Cho phương trình phản ứng:
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Sau khi cân bằng với hệ số là các giá trị tối giản, hệ số của chất oxi hoá và chất khử là
S+4 → S+6 + 2e
Mn+7 + 5e → Mn+2
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Chất oxi hóa: KMnO4
Chất khử là SO2
Hệ số của chất oxi hoá và chất khử là 2 và 5
Để nhận biết H2S và các muối sunfua tan, có thể dùng hóa chất là
Dùng dung dịch Pb(NO3)2
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít H2S vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M, muối tạo thành sau phản ứng là
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\\{n_{NaOH}} = {V_{NaOH \times }}{C_M} = 0,2 \times 1,5 = 0,3\,(mol)\end{array}\)
Xét tỉ lệ ta thấy:
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,3}}{{0,15}} = 2\), phản ứng tạo thành hai muối Na2S
Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?
Tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua là chất khí không màu, độc, có mùi trứng thối.
Trong phương trình H2S + O2 → H2O + 2S thì lưu huỳnh thể hiện tính gì?
${H_2}\mathop S\limits^{ - 2} {\text{ }} + {\text{ }}\mathop O\limits^0 $$_2 \to {\text{ }}{H_2}\mathop O\limits^{ - 2} {\text{ }} + {\text{ }}2\mathop S\limits^0 $
Lưu huỳnh trong H2S cho e => thể hiện tính khử
Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào?
Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.
Tính chất hóa học của hiđro sunfua: Tính axit yếu và tính khử mạnh.
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch………..rất yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu
Hệ số của O2 trong phương trình: H2S + O2 → H2O + SO2 là bao nhiêu?
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
=> hệ số của O2 là 3
Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:
H2S + CuSO4 → CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4
=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.
Chọn câu sai:
Câu sai là: Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.
Axit sunfuhiđric là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.
Cho 0,1 mol khí H2S tác dụng vừa đủ với Pb(NO3)2, khối lượng kết tủa thu được là
H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
0,1 → 0,1 mol
=> mPbS = 0,1.239 = 23,9 gam
Cho 0,3 mol H2S đi qua dung dịch chứa 18 gam NaOH thu được muối gì?
nH2S = 0,3 mol; nNaOH = 0,45 mol
Ta có: $1 < \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,45}}{{0,3}} = 1,5 < 2$ => sau phản ứng thu được 2 muối Na2S và NaHS
Lưu huỳnh tác dụng với khí A tạo thành khí mới có mùi trứng thối. Hỏi khí A là khí gì, PTHH xảy ra là:
Khí có mùi trứng thối là H2S => khí A là H2
PTHH: S + H2 → H2S
Có các lọ đựng hóa chất riêng rẽ: Na2S, NaCl, AgNO3, Na2CO3. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó ?
- dùng dung dịch HCl
Cho sơ đồ sau: muối X + HCl → muối Y + H2S. Dãy các chất nào sau đây có thể là X ?
Dựa vào tính tan của muối sunfua => các chất có thể tan trong dung dịch HCl là: NaHS, ZnS, FeS, MgS.
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2 ?
Thuốc thử để phân biệt H2S với CO2 là dung dịch Pb(NO3)2. H2S tạo kết tủa đen còn CO2 không hiện tượng.
Cho các phản ứng: (1) Na2S + HCl ; (2) F2 + H2O; (3) MnO2 + HCl đặc; (4) Cl2 + dung dịch H2S. Các phản ứng tạo ra đơn chất là
(1) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(2) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
(3) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(4) Cl2 + H2S → 2HCl + S
=> các phản ứng tạo ra đơn chất là: (2), (3), (4)
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
Trường hợp không xảy ra phản ứng là: FeCl2 + H2S vì nếu phản ứng sinh ra FeS sẽ bị hòa tan bởi HCl
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,25M thu được dung dịch X có chứa 12,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
nNaOH = 0,2.1,25 = 0,25 mol
+) Thu được hỗn hợp muối gồm NaHS (x mol) và Na2S (y mol) => mmuối = 56x + 78y = 12,3 (1)
+) Bảo toàn nguyên tố Na: ${n_{NaOH}} = {n_{NaHS}} + 2.{n_{N{a_2}S}} = > x + 2y = 0,25\,\,\,(2)$
Từ (1) và (2) => x = 0,15 mol; y = 0,05 mol
+) Bảo toàn nguyên tố S: ${n_{{H_2}S}} = {n_{NaHS}} + {n_{N{a_2}S}}$= 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
=> V = 4,48 lít