Anion XY32– có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2. Nhận định nào sau đây là sai?
Bước 1: Tìm X và Y
Gọi số hạt proton và electron của nguyên tử nguyên tố X là px và ex (px, ex ∈ N*) ⟹ px = ex
Gọi số hạt proton và electron của nguyên tử nguyên tố Y là py và ey (py, ey ∈ N*) ⟹ py = ey
- Anion \(X{Y_3}^{2 - }\) có tổng số hạt mang điện là 62 hạt.
⟹ px + ex + 3(py + ey)+ 2 = 62
⟺ 2px + 6py = 60 (1)
- Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2 hạt.
⟹ py – px = 2 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}{p_x} = 6\\{p_y} = 8\end{array} \right.\)
Vậy X là C và Y là O.
Bước 2: Xét tính đúng sai của các nhận định
- “Y là nguyên tố thuộc chu kì 2” đúng vì Y là O (thuộc chu kì 2, nhóm VIA)
- “X là nguyên tố cacbon” đúng vì X là C.
- “Trong phân tử hợp chất giữa Na, X, Y vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị” đúng vì trong hợp chất Na2CO3 vừa có liên kết ion giữa Na+ và CO32- ; vừa có liên kết cộng hóa trị trong ion CO32-.
- “Nếu Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp thì phân tử hợp chất giữa X và Z có tổng số hạt mang điện là 48” sai vì
Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp => Z là S
=> Phân tử hợp chất giữa X và Z là CS2
=> Tổng số hạt mang điện trong CS2 là: 6 + 6 + 2.(16 +16) = 76
Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R, X, Y lần lượt là 2p4, 3s1, 3p1. Phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Y và R lần lượt có số hạt mang điện là :
- Xác định R, X, Y
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R là 2p4
=> Cấu hình e của R : 1s22s22p4 => R là Oxi
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử X là 3s1
=> Cấu hình e của X: 1s22s22p63s1 => X là Na
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử Y là 3p1
=> Cấu hình e của Y: 1s22s22p63s23p1 => Y là Al
- Xác định hợp chất và số hạt mang điện
+ Hợp chất ion đơn giản giữa X và R là: Na2O
=> tổng số hạt mang điện của Na2O là: (11 + 11).2 + 8 + 8 = 60
+ Hợp chất ion đơn giản giữa Y và R là: Al2O3
=> Tổng số hạt mang điện của Al2O3 là: (13 + 13).2 + (8 + 8).3 = 100
Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?
Để tạo thành cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 thì
+) kim loại chu kì 4 cho 1, 2, 3 e để trở về cấu hình bền
+) phi kim chu kì 3 nhận thêm e để tạo thành cấu hình bền
=> các hợp chất tạo bởi kim loại chu kì 4 và phi kim chu kì 3 là: CaCl2, K2S, KCl
Cho các nguyên tố K, Na, Ca, Al, F, O, Cl. Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion tạo thành từ 2 nguyên tố trong các nguyên tố trên có cấu hình electron của cation khác cấu hình electron của anion ?
