Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và FeCl2 0,6M là
Sục khí H2S vào dung dịch => chỉ có kết tủa CuS vì H2S không phản ứng với FeCl2
H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl
0,05 → 0,05
=> mkết tủa = 0,05.96 = 4,8 gam
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại phần chất rắn không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
nFe = nS = 0,1 mol
Xét toàn bộ quá trình phản ứng: Fe → Fe+2 ; S → S+4 ; O2 → 2O+2
Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình: $4.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{Fe}} + 4.{n_S}$
=> nO2 = 0,15 mol => V = 3,36 lít
Phản ứng hóa học nào sau đây viết đúng:
A sai vì chất tham gia thừa oxi
B sai vì sản phẩm thiếu oxi và hidro
D sai vì sản phẩm sinh ra axit HCl mạnh hơn H2S
Cho sơ đồ của phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4
Hệ số nguyên nhỏ nhất của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?
\(\begin{gathered}
x5\left( {\mathop S\limits^{ - 2} \to \mathop S\limits^{ + 6} + 8e} \right) \hfill \\
x8\left( {\mathop {Mn}\limits^{ + 7} + 5e \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} } \right) \hfill \\
\end{gathered} \)
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 \( \to \) 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4
Cho dung dịch Na2S vào dung dịch chất X, thu được kết tủa đen. Chất X là.
Na2S + FeCl2 → FeS↓(đen) + 2NaCl
Dẫn 11,2 lít khí hỗn hợp gồm H2S và H2 (đo ở đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm CM các chất trong dung dịch sau phản ứng nếu khí duy nhất thoát ra có thể tích là 5,6 lít (ở đktc).
Cho hh H2S và H2 vào dd NaOH chỉ có H2S bị hấp thụ, khí thoát ra là H2
→ VH2S hấp thụ = 11,2 – 5,6 = 5,6 (lít)
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S(dktc)}} = \frac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25(mol)\\{n_{NaOH}} = 0,25.1 = 0,25\,(mol)\end{array}\)
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,25}}{{0,25}} = 1\), phản ứng tạo thành NaHS. Cả H2S và NaOH cùng phản ứng hết.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
(mol) 0,25 → 0,25
Ta có: \({C_{{M_{NaHS}}}} = \frac{{0,25}}{{0,25}} = 1M\)
Cho 336 ml khí H2S (đktc) vào 225 ml dung dịch KOH 0,1M thu được dung dịch A. Tìm CM các chất trong dung dịch A.
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S}} = \frac{{0,336}}{{22,4}} = 0,015(mol)\\{n_{KOH}} = {V_{KOH \times }}{C_M} = 0,225 \times 0,1 = 0,0225(mol)\end{array}\)
\(1 < T = \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,0225}}{{0,015}} = 1,5 < 2\), phản ứng tạo thành hai muối K2S và KHS
Đặt số mol K2S và KHS lần lượt là x và y mol, áp dụng BTNT S và BTNT K ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,015\\2x + y = 0,0225\end{array} \right. \Rightarrow x = y = 0,0075(mol)\)
\({C_{{M_{KHS}}}} = {C_{{M_{{K_2}S}}}} = \frac{{0,0075}}{{0,0225}} = \frac{1}{3}M\)
Dẫn 2,24 lít (đktc) khí hiđrosunfua vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng các chất trong dung dịch sau phản ứng.
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\\{n_{NaOH}} = {V_{NaOH \times }}{C_M} = 0,25 \times 1 = 0,25(mol)\end{array}\)
Xét tỉ lệ ta có
\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,25}}{{0,1}} = 2,5 > 2\), phản ứng tạo thành Na2S và NaOH dư. Mọi tính toán theo H2S
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
(mol) 0,1 → 0,2 → 0,1
Ta có: \({m_{NaOHdu}} = (0,25 - 0,2).40 = 2(g);{m_{N{a_2}S}} = 0,1.78 = 7,8(g)\)
Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:
Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O