Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, O2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra ?
CuSO4 + H2S → CuS↓ đen + H2SO4
Trong phản ứng H2S + O2 → SO2 + H2O thì lưu huỳnh thể hiện tính gì ?
\({H_2}\mathop S\limits^{ - 2} {\text{ }} + {\text{ }}{O_2} \to \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {\text{ }}{H_2}O\)
Lưu huỳnh trong H2S cho e => thể hiện tính khử
Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ KOH tạo 2 muối nào?
Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit
H2S + KOH → KHS + H2O
H2S + 2 KOH → K2S + 2H2O
Dẫn 5,6 lít khí H2S(đktc) qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nH2S(đktc) = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol)
PTHH: H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
(mol) 0,25 → 0,25
Thep PTHH: nPbS = nH2S = 0,25 (mol) → mPbS = nPbS. MPbS = 0,25. 239 = 59,75 (g)
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
H2S có phản ứng được với Cu(NO3)2
Cu(NO3)2 + H2S → CuS↓ đen + 2HNO3
Chất nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ ?
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu => có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ
Hệ số của O2 trong phương trình: H2S + O2 → H2O + S là bao nhiêu?
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
=> hệ số của O2 là 1
H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:
1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3
2) Để dung dịch H2S ngoài trời
3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi
H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2 ?
Sử dụng dung dịch Pb(NO3)2
Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ đen + 2HNO3
Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là
nhh X = 0,4 mol
nPbS = 0,1 mol
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
0,1← 0,1
%VH2S = 25%
Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 250ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
nH2S = 0,15 mol; nKOH = 0,5 mol
Đặt \(T = \dfrac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \dfrac{{0,5}}{{0,15}} = 3,33 > 2\)
Tạo muối K2S
2KOH + H2S →K2S + 2H2O
0,3← 0,15→0,15
Chất rắn khan gồm K2S 0,15 mol và KOH dư 0,2 mol
m = 0,15. 110 + 0,2. 56 = 27,7 gam
Hiđro sunfua (H2S) là chất có
Hiđro sunfua (H2S) là chất có tính khử mạnh
Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào có thể phân biệt các dung dịch sau: BaCl2, MgSO4, Na2SO3, KNO3, K2S.
Dùng dung dịch H2SO4
|
BaCl2 |
MgSO4 |
Na2SO3 |
KNO3 |
K2S |
H2SO4 |
Kết tủa trắng |
|
Sủi bọt khí |
|
Khí mùi trứng thối |
BaCl2 |
|
Kết tủa trắng |
|
|
|
Cặp chất nào sau đây khi tác dụng với nhau không sinh ra khí H2S ?
Cặp chất đó là FeS và HNO3
3FeS + 12HNO3 => Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + 9NO +6H2O
Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.
(2) axit HF tác dụng với SiO2.
(3) khí SO2 tác dụng với nước Cl2.
(4) KClO3 đun nóng, xúc tác MnO2.
(5) Cho H2S tác dụng với SO2.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
Các thí nghiệm tạo ra đơn chất là (1) (4) (5)
(1) O3 + KI + H2O → KOH + I2 + O2
(4) KClO3 \(\xrightarrow{{Mn{O_2}}}\)KCl + O2
(5) H2S + SO2 → S + H2O
Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
Thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là (I)(II)(III)
Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch NaOH 1M. Thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là:
nFe = 0,2 mol; nZn = 0,1 mol
Fe → FeS →H2S
0,2 0,2 0,2
Zn → ZnS→ H2S
0,1 0,1 0,1
nH2S = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol
Do thể tích NaOH cần dùng là thể tích tối thiểu nên phản ứng tạo muối NaHS
H2S + NaOH →NaHS + H2O
0,3 0,3
VNaOH = 0,3: 1= 0,3 lít = 300 ml
Hấp thụ 7,84 lít (đktc) khí H2S vào 64 gam dung dịch CuSO4 10%, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa đen. Giá trị của m là:
nH2S = 0,35 mol ; nCuSO4 = 0,04 mol
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4
Bđ 0,35 0,04
P/ u (dư) 0,04 →0,04
mCuS = 0,04. 96= 3,84 gam
Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là:
Y gồm H2S : a mol và H2 b mol => a+b = 0,3 (1)
A gồm FeS và Fe dư
nFe dư = nH2 = b
nS = nFeS = nH2S = a mol
BTNT Fe => nFe bđ = a + b
Ta có: 56. (a+b) + 32. a = 20 (2)
Từ (1)(2) => a = 0,1; b = 0,2
%Fe = (0,3.56.100): 20 =84%
Cho các cặp chất sau:
(1) Khí Cl2 và khí O2.
(2) Khí H2S và khí SO2.
(3) Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.
(4) CuS và dung dịch HCl.
(5) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường là:
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường là: (2); (3); (5)