Ta có cấu hình electron của các cation và các anion được tạo ra trong quá trình hình thành liên kết là :
K+:1s22s22p63s23p6
Na+:1s22s22p6
Ca2+:1s22s22p63s23p6
Al3+:1s22s22p6
F−:1s22s22p6
O−2:1s22s22p6
Cl−:1s22s22p63s23p6
Để cấu hình e của cation khác cấu hình electron của anion thì có các trường hợp:
+) kim loại và phi kim cùng chu kì: Na với Cl, Al và Cl
+) Kim loại cách phi kim 2 chu kì: K và O, K và F, Ca và F, Ca và O
Vậy có tất cả 6 hợp chất thỏa mãn: KF, K2O, NaCl, CaF2, CaO, AlCl3
X và Y là 2 hợp chất ion cấu tạo bởi các ion có cấu hình electron giống khí trơ Ne hoặc Ar. Số hạt mang điện âm trong X là 46 và tổng số hạt mang điện âm trong Y là 38. Nguyên tố X’ tạo nên anion của X và nguyên tố Y’ tạo nên anion của Y thuộc cùng 1 phân nhóm. X’ và Y’ tạo nên 2 hợp chất có số electron trong phân tử lần lượt là :
Ta có eX – eY = 8
Vì X’ và Y’ là 2 anion của X và Y, cùng thuộc một phân nhóm nên có 2 TH
TH1 : eX’ – eY’ = 8 ( vì cấu hình anion của X’ và Y’ là Ne hoặc Ar)
→ X và Y tạo bởi cùng 1 kim loại → X và Y có cùng dạng CTHH và có chung số ion
X gồm các ion có cấu hình giống Ne và Ar nên X có tổng số ion là : $\frac{{46}}{{18}} \le \sum {hat \le \frac{{46}}{{10}}} $ nên X có 3 ion hoặc 4 ion
Tương tự Y có số ion là 2 hoặc 3
→ X và Y tạo bởi 3 ion
- Xét CTHH : MX’2 , MY’2 : X’ và Y’ hóa trị I và M hóa trị II
→ X’ là Cl và Y’ là F → ZM = 46 – 2.17 = 12 (Mg ) ( thỏa mãn)
- Xét CTHH : M2X’ , M2Y’ : X’ và Y’ hóa trị II và M hóa trị I
→ X’ là S còn Y’ là O → ZM = 15 ( P ) ( loại)
TH 2 : eX’ – eY’ = - 8
→ X và Y tạo bởi 2 kim loại chênh nhau 16e → loại vì X và Y chỉ chứa các ion có cấu hình giống Ne và Ar
Cho biết tổng số electron trong anion AB32- là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng với số nơtron. Khi đốt hỗn hợp A, B thu được một hợp chất C. Cho biết C thuộc loại liên kết gì?
Tổng số electron trong anion AB32- là 42 => eA + 3.eB + 2 = 42 => pA + 3.pB = 40
Trong hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số nơtron => nA = pA ; nB = pB
=> pA = 16 (S) và pB = 8 (O) vì hạt nhân S và O có số p = số n
=> hợp chất C là SO2
Hiệu độ âm điện = 3,44 – 2,58 = 0,86
=> Liên kết trong C là liên kết cộng hóa trị có cực
Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 24 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt. Trong ion G4+ tổng số hạt cơ bản là 14 hạt, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 2 hạt. Liên kết hoá học trong phân tử giữa T và G là:
Trong nguyên tử X:
- Tổng số hạt: 2ZX + NX = 24
- Số hạt mang điện nhiểu hơn số hạt không mang điện: 2ZX – NX = 8
=> ZX = 8 (O)
Trong ion G4+:
- Tổng số hạt: (2ZY – 4) + NY = 14
- Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện: (2ZY – 4) - NY = 2
=> ZY = 6 (C)
=> Liên kết giữa C và O là liên kết CHT có cực
Muối X được tạo thành bởi một kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 4,44 gam X vào H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau
- Cho phần một tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 5,74 gam kết tủa.
- Cho phần hai tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 2 gam kết tủa.
Liên kết trong X là liên kết
Đặt kim loại A, phi kim B ⇒ Muối X là AB2
Khối lượng AB2 trong mỗi phần là 4,44:2=2,22 g
AB2 + 2AgNO3 → 2AgB + A(NO3)2
\({n_{A{B_2}}} = \dfrac{1}{2}.{n_{AgB}} \Rightarrow \dfrac{{2,22}}{{A + 2B}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{5,74}}{{108 + B}}(1)\)
AB2 + Na2CO3 → ACO3+2NaB
\({n_{A{B_2}}} = {n_{AC{O_3}}} \Rightarrow \dfrac{{2,22}}{{A + 2B}} = \dfrac{2}{{A + 60}}(2)\)
Từ (1) và (2) ⇒ A=40 (Ca); B=35,5 (Cl)
Ca là một kim loại điển hình, Cl là một phi kim điển hình nên liên kết của X là liên kết ion