Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là
Trong 5,6 gam sắt có số nguyên tử sắt là 6,02.1023 .5,6/56= 6,02.1022 nguyên tử sắt.
Mà 1 nguyên tử sắt có 26 electron.
Vậy tổng số hạt electron trong 5,6 gam sắt là 6,02.1022. 26= 15,66. 1023
Một anion X- có tổng số hạt là 53. Số khối của X là:
Gọi số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.
Ta có: X + 1e →X-
Ta có: anion X- có tổng số hạt là 53 nên P + N + E + 1= 53 → 2P + N= 52 → N = 52 – 2P (1)
Mặt khác ta có P ≤ N ≤ 1,5P nên P ≤ 52 – 2P ≤ 1,5P → 14,86 ≤ P ≤ 17,33
Vì P là số hạt proton nên P là số tự nhiên. Ta xét bảng sau:
Vậy số khối của X là A = 35.
Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +8,4906.10-18 Culong. Tỉ số nơtron và số đơn vị điện tích hạt nhân của X bằng 1,3962. Số nơtron của X bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y là?
Vì điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +8,4906.10-19 Culong nên số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử X là (+8,4906.10-18) : (+1,602.10-19)= 53
Tỉ số nơtron và số đơn vị điện tích hạt nhân X bằng 1,3962 nên số notron trong X bằng 1,3962.53= 74.
Số khối của A bằng PX + NX= 53 + 74= 127. Vậy X là nguyên tố I.
Vì số nơtron của X bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử nguyên tố Y nên NY= 74 : 3,7= 20.
X + Y → XY
4,29 18,26
Vậy \({Y \over {4,29}} = {{X + Y} \over {18,26}} \to {Y \over {4,29}} = {{127 + Y} \over {18,26}}\) → Y = 39
Ta có AY= NY + Py → PY= 39 – 20= 19
Số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y là 19.
Trong anion XY32- có 30 proton. Trong nguyên tử X cũng như Y có số proton bằng số notron. X và Y là nguyên tố nào sau đây?
Ta có: PX + 3.PY= 30.
Khi đó số proton trung bình bằng P = 30 : 4= 7,5
Do đó phải có 1 chất có số proton nhỏ hơn 7,5.
Thử các trường hợp ta được PX= 6 và PY= 8
Ta có PX= NX suy ra PX= NX= 6 → X là nguyên tố C
Ta có PY= NY suy ra PY= NY = 8 → Y là nguyên tố O
Một nguyên tố X có 3 đồng vị A1X (79%), A2X (10%), A3X (11%). Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử khối trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số notron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số notron trong đồng vị 1 là 1 đơn vị. A1, A2, A3 lần lượt là:
Theo đề:
Tổng số khối của 3 đồng vị là 75 nên A1 +A2 +A3= 75 (1)
Nguyên tử khối trung bình của 3 đồng vị là 24,32
Suy ra \({{79{A_1} + 10{A_2} + 11{A_3}} \over {100}} = 24,32\) (2)
Mặt khác số notron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số notron trong đồng vị 1 là 1 đơn vị nên A2 –A1= 1 (3)
Giải hệ (1), (2) và (3) ta có A1= 24; A2=25 và A3=26
Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1:X2= 9:11. Xác định số khối của X1, X2 (biết NX1 + NX2= 90).
Ta có: nCaX2= nCa= 1,2: 40 = 0,03 mol → MCaX2= 5,994 : 0,03 = 199,8 → MX= 79,9
Phần trăm của X1 và X2 trong tự nhiên lần lượt là:
%X1= \({9 \over {9 + 11}}.100\% = 45\% \) ; %X2= 55%
Giả sử số notron trong X1 và X2 lần lượt là N1 và N2, giả sử số proton trong X1 (và X2) bằng Z
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ {\matrix{{{N_1} + {\rm{ }}{N_2} = {\rm{ }}90} \hfill \cr {0,45{\rm{ }}.{\rm{ }}\left( {{N_1} + Z} \right){\rm{ }} + {\rm{}}0,55.{\rm{ }}\left( {{N_2} + {\rm{ }}Z} \right) = {\rm{}}79,9} \hfill \cr} } \right.\)
Suy ra Z + 0,1N2= 39,4 (*)
Mà Z ≤ N ≤ 1,5Z (**)
Thay (*) vào (**) ta có: 1,1Z ≤39,4 và 1,15Z ≥ 39,4 → 34,26≤ Z≤35,18
Mà Z là số nguyên nên Z = 35
→ N1= 46; N2= 44 → A1= 46 + 35 = 81 và A2= 44+35=79
Trong tự nhiên sắt gồm 4 đồng vị 54Fe chiếm 5,8%, 56Fe chiếm 91,72%, 57Fe chiếm 2,2% và 58Fe chiếm 0,28%. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br chiếm 50,69% và 81Br chiếm 49,31%. Tính thành phần % khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là?
