 2{n_{S{O_2}}} \Rightarrow {n_{S{O_2}}} = 0,114(mol)\)
Bước 3: Tính thể tích KMnO4
PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 3H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
0,114 → 0,0456 (mol)
⟹ \({V_{KMn{O_4}}} = \dfrac{{{n_{KMn{O_4}}}}}{{{C_{M(KMn{O_4})}}}} = \dfrac{{0,0456}}{{0,02}} = 2,28(l)\)
Vậy V = 2,28 lít.