Hòa tan 32,2 gam hỗn hợp X gồm 3 muối MgCO3 và CaCO3, K2CO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa 43 gam muối sunfat. Gía trị của V là:
Đổi 1 mol CO32- lấy 1 mol SO42- khối lượng tăng = 96 – 60 = 36 gam
=> Số mol của CO32- = \(\frac{{43 - 32,2}}{{36}} = 0,3mol\)
BTNT C => nCO2 = n CO32- = 0,3 => VCO2 = 6,72 lít
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, K2CO3, Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y và 7,84 lít khí bay ra (đkc) . Khi cô cạn dung dịch Y thu được 38,2 muối khan. Gía trị m là:
Đổi 1 mol CO32- lấy 1 mol SO42- khối lượng tăng = 96 – 60 = 36 gam
BTNT C => nCO2 = n CO32- = 0,35 mol
Ta có: m + ∆m = 38,2 <=> m = 38,2 – 0,35.36 = 25,6 gam
Cho m gam một hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỷ khối đối với hiđro là 27. Giá trị của m là
Gọi số mol của SO2 và CO2 lần lượt a, b
Ta có: \(\left\{ \begin{gathered}a + b = 0,1 \hfill \\\frac{{64a + 44b}}{{(a + b)}} = 27.\,2 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}a = 0,05 \hfill \\b = 0,05 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
BTNT C => nNa2CO3 = nCO2 = 0,05
BTNT S=> nNa2SO3 = nSO2 = 0,05
m = 106. 0,05 + 126. 0,05 = 11,6 gam
Thuốc thử Ba(OH)2 có thể dùng để nhận biết hai dung dịch nào sau đây ?
|
Na2SO4 |
NaCl |
Ba(OH)2 |
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH → xuất hiện kết tủa trắng |
Không hiện trượng |
Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
\(\begin{gathered}\left\{ \begin{gathered}24{n_{Mg}} + 56{n_{Fe}} = 16 \hfill \\{n_{Mg}} + {n_{Fe}} = \frac{{16 - 15,2}}{2} = 0,4 \hfill \\ \end{gathered} \right. = > \left\{ \begin{gathered}{n_{Mg}} = 0,2 \hfill \\{n_{Fe}} = 0,2 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\C{\% _{MgS{O_4}}} = \frac{{0,2.120}}{{15,2 + (0,4.98:0,2)}}.100\% = 11,36\% \hfill \\ \end{gathered} \)
Hoà tan 25 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch. Cho dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho đến khi hết màu xanh. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Trong 500ml dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4 => trong 50 ml dung dịch chứa 0,01 mol CuSO4
Có nFe p/ư = n Cu = n CuSO4 = 0,01 mol
m tăng = m Cu – m Fe = 0,01. 64 – 0,01. 56 = 0,08 gam
Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là
Ta có PTHH : Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Do sau phản ứng có chất rắn không tan nên chất rắn dư là Cu nên dung dịch thu được chỉ có FeSO4 và CuSO4
Thể tích khí thoát ra (ở đktc) khi cho 0,4 mol Fe tan hết vào dung dịch H2SO4 (loãng) lấy dư là
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,4 → 0,4 mol
=> nH2 = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 đktc. Giá trị của m là
Ta có kim loại + H2SO4 → muối + H2
nH2 = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố H có nH2 = nH2SO4 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng có mkim loại + mH2SO4 = mH2 + mmuối → 11,9 + 0,4.98 = 0,4.2 + m → m = 50,3
Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
Chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là Fe3O4, Na2CO3, Fe(OH)3
Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít khí đktc. Phần trăm về khối lượng Al trong X là
Ta có Al → Al+3 + 3e
Fe → Fe+2 + 2e
2H+ +2e → H2
Đặt nAl = x và nFe = y thì mX = 27x + 56y =13,8
Bảo toàn e có 3x + 2y = 2nH2 = 0,9
→ x = 0,2 mol và y = 0,15 mol → %Al = 39,13%
Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là
nFe = 0,11 mol
nH2SO4 = 0,1 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
→ nH2 = 0,1 mol → V = 2,24 lít
Dung dịch H2SO4 làm quỳ tím chuyển sang màu
H2SO4 là một axit => làm quì tím chuyển màu đỏ
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây ?
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
Khi pha loãng H2SO4 cần làm như sau:
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.
Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là Al, Fe, Mg
Loại A vì Cu không phản ứng
Loại B vì Ag không phản ứng
Loại D vì Cu không phản ứng
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa).
Mg, Al, Fe đứng trước H trong dãy điện hóa → A, B, C sai
Cu đứng sau H trong dãy điện hóa → D đúng
Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh ?
Dung dịch là hợp chất của Cu có màu xanh lam
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Cho các chất: C, Cu, ZnS, Fe2O3, CuO, NaCl rắn, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí là:
Số chất tác dụng H2SO4 đặc, nóng, tạo khí là: C, Cu, NaCl rắn
C + H2SO4 đặc → CO2 + SO2 + H2O
Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O
NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO4 + HCl (khí)
Để phân biệt các chất rắn Fe và Cu bằng phương pháp hóa học, người ta sử dụng thuốc thử là
Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa) sinh ra khí H2
Cu đứng sau H trong dãy điện hóa không phản ứng.