Nguyên tử khối trung bình của Fe là
\(\overline {{A_{Fe}}} = {{5,8.54 + 91,72.56 + 2,2.57 + 0,28.58} \over {100}} = 55,9116\)
Nguyên tử khối trung bình của Br là:
\(\overline {{A_{Br}}} = {{79.50,69 + 81.49,31} \over {100}} = 79,9862\)
Phần trăm khối lượng của 56Fe trong FeBr3 là %m56Fe= \({{0,9172.56} \over {55,9116 + 3.79,9862}}.100\% = 17,36\% \)
Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là 65Cu và 63Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử. Tính phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O?
Bước 1: Ta có: đồng vị 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử nên đồng vị 63Cu chiếm 73% về số nguyên tử.
Nguyên tử khối trung bình của Cu bằng:
\(\overline {{A_{Cu}}} = {{65.27 + 63.73} \over {100}} = 63,54\)
Bước 2: Ta có phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là:
%m63Cu= \({{2.(63.0,73)} \over {63,54.2 + 16}}.100\% = 64,29\% \)
Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có 2 đồng vị bền là \({}^{35}Cl\) và \({}^{37}Cl\). Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,5. Trong hợp chất HClOa, nguyên tử \({}^{35}Cl\) chiếm 26,12% về khối lượng. Gía trị của a là
Gọi phần trăm số nguyên tử của \({}^{35}Cl\) là x => Phần trăm số nguyên tử của \({}^{37}Cl\) là 100 – x
\( \Rightarrow \dfrac{{35x + 37(100 - x)}}{{100}} = 35,5 \Rightarrow x = 75\)
Có \({}^{35}Cl\) chiếm 26,12% về khối lượng trong hợp chất HClOa
=> \(\dfrac{{75\% .35}}{{1 + 35,5 + 16a}}.100 = 26,12 \Rightarrow a = 4\)
Chất X tạo ra từ 3 nguyên tố A, B, C có công thức phân tử là ABC. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hiệu số khối giữa nguyên tử B và nguyên tử C gấp 10 lần số khối của nguyên tử A. Tổng số khối của nguyên tử B và nguyên tử C gấp 27 lần số khối của nguyên tử A. Biết số hiệu nguyên tử của K, Cl, O, Na, H, S, C, N lần lượt là 19, 17, 8, 11, 1, 16, 6, 7. X là
Theo đề bài có các phương trình sau:
\(\begin{array}{l}2({Z_A} + {Z_B} + {Z_C}) + ({N_A} + {N_B} + {N_C}) = 82\\2({Z_A} + {Z_B} + {Z_C}) - ({N_A} + {N_B} + {N_C}) = 22\\({Z_A} + {N_B}) - ({Z_C} + {N_C}) = 10({Z_A} + {N_A})\\({Z_B} + {N_B}) + ({Z_C} + {N_C}) = 27({Z_A} + {N_A})\end{array}\)
Giải hệ phương trình được: \({Z_A} + {N_A} = 2;{Z_B} + {N_B} = 37;{Z_C} + {N_C} = 17\)
Dựa vào giá trị về số hiệu nguyên tử của các nguyên tố => A là H; B là Cl; C là O
=> X là HClO
Boron có 2 đồng vị bền là \({}^{10}B\) và \({}^{11}B\) với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Trong hợp chất H3BOx, phần trăm khối lượng của đồng vị \({}^{11}B\) là 14,42%. Giá trị của x là
Gọi phần trăm về số nguyên tử của \({}^{11}B\) là a => Phần trăm về số nguyên tử của \({}^{10}B\) là 100 – a
\( \Rightarrow \dfrac{{10(100 - a) + 11a}}{{100}} = 10,81 \Leftrightarrow a = 81\)
Có trong hợp chất H3BOx, phần trăm khối lượng của đồng vị \({}^{11}B\) là 14,42%
\( \Rightarrow \dfrac{{0,81.11}}{{3 + 10,81 + x.16}}.100 = 14,42 \Rightarrow x \simeq 3\)
Trong tự nhiên chlorine có 2 đồng vị là \({}^{35}Cl\) và \({}^{37}Cl\). Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,5. Phần trăm về khối lượng của \({}^{35}Cl\) trong hợp chất KClOa là 19,15%. Giá trị của a là
Gọi phần trăm về số nguyên tử của \({}^{35}Cl\) là x => Phần trăm về số nguyên tử của \({}^{37}Cl\) là 100 – x
\( \Rightarrow \dfrac{{35.x + 37.(100 - x)}}{{100}} = 35,5 \Rightarrow x = 75\% \)
Có phần trăm về khối lượng của \({}^{35}Cl\) trong hợp chất KClOa là 19,15%
\( \Rightarrow \dfrac{{75\% .35}}{{39 + 35,5 + 16a}}.100 = 19,15 \Rightarrow a \simeq 4\)
Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là: 24, 25 và 26. Trong 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24, 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Hãy tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg
% Mg (24) = 3930 : 5000 . 100% = 78,6 %
% Mg (25) = 505 : 5000 . 100% = 10,1 %
% Mg (26) = 100 – 78,6 – 10,1 = 11,3 %
${{\overline{M}}_{Mg}}=\frac{\%{}^{24}Mg.24+{{\%}^{25}}Mg.25+{{\%}^{26}}Mg.26}{100\%}$= $\frac{78,6\%\,.\,24+10,1\%\,.\,25+11,3\%\,.\,26}{100\%}$= 24,327
Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % đồng vị thứ nhất gấp 3 lần % đồng vị thứ hai. Nguyên tử khối trung bình của X là:
Xét X1 : Tổng số hạt : p + n + e = 18 => 2p + n = 18
Theo điều kiện bền của nguyên tử : p ≤ n ≤ 1,5p
=> p ≤ (18 – 2p) ≤ 1,5p => 5,1 ≤ p ≤ 6
=> p = 6 ; n1 = 6 => MX1 = 12
=> X2 có : p = 6 ; n2 = 8 => MX2 = 14
Gọi % đồng vị X2 là x => % đồng vị X1 = 3x
=> x + 3x = 100% => x = 25%
=> M = $\frac{75.12+25.14}{100}$= 12,5
Hợp chất A có công thức hóa học là MX3, M là kim loại, X là phi kim, biết:
- Trong A, tổng số hạt p, n, e là 196, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
- Số khối của X lớn hơn M là 8. Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 12.
Công thức hóa học của A là:
Ta có hệ :
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{P + E + N = 196}\\{P + E - N = 60}\end{array}} \right\}$=> P + E = 128 : N = 68
Vì P = E => P= E = 128 : 2 = 64
AX = AM + 8 => P x + N x = P M + N M + 8
Tổng số hạt trong X nhiều hơn trong M là 12 vì số P = E nên
2 P x + N x = 2 P M + N M + 12
Ta có hệ :
$\left\{{\begin{array}{*{20}{l}}{2{P_x} + {N_x}\; = 2{P_M} + {N_M} + 12}\\{{P_x} + {N_x} = {P_M} + {N_M} + 8}\end{array}}\right\}$ =>P x = P M + 4
Mà tổng P = 64
Ta có hệ :
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{P_x} = {P_M} + 4}\\{3{P_x}{\rm{ + }}{P_M}{\rm{ = 6}}4}\end{array}} \right\}$=> Px = 17 , PM = 13
=>X là Cl
=>M là Al
Trong tự nhiên, clo (Cl) có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Mỗi đồng vị đó lần lượt chiếm 75% và 25%. Phần trăm theo khối lượng 35Cl có trong phân tử HClO4 là: (H = 1, O = 16, Cl = 35,5)
Xét 1 mol HClO4 có : 1 mol H ; 0,75 mol 35Cl ; 0,25 mol 37Cl ; 4 mol O
=> MHClO4 = 100,5g
=> %mCl(35) = (0,75 . 35 ) : 100,5 . 100% = 26,11%
Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
Y2+ có : số hạt mang điện là [p + (e – 2)]
=> [p + (e – 2)] – n = 10
=> 2p – n = 12
Y2+ có 34 hạt cơ bản => Y có 34 + 2 = 36 hạt cơ bản
=> p + e + n = 2p + n = 36
=> p = 12 ( p là số hiệu nguyên tử của Y)
Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong tự nhiên, Bo có 2 đồng vị . Biết ${}_{5}^{10}B$chiếm 18,8%. Khối lượng nguyên tử trung bình của bo là 10,812. Số khối của đồng vi ̣thứ 2 là
Theo đề bài ta có: $10,812=\frac{18,8.10+81,2.{{A}_{2}}}{100}\to {{A}_{2}}=11$
X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 24. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
TH1: X, Y cách nhau 1 chu kì nhỏ
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_Y} - {Z_X} = 8}\\{{Z_X} + {Z_Y} = 24}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_X} = 8}\\{{Z_Y} = 16}\end{array}} \right.$
loại do X, Y không phải là kim loại
TH2: X, Y cách nhau 1 chu kì lớn
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_Y} - {Z_X} = 18}\\{{Z_X} + {Z_Y} = 24}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_X} = 3}\\{{Z_Y} = 21}\end{array}} \right.$
.loại
TH3: X, Y cách nhau 2 chu kì nhỏ
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_Y} - {Z_X} = 8.2}\\{{Z_X} + {Z_Y} = 24}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_X} = 4(Be)}\\{{Z_Y} = 20(Ca)}\end{array}}\right.$
Be: 1s22s2
Ca: 1s22s22p63s23p64s2
A, B, C dúng
D sai vì Be(OH)2 có tính bazo yếu
Tổng số hạt mang điện trong anion MOx2− là 78 hạt. Biết rằng M là nguyên tố thuộc nhóm A và x là số nguyên dương, lẻ. Xác định công thức của ion trên.
MOx + 2e → MOx2−
2.ZM + 2x.ZO = 76 => 2.ZM + 2x.8 = 76 hay 2.ZM + 16x = 76
x = 1 → ZM = 30 (loại)
x = 3 → ZM = 14: Silic → SiO32-
x = 5 → ZM < 0 (loại)
Vậy công thức của ion là SiO32-